Trở thành vũ công tỏa sáng trên sân khấu rực rỡ là mơ ước của nhiều bạn trẻ đam mê nghệ thuật. Vậy trên thực tế, vũ công là gì? Liệu những gì chúng ta nhìn thấy đã chính xác về nghề vũ công? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.
Vũ công là nghề gì?
Vũ công là những người được đào tạo bài bản về kiến thức, kỹ thuật múa, biểu diễn,… Thông qua những gì được học, vũ công sẽ kết hợp cùng ngôn ngữ hình thể và biểu cảm để tạo nên các phần trình diễn vũ đạo ấn tượng đồng thời truyền đạt ý tưởng của biên đạo tốt nhất. Thông thường, vũ công thường biểu diễn các bài nhảy, bài múa,… trên sân khấu, nhà hát, sự kiện,… Mỗi chương trình, sự kiện sẽ có những tiêu chuẩn, tiêu chí riêng và vũ công buộc phải tuân theo để có thể tham gia trình diễn.
👉 Xem thêm: DJ là nghề gì? Những khía cạnh xung quanh nghề DJ
Công việc của vũ công bao gồm những gì?
Những gì chúng ta thường biết về vũ công hiện nay là sự xinh đẹp, lộng lẫy dưới ánh đèn sân khấu và giai điệu âm nhạc tuyệt vời. Tuy nhiên, để làm được những điều đó, một vũ công chuyên nghiệp phải học tập và rèn luyện vô cùng vất vả. Có thể điểm qua một số nhóm công việc phổ biến của vũ công hiện nay như sau:
Biên đạo bài nhảy
Biên đạo là công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao. Do vậy, để lên ý tưởng cho một phần trình diễn hấp dẫn, biên đạo không chỉ cần kiến thức mà còn cả kinh nghiệm thực tế. Tuy không phải mọi vũ công đều là biên đạo nhưng nhiều vũ công thường lựa chọn biên đạo, lên ý tưởng cho phần trình diễn sao cho phù hợp và truyền tải nội dung tốt nhất. Trong quá trình biên đạo, các vũ công cũng phải không ngừng tập luyện để thay đổi, sửa chữa sao cho có thể tạo nên phần trình diễn chỉn chu nhất.
Tập luyện theo ý tưởng, dàn dựng
Nắm được những ý tưởng ban đầu, các vũ công sẽ tiến hành tập luyện theo nội dung có sẵn sao cho nhuần nhuyễn và không có sai sót. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các vũ công cũng sát sao, góp ý để chỉnh sửa những phần chưa phù hợp trước khi biểu diễn chính thức.
Chuẩn bị tốt các kỹ năng
Trong quá trình tập luyện, vũ công sẽ phân chia thời gian tập bài và rèn luyện kỹ năng sao cho cân bằng. Theo đó, họ sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho các kỹ năng còn chưa tốt, chưa chuẩn để hoàn thiện dần các kỹ năng của một vũ công chuyên nghiệp. Việc làm này không chỉ để phần trình diễn hay hơn mà còn giúp cho vũ công có kỹ thuật chuẩn an toàn trên sân khấu.
Phối hợp với đội ngũ chương trình
Không chỉ phải chuẩn bị tốt về mặt kỹ năng, thực hành, trước khi trình diễn, các vũ công cũng phải phối hợp với những người trong ekip chương trình như đạo diễn, âm thanh, ánh sáng, ca sĩ,… để thống nhất kế hoạch trình diễn, trang phục,…. Trong thời gian này, học sẽ cùng nhau tổng hợp lại tất cả những yếu tố quan trọng cho buổi trình diễn để hoàn thiện tốt nhất.
👉 Xem thêm: Nghề mẫu ảnh: Nghề nghiệp “hot” thu hút nhiều bạn trẻ
Yêu cầu tuyển dụng với vũ công chuyên nghiệp
Mỗi vị trí, công việc khác nhau sẽ có yêu cầu riêng với vị trí vũ công. Tuy nhiên, nhìn chung, hầu như các đơn vị đều có những yêu cầu cơ bản như sau khi tuyển dụng vũ công:
- Có kỹ năng nhảy, múa tốt, có thể chuyên về một kỹ năng riêng biệt như nhảy hoặc múa.
- Thành thạo các kỹ thuật biểu diễn của kỹ năng mình sở hữu.
- Có ngoại hình sáng sân khấu, ngôn ngữ hình thể và biểu cảm tốt.
- Nhanh nhạy, sáng tạo và đam mê với âm nhạc, sân khấu,…
- Tự tin và giao tiếp tốt.
- Sức khỏe tốt để đáp ứng lịch trình không cố định của các buổi trình diễn.
Những thách thức với nghề vũ công
Thực sự những gì chúng ta nhìn thấy dưới ánh đèn sân khấu không hoàn toàn chính xác về một vũ công. Theo đó, để có được những phút giây tỏa sáng trên sân khấu như vậy, họ đã phải đổ không ít mồ hôi, công sức, thậm chí là máu và nước mắt. Không những vậy, khi chấp nhận theo đuổi sự nghiệp trình diễn chuyên nghiệp, một vũ công cũng phải đối mặt với những thách thức như:
- Ảnh hưởng sức khỏe do dành nhiều thời gian cho việc tập luyện nâng cao kỹ năng.
- Mức độ cạnh tranh trong nghề cao, dễ đào thải nếu không thực sự có kỹ năng.
- Khó khăn trong việc tìm kiếm những cơ hội tại những sân khấu lớn.
- Tuổi thọ nghề thấp và khó khăn sẽ tăng gấp bội khi đến tuổi nghỉ nhưng chưa có chỗ đứng trong nghề.
- Phải đối mặt với chấn thương, đau nhức,… sau những buổi tập luyện, biểu diễn.
- Thường xuyên phải di chuyển để phục vụ cho các buổi trình diễn ở các địa điểm cách xa nhau.
👉 Xem thêm: Việc làm cho người có thiên hướng sáng tạo?
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích và giúp bạn trả lời câu hỏi: “Vũ công là nghề gì?”. Để tham khảo thêm các thông tin về công việc, tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp, bạn có thể truy cập jobsgo.vn ngay.
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!