Giải thích tại sao bụi bám vào cánh quạt sau một thời gian sử dụng

Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng: Tại sao bụi bám vào cánh quạt sau một thời gian sử dụng? mặc dù chúng không tác động trực tiếp với bụi bẩn. Đây là một chủ đề rất thú vị khi tìm hiểu về các thiết bị quạt, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Tại sao bụi bám vào cánh quạt?

Tìm hiểu các loại quạt hút mùi nhà bếp
Sau một thời gian sử dụng cánh quạt thường bám nhiều bụi bẩn

Trong bất cứ môi trường nào, kể cả trong gia đình bạn, bụi bẩn luôn tồn tại lơ lửng trong không khí. Cánh quạt điện khi quay luôn cọ xát với không khí tạo ra ma sát giữa cánh quạt và không khí, từ đó sinh ra tĩnh điện. Vì thế, khi cánh quạt hoạt động sẽ hút bụi trong không khí mạnh hơn bám lên bề mặt quạt. Cánh quay càng mạnh thì tĩnh điện càng lớn và bụi bám ngày càng nhiều.

Đặc biệt, mép cánh quạt là bộ phận cọ xát trực tiếp nên nhiễm điện nhiều nhất. Bạn để ý phần mép cánh luôn tập trung nhiều bụi bẩn nhất và chúng bám chặt chẽ, dày đặc vào đó.

Tác hại của việc bụi bám vào cánh quạt sau một thời gian sử dụng

Trong suốt mùa hè, chiếc quạt điện là thiết bị hoạt động không ngừng nghỉ bất kỳ giây phút nào, điều này khiến cho cánh quạt tích tụ rất nhiều bụi bẩn khó chịu dẫn đến tác hại đó là:

Gây mất thẩm mỹ

Tất nhiên, một chiếc quạt dày đặc bụi bám ở cánh sẽ không thể làm đẹp cho môi trường sử dụng rồi.

Hoạt động kém hiệu quả

Cánh quạt là bộ phận quan trọng nhất tạo ra gió nhưng nhờ lớp bụi dày đặc khiến cho chúng quay một cách nặng nề và tạo gió yếu hơn rất nhiều. Ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng, người dùng không hài lòng về chất lượng làm mát của chiếc quạt đó.

Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

Bụi bẩn trên cánh quạt khi cánh quay sẽ toả ra lượng gió xen lẫn bụi bẩn đến khắp vị trí sử dụng, rất dễ khiến cho con người hít phải bụi và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Giải pháp khắc phục việc bụi bám vào cánh quạt

Tìm hiểu các loại quạt hút mùi nhà bếp
Vệ sinh cánh thường xuyên để khắc phục tình trạng bám bụi

Không có giải pháp nào hữu hiệu hơn việc vệ sinh, bảo dưỡng quạt theo định kỳ. Bạn muốn khai thác sử dụng quạt lâu dài, bạn cần phải dành cho chúng khoảng thời gian để “thở và thư giãn” bằng việc vệ sinh và bảo dưỡng.

Khi thấy cánh quạt bám kha khá bụi bẩn, bạn nên tháo hết các bộ phận của quạt để lau chùi, vệ sinh sạch sẽ. Không chỉ cánh quạt bám bụi đâu mà trục quạt, lõi động cơ cũng dính kha khá bụi đó. Việc vệ sinh sẽ giúp cho quạt như được tiếp thêm năng lượng để hoạt động mạnh mẽ và an toàn hơn.

Qua bài viết ở trên, chắc chắn rằng bạn đã tìm ra lý do tại sao bụi bám vào cánh quạt sau một thời gian sử dụng. Nếu những chiếc quạt trong gia đình bạn đang gặp tình trạng tương tự, hãy hành động ngay để bảo vệ và sử dụng chúng một cách lâu dài nhé!

Để hiểu rõ hơn về quạt điện mời bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây:

  • Cấu tạo và nguyên lý làm việc của quạt điện
  • Nguyên nhân motor quạt bị nóng và cách xử lý