Trong thời gian gần đây tình trạng lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking diễn ra ở mức đáng báo động. Theo đó, bọn tội phạm dần tinh vi và xảo quyệt hơn để chiếm đoạt tài sản của bạn.
Hình thức lừa chuyển tiền qua Internet Banking dần trở nên phổ biến và rất phức tạp
Nhờ sự phát triển của xã hội mà việc thanh toán không dùng tiền mặt dần phổ biến hơn nên Internet Banking ngày càng có nhiều người dùng hơn. Ngân hàng điện tử này mang đến rất nhiều lợi ích cho cả người dùng và ngân hàng. Tuy nhiên đi kèm đó là hệ lụy chuyền nhầm tài khoản hay bị lừa chuyển tiền qua Internet Banking.
1. Tổng hợp các chiêu thức lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking bạn nên tránh
Dưới đây là một số hình thức mà nhóm lừa đảo thường sử dụng để chiếm đoạt tài sản của bạn thông qua Ngân hàng điện tử.
1.1 Giả mạo làm nhân viên ngân hàng
Nhóm lừa đảo thường mạo danh ngân hàng để yêu cầu bạn cung cấp mã OTP
Đây được xem là chiêu thức mà nhóm tội phạm sử dụng nhiều nhất vì khách hàng thường sẽ luôn tin tưởng và không mấy đề phòng đối với nhân viên ngân hàng.
Kịch bản mà chúng thường sử dụng là tự xưng mình là nhân viên ngân hàng, liên hệ với bạn để thông báo rằng bạn đang có một khoản tiền nào đấy trên hệ thống cần xác nhận. Nếu bạn muốn nhận tiền, hãy cung cấp số chứng minh nhân dân và mã OTP để bên ngân hàng có thể hoàn tất thủ tục.
Ngân hàng Quốc Tế VIB luôn khuyến cáo với khách hàng của mình không được cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai kể cả bên ngân hàng. Tuy nhiên một số khách hàng vẫn bị kẻ gian lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking, dẫn đến mất tiền và tài khoản.
Một hình thức lừa gạt phổ biến nữa là chứng sẽ thông báo là bạn trúng thưởng, để nhận quà bạn phải cung cấp số tài khoản, chứng minh nhân dân, mật khẩu và mã OTP để ngân hàng trao thưởng.
Thực tế, ngân hàng sẽ không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp mã OTP trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu như có ai nhận mình là nhân viên ngân hàng và yêu cầu bạn cung cấp OTP thì chúng chính là bọn lừa đảo.
1.2 Giả mạo làm cơ quan chức năng
Nhóm lừa đảo sẽ giả làm cơ quan chức năng nhằm để đánh vào tâm lý của những bạn “yếu bóng vía”. Theo đó nhóm đối tượng sẽ tự xưng là cơ quan công an và báo rằng tài khoản của bạn đang bị tội phạm xâm nhập trái phép. Bạn cần phải cung cấp số tài khoản, mật khẩu và mã OTP để cán bộ có thể điều tra và tìm cách xử lý.
Thực tế khi kẻ gian muốn lấy OTP của bạn là do chúng đã trộm được thông tin đăng nhập vào Internet Banking của bạn và đang thực hiện lệnh chuyển tiền. Chúng chỉ chờ bạn cung cấp mã OTP để hoàn thành lệnh chuyển tất cả tiền từ tài khoản của bạn sang tài khoản của chúng. Hay sau đó chúng sẽ đổi mật khẩu Internet Banking của bạn để chiếm đoạt tài khoản và tiền của bạn.
1.3 Giả mạo làm bạn bè, người thân
Bọn xấu sẽ liên hệ với bạn bè của tài khoản Hack được để chiếm đoạt tài sản
Chiêu trò của bọn lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking sẽ tạo Facebook giả mạo hoặc Hack tài khoản Facebook của bạn bè, người thân của bạn. Sau đó bọn chúng sẽ liên hệ và nhờ bạn nhận hộ tiền được gửi từ nước ngoài.
Tuy là hình thức lừa đảo khá xưa cũ nhưng vẫn được bọn tội phạm sử dụng thường xuyên. Nhóm đối tượng này chỉ cần nhắn tin với nội dung như “Bạn ơi, mình đang có một khoản tiền từ nước ngoài vừa chuyển về, bạn vào đường link sau để đăng nhập vào tài khoản Internet banking và nhập OTP vào để nhận tiền giúp mình nhé”.
Nếu như bạn không đề phòng mà làm theo thì sau khi click vào link độc hại này, bạn sẽ mất hết dữ liệu cá nhân cũng như các khoản tiền hiện có trong tài khoản.
2. Bị lừa lấy tiền qua Internet Banking có lấy lại được không?
Bạn hãy tố giác tội phạm đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để lấy lại tiền
Nếu chẳng may bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking, bạn hãy tố giác tội phạm lừa đảo đến cơ quan chức năng để có thể lấy lại tiền.
Theo đó, bạn cần đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để kiến nghị khởi tố vụ án hình sự. Tiếp theo họ sẽ điều tra, truy tố, xét xử, dùng những biện pháp tư pháp để buộc bội tội phạm trả tiền lại cho người bị hại.
Để lấy lại số tiền đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Vì chỉ có pháp luật mới có những chế tài xử phạt, truy cứu trách nhiệm hình sự và dùng các biện pháp tư pháp để buộc bọn tội phạm hoàn trả lại tài sản cho bạn.
Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, buộc phải hoàn trả lại tài sản cho người bị hại mà bọn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có trách nhiệm, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Vì vậy nếu như bạn có thiệt hại do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản do chúng gây ra thì hãy trình báo để được bồi thường.
3. Cách lấy lại tiền bị lừa đảo chuyển tiền qua internet banking
Để lấy lại tiền khi bị lừa đảo bạn cần thực hiện theo đúng quy định pháp luật
Để lấy lại tiền khi bị lừa đảo, bạn hãy thực hiện theo 6 bước bên dưới:
– Bước 1: Bạn hãy tố giác tội phạm đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.
– Bước 2: Khi tố giác tội phạm để lấy lại tiền bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking thì bạn phải cung cấp đủ các bằng chứng, chứng cứ, tài liệu, tang vật, vật chứng liên quan,… đến cơ quan chức năng.
– Bước 3: Sau khi tiếp nhận đơn tố giác của bạn, cơ quan chức năng sẽ đánh giá và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự.
– Bước 4: Cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra vụ án lừa đảo.
– Bước 5: Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xét xử và truy tố.
– Bước 6: Sau khi xét xử sơ thẩm, Tòa án sẽ ra một bản án hoặc quyết định cụ thể để buộc tội phạm lừa đảo trả lại tiền cho bị hại.
4. 5 lưu ý sử dụng Internet Banking an toàn bạn không thể bỏ qua
Không chia sẻ mã OTP cho bất cứ người nào nhằm tránh để lộ thông tin
Để tránh bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking, bạn hãy lưu ý 5 điều sau đây:
Tuyệt đối không Click vào những tin nhắn đáng ngờ đặc biệt là những tin nhắn không từ ngân hàng. Vì nếu bạn truy cập vào những đường link lạ, bọn xấu sẽ lấy tất cả thông tin sau đó sẽ chiếm đoạt tài khoản và tiền của bạn.
Không chia sẻ OTP cho bất kỳ ai kể cả ngân hàng vì không có bất kỳ ngân hàng nào yêu cầu bạn cung cấp mã này. Vì vậy nếu ai yêu cầu cung cấp OTP, bạn hãy báo cho công an điều tra và đổi lại mật khẩu Internet Banking ngay.
Đặt mật khẩu một cách thông minh, đổi mật khẩu thường xuyên 3 tháng một lần để đảm bảo an toàn. Một mật khẩu mạnh sẽ có tối thiểu từ 8 – 12 ký tự trở lên, bao gồm ký tự đặc biệt và chữ viết hoa.
Hạn chế truy cập vào Internet Banking khi bạn đang dùng Wifi công cộng. Những Wifi này không yêu cầu mật khẩu để người dùng có thể truy cập nhanh chóng hơn. Vì vậy chúng thường không được bảo vệ, nhiều tin tặc dễ dàng lấy cắp thông tin của người sử dụng.
Nếu như bạn làm mất điện thoại hay Smartphone có cài đặt Internet Banking thì bạn nên thay đổi mật khẩu tài khoản ngay. Ngoài ra nếu như bạn mất số điện thoại dùng để nhận mã OTP xác thực giao dịch thì hãy khóa số điện thoại này ngay.
Qua những thông tin mà VIB chia sẻ bên trên, bạn hãy cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking ngày càng tinh vi của kẻ xấu. Bạn hãy lưu ý, tuyệt đối không cho ai mã OTP cho dù đó là ngân hàng hay các cơ quan chức năng để bảo vệ tài sản của mình nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!