Tìm hiểu thông tin về xe liên doanh – Vận chuyển Á Châu

Trong thời buổi kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì khái niệm hàng liên doanh không còn xa lạ đối với nhiều người. Vậy liên doanh là gì và xe liên doanh là xe gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề trên trong bài viết sau.

Liên doanh là gì?

Liên doanh là một khái niệm liên quan đến lĩnh vực thương mại. Đây là từ dùng để chỉ hoạt động liên kết giữa 2 hoặc nhiều đơn vị kinh doanh để tạo ra một công ty liên doanh hoặc một sản phẩm liên doanh. Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Các công ty liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

Hình thức công ty liên doanh thực sự đem đến nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, lúc tham gia Công ty liên doanh, ngoài việc tượng phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với khoa học hiện đại, và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. Đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường buôn bán, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều cạnh tranh. Nhược điểm của mô hình công ty liên doanh là có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa những bên hoàn toàn khác nhau ko chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán. Bên cạnh đó, thủ tục cũng khá nhiều và rắc rối.

Xe liên doanh là gì?

Hiện nay trên thị trường xe máy và ô tô tại Việt Nam có sự xuất hiện khá phổ biến của các dòng xe liên doanh. Tiêu biểu nhất là xe máy wave S 110 với nhãn hiệu là Liên Doanh Việt – Nhật, Hàn. Dòng xe này được mua bán và sử dụng khá nhiều tại các tỉnh miền bắc. Xe có thiết kế giống y hệt như xe chính hãng mà giá thành lại chênh lênh với nhau.

Vậy thực chất xe liên doanh là gì mà tại sao nó lại có sự chênh lệch về giá. Về bản chất thì xe liên doanh là dòng xe được sản xuất bởi sự liên kết của 2 hoặc nhiều công ty từ nhiều quốc gia. Trên thực tế, xe Liên Doanh có hai loại khác nhau. Một loại là xe lắp ráp trong nước. Loại này thì người mua bán chỉ cần sang tên bình thường và chỉ cần đóng thuế trước bạ thôi. Dòng thứ hai là xe Liên Doanh nhập khẩu thuộc diện miễn thuế thì khi sang tên các bác phải đóng thêm thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt nếu có (Nếu nhập trên 10 năm thì miễn thuế nhập khẩu).

Tuy nhiên, hiện nay khái niệm xe liên doanh đang bị lợi dụng để bán được hàng. Người ta thường gắn mác xe liên doanh cho những chiếc xe cũ được tái lắp ráp tại Trung Quốc để tạo ra độ “sang” và dễ dụ khách hàng. Nhiều người còn gọi dòng xe này là xe tạm chủng (vì nhiều chủng loại linh kiện có xuất xứ khác nhau). Trên nhiều diễn đàn về xe, các chuyên gia đều khuyên nếu như bạn không có hiểu biết nhiều về xe thì tốt nhất là mua xe chính hãng (vào các Yamaha Town hay các đại lý của Ya, hoặc Suzuki, Head Honda) mà mua.

Có nên mua xe liên doanh không

Xe liên doanh đang bị lợi dụng trên thị trường để đánh lừa khách hàng, vậy nên việc có nên mua xe liên doanh không còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và hiểu biết của bạn. Mách bạn một mẹo nhỏ để bạn áp dụng nè. Vì đây là dòng xe “tạp chủng” nên các linh kiện của chúng không rõ nguồn gốc, xuất xứ từ nhiều nơi khác nhau. Khi mua lại xe, bạn nhìn vào cavet xe để nhận biết đây có phải là xe liên doanh không. Tuy nhiên, nếu bạn không có một chút kinh nghiệm nào trong việc mua xe thì lời khuyên tốt nhất là bạn nên đến các Head Honda, Yamaha Town để mua xe chính hãng. Mặc dù giá cao nhưng giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng. Đừng để gặp trường hợp giống như bạn sau nhé “mới mua chiếc Sirius liên doanh chạy hơn 2 tháng banh chành luôn”.

Kết quả của một bạn mua xe liên doanh không đúng chất lượng

Nhưng theo mình nghĩ, bạn này bị lừa mua trúng xe cũ lắp đồ “Tàu” mang mác liên doanh thôi, không phải xe liên doanh thật đâu. Vậy nên mình không dám chắc với các bạn rằng xe liên doanh là tốt và khuyên các bạn nên mua xe liên doanh cho tiết kiệm chi phí, mình không nhé. Mình chỉ muốn chia sẻ thêm thông tin để mọi người hiểu bản chất của xe liên doanh là gì. Giúp mọi người hiểu được thị trường xe liên doanh như thế nào và khái niệm xe liên doanh đang bị lợi dụng ra sao để mọi người cẩn thận hơn.

Những lưu ý khi chọn mua xe liên doanh

Trường hợp mua xe mới

Trong các đại lý, thì mỗi xe sẽ có mẫu mã, thương hiệu rõ ràng và công khai. Các nhân viên tại đó cũng sẽ giới thiệu chi tiết về các dòng xe chính hãng và dòng xe liên doanh cho bạn.

Một số dòng xe liên doanh được sản xuất giống hệt những chiếc xe chính hãng, nếu không phải người am hiểu về lĩnh vực này thì bạn sẽ khó để nhận ra. Ngoài ra, người mua có thể phân biệt qua giấy tờ của xe.

Cẩn thận khi mua xe tại những tiệm nhỏ bởi vì đa phần sẽ là xe tân trang, xe độ lại.

Trường hợp mua xe cũ

Để tránh trường hợp mua phải xe kém chất lượng, xuất xứ không rõ ràng mà nhiều người gọi là “xe tàu khựa”, bạn nên chú ý:

Quan sát lốc máy: Xe chính hãng ghi rõ tên hãng xe, ví dụ như: Honda,… còn xe liên doanh thường chỉ ghi những từ tương tự.

Nếu người bán xe cũ đổi đầu xe thì lốc máy vẫn có tên Honda,… do đó bạn xe cà vẹt (giấy đăng ký xe) và số khung số máy, nếu chúng trùng nhau thì là xe chính hãng.

Cà vẹt xe máy

Mua xe từ những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy, có bảo hành trong trường hợp xe có vấn đề trục trặc.

Xe liên doanh thường có giá rẻ, nhưng nếu giá quá rẻ thì bạn nên xem xét lại xem có điều gì bất thường không.

Kiểm tra kỹ về kết cấu xe, độ bền khung xe, mức độ hao xăng, giấy tờ xe,…

Trong cả 2 trường hợp, nếu bạn chưa có những hiểu biết nhất định về xe máy, nên nhờ người am hiểu về dòng xe liên doanh đi cùng bạn đến xem xe.

Cách nhận biết xe liên doanh và xe chính hãng

Phân biệt xe liên doanh và xe chính hãng vừa dễ, và cũng vừa khó. Bởi thông thường các dòng xe chính hãng đều sẽ có thương hiệu mẫu mã rõ ràng và công khai. Và khi bạn vào các đại lý mua xe, thì nhân viên cũng sẽ thông báo chi tiết dòng xe nào là liên doanh và dòng xe nào chính hãng. Bạn cũng có thể phân biệt thông qua giấy tờ xe.

Một số dòng xe liên doanh có thương hiệu riêng, kết cấu xe đặc trưng. Nhưng cũng có một số dòng được thiết kế giống hệt với chính hãng nên nếu nhìn bằng mắt thường và không phải người trong nghề, bạn sẽ rất khó nhận ra.

Xe liên doanh có tốn xăng không cũng là một đặc điểm để phân biệt. Thông thường xe liên doanh sẽ tốn xăng hơn xe chính hãng một chút. Nhưng đó là nhận xét của một số người đã sử dụng, chứ chưa có căn cứ chính xác.

Xe liên doanh giá bao nhiêu?

Do được sản xuất với sự hợp sức của nhiều đơn vị khác nhau, với hệ thống linh kiện được tối ưu chi phí, gia công giá rẻ, thì xe liên doanh thường có giá mềm hơn so với giá xe chính hãng mà mẫu mã cũng không hề kém cạnh. Đó là lý do mà nhiều người “chơi xe” thường chọn mua xe liên doanh thay vì chính hãng.

Ví dụ, một chiếc xe máy liên doanh có thể có giá chỉ 8-10 triệu đồng trong khi hàng chính hãng có thể là 12-15 triệu đồng.

Xem thêm:

  • Những quy định mới về học và thi bằng lái xe ô tô 2020
  • Thủ tục mua bán xe ô tô cũ và giấy tờ mua bán xe