TẤT TẦN TẬT VỀ NGŨ KIM? DỤNG CỤ NGŨ KIM? ỨNG DỤNG CỦA NGŨ KIM TRONG ĐỜI SỐNG?

Bạn có bao giờ nghe ai đó nhắc đến “Ngũ kim” hay chưa? Bạn thắc mắc tự hỏi ” Ngũ kim” đó là gì? Bạn muốn tìm hiểu về nó nhưng có quá ít thông tin để giải đáp hết thắc mắc ấy? Hôm nay Siêu Chợ Cơ khí chúng tớ sẽ giải đáp các thắc mắc về “ngũ kim” cho bạn, nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Vậy “Ngũ kim” ở đây là gì?

Theo như Siêu Chợ Cơ Khí tìm hiểu thì Ngũ kim có nguồn gốc xuất phát từ “Ngũ sắc chi kim” thuộc 5 vật liệu kim loại tương ứng với 5 màu sắc cơ bản. Tương tự như các màu có trong ngũ hành: Màu vàng, Màu trắng, Màu đỏ, Màu xanh và màu đen tương đương với Đồng, Sắt, Nhôm, Inox, Titanium.

Hiện nay, kim loại được ứng dụng rộng rãi, các sản phẩm của nó cũng đã có mặt khắp mọi nơi và tất nhiên chúng ta không cần quan tâm nghĩa chính xác của “Ngũ kim”. Chính vì vậy, chúng ta thường hiểu nôm na ngũ kim là các thứ kim loại chế tạo thành đồ dùng.

Có thể nói, dụng cụ ngũ kim dù ít hay nhiều vẫn luôn có mặt trong các xưởng sản xuất hay trong gia đình mỗi người, là sản phẩm hỗ trợ không thể thiếu, đặc biệt đối với người làm trong ngành nghề cơ khí.

Ngũ Kim thường là những vật có kích thước nhỏ không quá lớn tùy thuộc dụng cụ, chúng được thiết kế đa dạng chủng loại, kiểu dáng và chúng sẽ hoạt động khi được lắp vào các máy công cụ như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy bào,… để thực hiện các chức năng gia công chuyên dụng trong cơ khí như tiện, phay, khoan, doa, bào, taro,… giúp tạo và hoàn thiện các chi tiết, đáp ứng cho việc lắp ráp, chế tạo hoặc sửa chữa máy móc, thiết bị.

Nhóm dụng cụ ngũ kim bao gồm:

  • Đồ ngũ kim: Khóa cửa, chốt cài, tay nắm cửa sổ và cửa ra vào,…
  • Dụng cụ cầm tay:

+ Dụng cụ cầm tay cơ bản: Kìm, Búa, cưa, tua vít,…

+ Dụng cụ cầm tay chuyên dụng: cảo, taro, dụng cụ cách điện 1000v,…

  • Dụng cụ có liên quan khác: thiết bị xây dựng, khớp nối, ống dẫn,…

Một số dụng cụ “ngũ kim” được sử dụng phổ biến hiện nay:

1. Các loại dao phay

Dao phay là dụng cụ cắt gọt kim loại phổ biến dùng để cắt gọt các vật liệu như kim loại, nhựa, gỗ,.. Dao phay có nhiều loại khác nhau như dao phay cầu, dao phay đĩa, dao phay ngón hay dao phay nguyên khối,.. Dao phay thường có từ một đến nhiều lưỡi cắt, có loại dao phay có thể lắp thêm các mảnh dao hay còn gọi là mảnh insert,..

Dao phay có hình trụ bằng thép gió, được dùng để gia công các mặt phẳng được làm từ kim loại, hợp kim, thép gió HSS,.. có loại được phủ một lớp phủ đặt biệt để làm tăng độ bền của mũi.

Hình ảnh tham khảo: Dao phay các loại

Dao phay đĩa hai mặt có độ dày dưới 3/4 inches (19 mm) thường là răng thẳng; với những dao có độ dày >3/4 inch (>19 mm) có góc xoắn khoảng 25°, loại dao này chỉ sử dụng để cắt rãnh do có nhiều răng để thoát phoi nhanh khi cắt răng.

Dao phay trụ có ít răng cắt hơn dao phay đĩa, phoi được thoát nhanh hơn, gốc xoắn thay đổi đến 45°. Góc này trên dao sẽ tạo ra bề mặt đạt độ bóng cao do vì khi cắt có thể giảm rung động, lực tác động sẽ ít hơn so với loại dao cắt có răng thẳng và dao có góc xoắn nhỏ.

Dao phay trụ có góc xoắn lớn là loại có góc xoắn từ 45°-600, thích hợp để phay các chi tiết rộng có mặt phẳng bậc và mặt định hình. Mặc dầu loại dao này luôn luôn được lắp trên trục chính nhưng đôi khi được lắp trên thân với trục dẫn hướng và một then dài.

Dao phay mặt phẳng thường có đường kính >6 inches (>150 mm) và lưỡi cắt được gắn vào dao phay, những lưỡi cắt có thể là thép gió, thép dụng cụ, hoặc các mảnh carbide. Các góc của loại dao phay này hơi vát, hầu hết tác động cắt xãy ra ở đĩnh và trên chu vi dao phay. Để tránh vấp dao, chỉ một phần nhỏ mặt răng gần chu vi tiếp xúc với chi tiết gia công; phần còn lại được mài với khoảng hở thích hợp (8 đến 10°).

Dao phay góc có các răng cắt không song song cũng không vuông góc với trục dao cắt. chúng được dùng để phay các bề mặt góc (mặt nghiêng) chẳng hạn các rãnh, răng nhỏ, mặt vát, răng dao doa, và có thể được phân làm 2 nhóm là Dao phay góc đơn và Dao phay góc kép.

Dao phay cắt đứt thường mỏng để giảm ma sát và sự kẹt dao khi cắt. Các rãnh cắt thường có chiều rộng từ 1/32-3/16 in (0,8-5 mm). Bởi vì mặt cắt ngang của dao mỏng, lượng chạy dao trên mỗi răng thường xấp xỉ=1 /4 hay 1 /8 so với lượng chạy dao của các dao khác, ở một số vật liệu phi kim loại lượng chạy dao có thể được tăng lên. Dao này không được sử dụng để cắt rãnh then trên trục chính. Đai ốc trục chính có thể siết chặt bằng tay vì daơ cắt rất dễ bị bể, với một vài thao tác cho thấy có thể trượt lên hay xuống khi cắt.

Dao phay vai vuông có răng cắt ỏ mặt đầu và trên chu vi, được lắp vào trục chính bằng khớp nối thích hợp. Dao được chia thành 2 loại: loại cán liền phần cam và phần cắt là một khối, và loại cán lắp phần thân và phần cắt được phân chia. Loại cán liền thường nhỏ hơn loại cán lắp có thể là rãnh thẳng hay rãnh xoắn, thân thẳng hay là thân côn, có 2 rãnh hoặc nhiều hơn. Loại 2 rãnh có 2 lưỡi cắt với chiều dài khác nhau, một mép kéo dài quá tâm lưỡi cắt với lưỡi cắt này được dùng để phay các lỗ khoan trước khi cắt rãnh. Khi một rãnh được phay bằng dao phay này, chiều sâu cắt không được vượt quá một nửa đường kính dao phay. Loại 4 rãnh được sử dụng để cắt rãnh, luôn luôn bắt đầu cắt bằng cạnh kim loại.

Dao phay đuôi én tương tự như dao phay góc đơn với thân liền khối. Một vài loại dao đuôi én được chế tạo với răng trong và lắp vào một ống ren đặc biệt. Dao phay đuôi én được sử dụng để gia công các mặt đuôi én. Sau khi được cắt rãnh thô bằng các dao phay thích hợp, thường chỉ cắt một mặt dao. Dao phay đuôi én thường có góc khoảng 45°, 50°, 55° và 60°.

Dao phay rãnh then bán nguyệt tương tự như dao phay đĩa kích thước đường kính nhỏ khoảng 2 inches (50 mm) được chế tạo liền cán và răng thẳng với dao kích thước lớn được lắp trên trục chính, các răng được bố trí so le cả 1 mặt bên và trên chu vi, dùng để phay các rãnh then hình bán nguyệt. Dao phay rãnh then được định dạng theo hệ thống số. Hai chữ số bên phải là đường kính danh định theo 1/8inch, các chữ số trước là chiều rộng dao tính theo 1/32inch.

Dao phay mặt đầu gắn mảnh hợp kim là dụng cụ cắt đặc biệt dùng để cắt mặt đầu có bề mặt yêu cầu, được lắp vào khớp nối đặc biệt hoặc trên trục chính. Dao phay này được sử dụng trong các nguyên công mà đòi hỏi người thợ có kinh nghiệm và khi chi phí chế tạo dao liền cán cao.

2. Mũi Taro

Mũi taro (hay lưỡi taro, dao taro) là dụng cụ cắt gọt được sử dụng để tạo ren bằng phương pháp taro ren. Mũi taro có thể tạo được cả ren ngoài và ren lỗ trong.

Mũi taro bao gồm các loại như sau:

Dựa vào phoi thì mũi taro được chia ra thành mũi taro cắt và mũi taro nén.

  • Mũi taro cắt tạo ren bằng cách cắt phôi vật liệu và tạo phoi như gia công cắt gọt thông thường, phoi sau khi tạo sẽ được đẩy ra ngoài lỗ.
  • Mũi taro nén tạo ren bằng cách dùng lực ép làm biến dạng vật liệu để tạo hình ren mà không tạo phoi.

Dựa vào cách sử dụng của mũi taro thì có mũi taro máy và mũi taro tay.

  • Mũi taro máy được dùng trên các máy gia công như máy phay, máy phay CNC, máy khoan taro, máy taro chuyên dụng.. gồm mũi taro rãnh xoắn và mũi taro rãnh thẳng (chỉ dùng gia công lỗ thông).
  • Mũi taro tay là loại được sử dụng thủ công bằng tay để taro ren. Trước đây mũi taro tay thường là 1 bộ gồm 3 cây là cây thô, cây bán tinh và cây tinh, tuy nhiên nhờ vào công nghệ vật liệu và cải tiến trong thiết kế mà mũi taro hiện tại chỉ cần 1 cây để thực hiện taro ren hoàn chỉnh.

Hình ảnh tham khảo: Mũi taro

3. Mũi cà, mũi mài

Mũi mài, mũi và được gọi chung là mũi mài hợp kim, thường làm bằng vật liệu Tungsten Carbide (hợp kim Vonfram), được sử dụng cho quá trình gia công mài, cà để tạo hình chi tiết sản phẩm. Quá trình gia công mài, cà có thể thực hiện thủ công hoặc trên máy, hiện nay được thực hiện chủ yếu trên các máy mài CNC, đảm bảo độ chính xác cao hơn.

Hình ảnh tham khảo: Mũi mài, cà

4. Dao khoét lỗ

Dao khoét lỗ hay các mũi khoét lỗ được sử dụng để mở rộng lỗ với nhiều kiểu lỗ như lỗ trụ, lỗ bậc, lỗ côn, khoét mặt đầu vuông. Dao khoét lỗ có nhiều lưỡi cắt hơn và độ cứng vững cao hơn mũi khoan nên đạt độ chính xác của lỗ cao hơn.

Hình ảnh tham khảo: Mũi khoét lỗ

5. Mũi Doa

Mũi doa là ứng dụng gia công khoan lỗ lớn ra với bể dày cắt ít để gia công các lỗ ghép chính xác với độ bóng bề mặt cao. Doa là phương pháp gia công tinh các lỗ sau khi khoan, khoét hoặc tiện. Doa có độ cứng vững cao, lưỡi cắt thường phân bố không đối xứng nên giảm được rung động trong quá trình cắt, góc trước lớn nên có thể cắt được lớp phoi mỏng.

Hình ảnh tham khảo: Mũi Doa

6. Dao chuốt

Dao chuốt giúp mở rộng bề mặt hình trụ trong và các mặt định hình trên phôi. Nó cũng được dùng trong một số kỹ thuật chuốt để gia công mặt phẳng, mặt định hình trong hình khối và sản xuất hàng loạt. Các loại dao chuốt phổ biến là dao chuốt rãnh, dao chuốt lỗ, dao chuốt bề mặt định hình.

Hình ảnh tham khảo: Dao chuốt

7. Dao vát mép

Dao vát mép hay mũi vát mép là dụng cụ cắt gọt có công dụng giống như cái tên của nó là vát mép sắc của lỗ, giúp định hình lại mép lỗ theo đúng yêu cầu gia công. Có nhiều tên gọi của dao vát mép như mũi lả miệng, mũi khoét loe, mũi khoan vát mép, mũi doa miệng lỗ…

Hình ảnh tham khảo: Dao vát mép

8. Bu lông

Đây là một trong những sản phẩm cơ khí được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng có dạng hình thanh trụ tròn, tiện ren, được thiết kế sao cho phù hợp với đai ốc và có thể dễ dàng tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết.

Bu lông được sử dụng để lắp ráp, ghép nối, liên kết các chi tiết rời rạc thành một hệ thống khối, khung giàn hoàn chỉnh. Nguyên lý hoạt động của bu lông dựa trên sự ma sát giữa các vòng ren của bu lông và đai ốc, giúp kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.

Hình ảnh tham khảo: Bulong

9. Long đền

Long đền, long đen, vòng đệm là tên gọi chung của chi tiết này, nó đóng vai trò trung gian giữa các đai ốc và thiết bị ghep nối trong mối ghép bằng bulong hoặc mối ghép bằng vít để khi siết chặt đai ốc không làm hỏng và ảnh hường bề mặt các chi tiết bị ghép.

  • Long đen phẳng: là loại long đen có cấu tạo hình tròn dẹp khép kín.
  • Long đen vênh: là loại long đen có cấu tạo hình tròn ( xoắn ốc), 2 đầu long đen gần như gác lên nhau chứ không khép kín như long đen phẳng.
  • Long đền chén: loại này có hình dáng như chiếc chén và có đục lỗ ở đáy.
  • Long đền chống xoay: loại này có rãnh cở cạnh trong và ngoài giúp chống trơn trượt khi lắp ráp với bulong, đai ốc.

Ngoài ra, long đền cũng thường được phân loại dựa theo vật liệu chế tạo chúng, cụ thể là các loại sau đây: long đền inox, nhôm, cao su, răng cưa, long đền màu.

Hình ảnh tham khảo: Long đền

10. Phân loại ốc vít

Vít gỗ

Những ốc vít này được sử dụng trong các ứng dụng làm đồ gỗ, và có nhiều loại và kích cỡ đầu khác nhau. Được làm bằng các sợi thô để có độ bám tốt khi xuyên qua gỗ.

Vít kim loại tấm

Những ốc vít này cũng có nhiều loại và kích cỡ đầu khác nhau và các sợi đầy đủ dọc theo chiều dài của vít hỗ trợ trong các ứng dụng liên quan đến kim loại tấm.

Vít tự khai thác

Có thể dùng trong cả ứng dụng về kim loại tấm, gỗ hoặc vách thạch cao. Những ốc vít này khoan vào vật liệu, tạo ra các lỗ riêng của chúng. Loại bỏ sự cần thiết phải khoan trước.

Vít lag

Một trong những ốc vít khó sử dụng nhất hiện nay. Được sử dụng để gắn các vật liệu nặng như gỗ với nhau. Chúng khác với vít gỗ, vít kim loại tấm và vít tự khai thác.

Vít MDF

Vít MDF hay còn gọi là vít ván sợi hay được dùng trong các ứng dụng như lắp ráp giá sách, chúng thường cứng hơn gỗ đặc và do đó rắc rối hơn khi đục lỗ, yêu cầu phải được khoan trước.

Vít máy

Được sử dụng để buộc và giữ vật liệu có lỗ khoan trước tại chỗ và được sử dụng trong các kết nối điện, dải thiết bị đầu cuối và vỏ động cơ.

Vít ván

Thường sử dụng với ván dăm, vít dùng để giữ các bảng mạch với mật độ khác nhau như thấp, trung, cao

Vít sàn

Được tạo thành từ các sợi thô và thân trơn giống như ốc vít gỗ. Được chế tạo để chống gỉ và ăn mòn. Hỗ trợ trong việc buộc chặt sàn và được sử dụng với sàn gỗ được xử lý áp lực.

Vít trí

Loại này không có đầu được sử dụng để đi tất cả các cách vào lỗ ren, có thể gắn kết các chi tiết, bộ phận mà không cần sử dụng đai ốc.

Ngoài những loại đã kể ở trên thì vẫn còn rất nhiều những ngũ kim khác như: Lục giác, đầu tuýp, thanh ren, tắc kê,…

Lời kết

Trên thị trường hiện nay có rất ít thông tin nói rõ về ngũ kim, đa phần sẽ nói chung chung về các dụng cụ ngũ kim. Qua đó, Siêu Chợ Cơ Khí muốn đưa đến cho người đọc một cái nhìn rõ ràng hơn về “Ngũ Kim”, chúng mình mong bài viết này sẽ hữu ích, giải quyết được thắc mắc “Ngũ kim là gì” cho bạn.

Cám ơn đã theo dõi hết bài viết!!!