Không phải buổi phỏng vấn nào bạn cũng nên đi. Đôi khi, từ chối phỏng vấn lại là sự lựa chọn khôn ngoan nhất. Nhưng khi nào thì bạn nên từ chối và từ chối sao để giữ mối quan hệ với nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời.
Một ứng viên từng hỏi tôi, cô ấy có nên từ chối một buổi phỏng vấn không. Đây là một câu hỏi khá thú vị bởi không phải buổi phỏng vấn nào bạn cũng nên đi. Trong trường hợp của ứng viên kia, cô ấy đã đồng ý phỏng vấn và tôi nghĩ đó là quyết định đúng đắn.
Thông thường, tôi sẽ khuyên ứng viên nên đi phỏng vấn để tìm hiểu về công ty. Dù bạn chẳng thấy hứng thú với công ty nhưng ít nhất bạn cũng có thêm kinh nghiệm phỏng vấn cho lần sau. Một trong những mục tiêu của bạn là xem mình có thực sự phù hợp với công ty đó không và khi không đi phỏng vấn, bạn sẽ đánh mất cơ hội để hiểu thêm về nơi bạn sẽ làm việc.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, không tham gia phỏng vấn lại là sự lựa chọn tốt hơn cả. Dưới đây là lí do tại sao và làm cách nào để bạn từ chối phỏng vấn một cách khôn khéo.
6 lí do để từ chối phỏng vấn
Bạn nên từ chối phỏng vấn nếu rơi vào một trong sáu trường hợp sau đây:
- Bạn vừa nhận lời mời làm việc và đã bắt đầu công việc mới (Chúc mừng bạn!).
- Bạn vừa có việc làm và tham gia phỏng vấn đợt này khá mạo hiểm. Bạn không thể làm được.
- Đây là vòng phỏng vấn thứ hai (hoặc thứ 3). Bạn đã tham gia phỏng vấn vòng 1 và thấy rằng công việc này (hoặc công ty này) không phù hợp với bạn.
- Bạn vừa phỏng vấn với nhà tuyển dụng này cho một vị trí khác và bạn không thích công ty này – công việc , môi trường, con người và nhiều thứ khác đều không phù hợp với bạn.
- Bạn biết một (vài) người làm việc ở đây và cả những người ghét làm việc ở đây vì lí do khách quan.
- Bạn đã từng làm việc ở đây, từng ghét công ty này và không muốn đi vào vết xe đổ của chính mình.
Vẫn còn rất nhiều lí do để từ chối cơ hội việc làm như đồng nghiệp, quản lý, địa điểm, giao thông, lương bổng, v.v đều không tốt. Nhưng bạn sẽ không biết mình có nên đi làm hay không cho đến khi bạn đi phỏng vấn.
Tin vào bản năng của bạn
Hãy nghe theo con tim bạn mách bảo nếu như bạn thấy công việc nào cũng hay, công ty nào cũng tốt. Nhưng nhớ cân nhắc kỹ nhé.
Nếu có điều gì đó khiến bạn thấy không ổn ví dụ như mối quan hệ giữa quản lý – nhân viên không tốt hay đơn giản chỉ là bạn cảm thấy có gì đó sai sai, hãy lắng nghe chính mình và để con tim bạn dẫn lối.
Tuy nhiên, trong trường hợp công việc nào bạn cũng thấy không phù hợp, bạn sẽ không tránh khỏi áp lực phỏng vấn hay thất vọng khi không có việc làm. Trong tình huống này, tốt nhất đừng nghe theo bản năng.
Đừng từ chối phỏng vấn chỉ vì một đánh giá không tốt về nhà tuyển dụng
Trước khi nộp đơn ứng tuyển, bạn tìm hiểu về nhà tuyển dụng rồi, nhưng khi nhận được lời mời phỏng vấn, bạn còn phải tìm hiểu kĩ hơn nữa. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về nhà tuyển dụng trên trang Glassdoor.com, Indeed.com hay bất kì trang web nào có đánh giá về nhà tuyển dụng
Khi thấy những lời nhận xét không tốt, bạn hãy suy nghĩ theo nhiều chiều. Hãy tự hỏi một vài câu hỏi liên quan tới vấn đề được phản ánh (nếu có thể) để xem nó có hợp tình hợp lý không.
Về cá nhân tôi, tôi sẽ không từ chối phỏng vấn chỉ vì một vài lời nhận xét không hay về nhà tuyển dụng, đặc biệt nếu những lời nhận xét đó từ nhiều năm trước hoặc ở nơi làm việc khác.
2 bước từ chối phỏng vấn khôn ngoan
Bạn phải thật khéo khi từ chối phỏng vấn nếu bạn không muốn mất đi một mối quan hệ. Hãy nghĩ tới một lá thư cảm ơn (thực ra là một lá thư cảm-ơn-như-không-cảm-ơn).
Bước 1: Gửi mail
Trả lời nhanh và thận trọng qua mail và đưa ra lí do từ chối phỏng vấn.
- Giữ mối quan hệ tốt đẹp. Đừng phá hủy mối quan hệ với nhà tuyển dụng và đừng nói dối. (Những) nhà tuyển dụng này có thể là người bạn cần trong tương lai và chắc hẳn bạn không muốn để tuột mất cơ hội quý giá chỉ vì ấn tượng không tốt trong quá khứ.
- Cẩn trọng. Đừng cung cấp BẤT KÌ chi tiết nào về lí do bạn từ chối phỏng vấn. Bởi những lí do này có thể thiêu rụi mối quan hệ giữa bạn và nhà tuyển dụng hoặc có thể dẫn bạn tới cuộc trao đổi khác về lí do tại sao bạn lại cảm thấy như vậy và buộc bạn phải nói ra những điều bạn không muốn nói. Hãy viết mail ngắn gọn và súc tích.
- Giới thiệu ứng viên khác. Nếu công ty đó tốt, thử xem trong danh sách bạn bè có ai hứng thú với vị trí ứng tuyển không. Bạn vừa giúp bạn bè vừa để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Lưu ý: chỉ giới thiệu khi được sự cho phép của bạn/người quen và xin thông tin liên lạc NGOÀI-CÔNG-VIỆC của họ.
- Giữ lại tin nhắn/mail liên hệ để dùng sau này (nếu cần) như liên hệ với công ty hoặc nhân viên ở đây.
- Gửi thông tin cho nhân sự hoặc nhà tuyển dụng. Nếu bạn liên lạc với trưởng phòng hay nhân viên phòng nhân sự, hay gửi thông tin đến cho họ.
Ngoài thông tin trên, bạn không cần thêm bất kì thông tin nào nữa. Hãy nhớ gửi mail ngắn gọn và súc tích như dưới đây:
Chủ đề: Thư mời phỏng vấn cho [Vị trí] [Mã số công việc (nếu có)]
“Kính gửi [Tên người nhận]
Em rất vui khi nhận được lời mời phỏng vấn cho [Vị trí] và tìm hiểu thêm về công ty của anh/chị. Tuy nhiên, em rất tiếc khi không tham gia phỏng vấn được bởi vì [lí do hoặc chẳng cần đưa ra lí do nào]
Bạn học của em [tên] rất phù hợp cho vị trí này. Anh/chị có thể liên lạc với bạn/anh/chị ấy theo [địa chỉ mail cá nhân và số điện thoại (nếu có thể)]
Hi vọng em sẽ được làm việc với anh/chị trong tương lai và nhận được thư hồi đáp của anh/chị sau khi nhận được mail này.
Thân ái”
Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể in ra và gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Gọi điện thoại
Bạn nên gọi điện cho nhà tuyển dụng để chắc chắn họ đã nhận được mail. Bạn có thể nhắc lại thông tin trong mail khi gọi cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi mail thoại nếu cần.
Khi nhắc tới lí do từ chối phỏng vấn, bạn chỉ cần nói rằng đây chưa phải thời điểm phù hợp và nói về kế hoạch tìm kiếm công việc hiện tại.
Nếu bạn giới thiệu ứng viên khác, hãy cung cấp thông tin liên lạc cho nhà tuyển dụng.
Đừng “bỏ mặc” nhà tuyển dụng
Ban đầu, bạn có thể không muốn gửi mail từ chối bởi nhiều nhà tuyển dụng cũng bỏ mặc ứng viên như thế. Nếu đã từng gửi đơn ứng tuyển và chẳng nhận được hồi âm, bạn sẽ cảm thấy không trả lời mail mời phỏng vấn cũng… công bằng mà. Bạn đừng làm như vậy. Trở nên chuyên nghiệp sẽ khiến bạn khác biệt với mọi người và trong mắt nhà tuyển dụng sau này.
Theo interview.vn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!