Mấy năm trở lại đây số công chức ngành Thống kê tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước và lý luận chính trị ngày càng tăng. Sau mỗi môn học của các lớp này thường phải hoàn thành một bài thi viết. Do phải vừa học, lại vừa phải công tác, nên kỹ năng viết bài thi thường chưa thuần thục và “lúng túng”… Để hoàn thiện kỹ năng này cho các bạn đồng nghiệp đang và sẽ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước và lý luận chính trị, tôi xin giới thiệu kỹ năng viết các bài thi môn quản lý nhà nước và lý luận chính trị của mình để các bạn tham khảo.
Luyện thi có hiệu quả: Luyện thi (ôn thi) là một khâu không thể thiếu được trong quá trình học tập, đây là quá trình “nạp năng lượng – kiến thức”. Khi nạp đủ “năng lượng” sẽ rất tự tin và tạo thế chủ động trong khi thi hoặc viết bài thi. Để có nhiều “năng lượng kiến thức” cần thực hiện:
– Phải xác định hoàn thành nhiệm vụ học tập là nhu cầu tiến bộ cao và mong muốn được thể hiện bản thân mình để có thái độ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo…
– Bám sát vào nội dung được giới hạn trong môn học để chuẩn bị tài liệu (sách, bài viết có liên quan,…) đầy đủ. Tham khảo thêm tài liệu trên mạng… Phân tổ tài liệu theo nội dung chủ yếu của môn học.
– Nghiên cứu tài liệu (đọc, hiểu, hình thành tư duy logic và xác định kiến thức được “nạp” và hệ thống lại kiến thức liên quan đến môn thi…).
Hoàn thiện kỹ năng viết bài thi: Thi là quá trình “Phát năng lượng – kiến thức” của mình. Do thời gian thi có hạn nên cần phải:
– Đọc thật kỹ đề bài, tìm ý? (xác định vấn đề theo yêu cầu của đề bài cần phân tích hoặc trình bầy…)
– Lập dàn ý: Nắm đúng trọng tâm để triển khai hợp lý, bao quát được những nội dung chủ yếu, tránh tình trạng xa đà, lặp ý; chủ động được thời gian làm bài; đảm bảo tính cân đối giữa các phần.
(i) Mở bài
Nêu vấn đề (Bám vào đề bài để nêu ngắn gọn, xúc tích vấn đề đầu bài yêu cầu cần phân tích hoặc trình bầy); Định hướng triển khai vấn đề…
(ii) Thân bài
– Trình bầy khái niệm liên quan đến vấn đề của đề bài yêu cầu cần phân tích hoặc trình bầy.
– Tiến hành phân tích hoặc trình bầy (chứng minh) từng vấn đề của đề bài yêu cầu đã xác định.
– Liên hệ thực tiễn:
+ Giới thiệu sơ lược về cơ quan, địa phương mình đang công tác;
+ Bám sát vào những nội dung của từng vấn đề (phần lý thuyết) để liên hệ với hoạt động của cơ quan, địa phương đang công tác để rút ra ưu điểm và nhược điểm.
+ Xác định nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Nguyên nhân khách quan thường là bất cập văn bản liên quan, thiếu sót tổ chức bộ máy hoặc quản lý nhà nước cấp trên… Còn nguyên nhân chủ quan thường là chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, tinh thần trách nhiệm, sa sút đạo đức, hiểu biết pháp luật, mất đoàn kết… Sau đó, đưa ra giải pháp (biện pháp) khắc phục.
(iii) Kết luận
– Đánh giá chung về các vấn đề của đề bài yêu cầu.
– Ý nghĩa và hiệu quả của các vấn đề này được thể hiện trong hoạt động thực tiễn;
– Đề xuất các biện pháp thực hiện ….trong thời gian tới.
Ví dụ: Luyện bài viết Đề thi năm 2010 của Bộ Nội Vụ – Thi chuyển ngạch chuyên viên lên chuyên viên chính.
Đề bài (50 điểm): Anh (Chị) hãy phân tích nguyên tắc: bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước trong quản lý công chức quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật cán bộ, công chức năm 2008?
Liên hệ việc thực hiện nguyên tắc này ở cơ quan, tổ chức, đơn vị Anh/Chị đang công tác?
Bài làm
Xác định yêu cầu của Đề bài (tìm ý):
– Nguyên tắc quản lý công chức (QLCC);
– Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng về QLCC;
– Bảo đảm quản lý Nhà nước về QLCC;
– Liên hệ thực tiễn.
Xây dựng dàn ý như sau:
1. Mở bài
Khẳng định tính tất yếu vai trò Lãnh đạo của Đảng và sự quản lý Nhà nước trong quản lý xã hội, trong đó có quản lý công chức (QLCC). Vì thế, trong Luật cán bộ, công chức năm 2008 qui định bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, QLNN là 1 trong 5 nguyên tắc quản lý công chức.
2. Thân bài
2.1 Nêu khái niệm nguyên tắc QLCC: Nguyên tắc quản lý công chức là tập hợp các qui định có tính chuẩn mực, ổn định để thực hiện thống nhất nội dung, phương pháp và hình thức quản lý công chức.
2.2 Phân tích nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý công chức
– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng thể chế về quản lý công chức;
– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và thực hiện chế độ, quyền lợi, trách nhiệm công chức;
– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tuyển dụng và bố trí công chức;
– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng tiêu chuẩn đánh giá công chức;
– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong đào tạo, bồi dưỡng công chức;
– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển công chức;
– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong thanh tra công vụ.
2.3 Phân tích nguyên tắc đảm bảo sự quản lý nhà nước đối với quản lý công chức
– Đảm bảo quản lý nhà nước bằng xây dựng và thực hiện thể chế về quản lý công chức;
– Đảm bảo quản lý nhà nước bằng kế hoạch, quy hoạch đội ngũ công chức;
– Đảm bảo quản lý nhà nước bằng quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng;
– Đảm bảo quản lý nhà nước bằng qui định ngạch, chức danh, mã số công chức, chế độ tiền lương;
– Đảm bảo quản lý nhà nước bằng quy định mô tả công việc, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế;
– Đảm bảo quản lý nhà nước bằng tuyển dụng, sử dụng, chuyển ngạch, nâng bậc công chức.
– Đảm bảo quản lý nhà nước bằng quản lý hồ sơ công chức, điều động, biệt phái, bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỉ luật công chức;
– Đảm bảo quản lý nhà nước bằng thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ.
2.4 Khẳng định mối quan hệ biện chứng 2 nội dung của nguyên tắc này(cụ thể của cơ chế: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ….)
2.5 Liên hệ thực tiễn nguyên tắc trên
– Sơ lược cơ quan hoặc địa phương mình đã và đang công tác;
– Đưa ra ưu điểm thực hiện nguyên tắc này tại cơ quan hoặc địa phương (bám vào 2.2 và 2.3 để đánh giá);
– Đưa ra nhược điểm thực hiện nguyên tắc này tại cơ quan hoặc địa phương (bám vào 2.2 và 2.3 để đánh giá).
– Những nguyên nhân của nhược điểm, hạn chế của cơ quan, đơn vị mình đang công tác.
+ Nguyên nhân khách quan: Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể, mang tính khả thi; chưa có mô hình thi tuyển công chức, ngạch, bổ nhiệm…thống nhất; Ảnh hưởng xấu của có chế thị trường; Chất lượng lao động còn nhiều hạn chế
+ Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức chưa đầy đủ nguyên tắc; chưa làm hết nguyên tắc này: thanh tra công vụ, luân chuyển cán bộ…
– Đề xuất các giải pháp (biện pháp) trong thời gian tới.
3. Kết luận
– Khẳng định đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước về QLCC là nguyên tắc bắt buộc trong các hoạt động quản lý công chức của cơ quan Nhà nước.
– Thực hiện đúng nguyên tắc này chắc chắn sẽ Quản lý tốt công chức, kết quả là công chức sẽ trong sạch và chất lượng được nâng lên, góp phần quyết định thành công quá trình cải cách hành chính ở nước ta…..(nâng cao chất lượng công chức là 1 trong 6 nội dung của cải cách hành chính).
– Để đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này trong thời gian tới đề nghị, cần làm tốt các nội dụng sau: Cải tiến thi tuyển công chức; thi nâng ngạch; thi tuyển cạnh tranh công chức lãnh đạo từ cấp phòng trở lên….
TS. Vũ Thanh Liêm (Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính -TCTK)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!