Cách khắc phục dầu bôi trơn nóng lên

Hệ thống máy móc sau quá trình làm việc lâu ngày sẽ xảy ra tình trạng: hỏng hóc, trục trặc hay nguyên nhân dầu thủy lực bị nóng lên cũng là một trong sự cố của hệ thống gây ra. Những nguyên nhân này làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, cũng như tốn kém chi phí và tiền bạc của chủ đầu tư. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này dưới đây để đưa ra cách khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân dầu thủy lực bị nóng

Nguyên nhân dầu thủy lực bị nóng

Dầu thủy lực là gì?

Để tìm hiểu được nguyên nhân dầu máy bị nóng thì trước hết chúng ta phải hiểu được khái niệm dầu thủy lực là gì.

Dầu thủy lực là một loại dầu chuyên được sử dụng cho những hệ thống thủy lực. Loại dầu này được pha từ dầu gốc với phụ gia để cung cấp khả năng bôi trơn, chống gỉ và chống mài mòn, cũng như bảo vệ hệ thống một cách cực kỳ hiệu quả.

Việc máy móc bị mài mòn này hầu hết là do việc thay dầu nhớt quá lâu khiến dầu bị thoái hóa và không có khả năng bảo vệ hệ thống gây hiện tượng bất thường và giảm công suất máy móc và động cơ.

Thay dầu định kỳ và thường xuyên kiểm tra máy móc, thiết bị

Thay dầu định kỳ và thường xuyên kiểm tra máy móc, thiết bị

Do đó, để máy móc luôn duy trì ổn định và có khả năng được bảo vệ thì dầu nhớt cần phải được kiểm tra thường xuyên và thay định kỳ.

Dầu thủy lực có tác dụng gì đối với máy móc?

Dầu thủy lực (được gọi là nhớt 10) thường có công dụng giúp truyền tải năng lượng cho máy móc, có tác dụng bôi trơn và truyền tải, giảm ma sát cho các bộ phận làm cho máy móc chuyển động trơn tru. Giúp cho hệ thống luôn duy trì được độ sạch, tránh được cặn bùn.

Nguyên nhân làm cho dầu thủy lực bị nóng

Hầu hết, dầu thủy lực thường được chứa trong các ô dầu hoặc thùng chứa. Vì vậy, các chi tiết máy chứa dầu nóng lên cũng là nguyên nhân làm cho dầu bị truyền dẫn nhiệt khiến dầu bị nóng lên.

Hệ thống làm mát thủy lực bị hỏng

Đối với các loại máy chạy dầu thủy lực và các loại máy móc công nghiệp như: máy ép, máy nén khí, máy sấy khí, máy rửa xe… Để cân bằng nhiệt lượng trong quá trình sản xuất bao giờ cũng sẽ thường có hệ thống làm mát. Vì vậy mà khi hệ thống làm mát sẽ không thể tản nhiệt cho toàn bộ hệ thống mà dầu đi qua khiến dầu thủy lực bị nóng.

Cấu tạo hệ thống làm mát

Cấu tạo hệ thống làm mát

Trong quá trình hoạt động, dầu cũng tự sinh nhiệt, các chi tiết máy cọ vào nhau tạo ma sát cũng là nguyên nhân sinh nhiệt. Ở hầu hết cá loại máy ép cũng thường xuyên bị nhiệt độ nung đốt tạo ra nhiệt. Đối với các trường hợp hệ thống làm mát bị hư hỏng như: dầu tưới nguội cho máy phay, két nước tản nhiệt… thì thông thường cả dầu và các chi tiết máy chứa dầu cũng sẽ bị nóng lên.

Vì vậy, khi dầu thủy lực bị nóng lên, việc đầu tiên của bạn là cần phải kiểm tra các hệ thống làm mát của máy.

Hỏng bơm thủy lực

Một nguyên nhân nữa khiến khiến dầu thủy lực bị nóng là do bơm thủy lực.

Bơm thủy lực có chức năng cung cấp dầu thủy lực. Khi bơm gặp trục trặn hoặc chạy liên tục mà không được thay thế khiến lượng dầu hoạt động mà không được làm nguội và không có độ ma sát liên lục làm nhiệt độ tăng khiến dầu thủy lực bị nóng.

Bơm thủy lực hỏng khiến dầu thủy lực bị nóng lên

Bơm thủy lực hỏng khiến dầu thủy lực bị nóng lên

Hoặc bơm thủy lực chạy liên tục, khiến cho toàn bộ lượng dầu cung cấp cho máy sẽ phải luân hồi trong vòng khép kín và không có thời gian dừng lại để làm nguội. Vì vậy mà cũng sẽ khiến nhiệt độ của dầu ngày càng tăng cao. Hầu hết trường hợp bơm thủy lực bị hỏng đều là do sự ma sát tăng nhiệt độ

Van xả dầu bị bít tắc, hư hỏng

Cũng giống như tình trạng bơm thủy lực bị hỏng. Trong trường hợp van xả dầu bị hỏng hoặc bít tắc, dầu mát bên ngoài sẽ không vào bên trong để thay thế lượng dầu nóng do hoạt động liên tục. Vì vậy, nhiệt độ của dầu sẽ bị tăng lên.

Dầu thủy lực kém chất lượng

Thông thường, việc sử dụng dầu thủy lực kém chất lượng dẫn đến khả năng bôi trơn kém đi. Sẽ khiến cho bề mặt kim loại bị nóng lên và truyền nhiệt ngược lại khiến dầu thủy lực tăng lên rõ rệt.

Đặc biệt, các tinh thể dầu không đồng đều về kích thước và cấu trúc nên dầu thủy lực thường dễ bị nóng hơn các dầu tiêu chuẩn khác. Trong quá trình hoạt động sẽ gây mài mòn và sinh nhiệt nhiều hơn. Ngoài ra, dầu kém chất lượng không chỉ làm cho dầu bị nóng lên mà còn làm hư hại nghiêm trọng đến các linh kiện của máy móc.

Nguyên nhân khiến dầu bôi trơn bị nóng lên

Cũng giống như tình trạng dầu thủy lực nóng lên, khi các động cơ ma sát với nhau, dầu bôi trơn có tác dụng bôi trơn về mặt ma sát và làm mát chi tiết. Trong quá trình hoạt động bôi trơn piston, các chi tiết buồng đốt thu nhiệt và tỏa ra. Vì vậy, công suất động cơ càng lớn thì hoạt động phải liên tục khiến nhiệt độ thay đổi dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt làm cho dầu bôi trơn bị nóng lên.

Nguyên nhân nóng lên của dầu bôi trơn gồm 3 nguyên nhân chính:

+ Hệ thống làm mát thủy lực bị hỏng

+ Bơm thủy lực bị hỏng hóc.

+ Thiếu dầu trong quá trình hoạt động.

Tình trạng thiếu dầu dẫn đến dầu bôi trơn bị nóng lên

Tình trạng thiếu dầu dẫn đến dầu bôi trơn bị nóng lên

Cách khắc phục tình trạng dầu thủy lực và dầu bôi trơn bị nóng lên

Từ những nguyên nhân đã được nêu, để khắc phục được tình trạng dầu thủy lực bị nóng lên, người sử dụng cần phải:

– Thường xuyên kiểm tra và thay thế các linh kiện, phụ kiện bên trong và bên ngoài máy thủy lực gồm: ống thủy lực, van xả dầu, bơm…

– Sử dụng các loại dầu chính hãng, tuyệt đối không sử dụng các loại dầu kém chất lượng hoặc đã qua sử dụng.

– Để tránh dầu bị hao hụt dầu cần phải được kiểm tra và thay đúng hạn mức.

– Sử dụng dầu chứa phụ gia phù hợp với mục đích cần hỗ trợ cho máy.

Đối với tình trạng dầu bôi trơn bị nóng lên. Trong quá trình hoạt động cần tăng nhiệt độ một cách từ từ để nước có thể giải phóng và đưa ra hết khỏi dầu và chỉ đốt dầu đến 70*C và tăng 10 độ sau 2 tiếng.

Từ những thông tin trên có thể thấy nguyên nhân dầu thủy lực bị nóng có thể xảy ra từ rất nhiều vấn đề khác nhau, làm ảnh hưởng đến hệ thống của máy móc. Hy vọng với những thông tin trên các bạn có thể thấy được vai trò của dầu thủy lực đối với hệ thống đóng vai trò rất quan trọng. Cũng như những cách khắc phục dầu thủy lực bị nóng để đảm bảo từng khâu đều trong trạng thái tốt nhất trong suốt quá trình sử dụng.