Loài người sinh sống, học tập và làm việc trong các môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên vừa môi trường sinh sống, vừa là tài nguyên quý báu ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nhân loại. Trong đó, khí hậu là một trong yếu tố tự nhiên cơ bản thu hút được sự quan tâm lớn. Ở mỗi vị trí của Trái đất sẽ có các đặc điểm khí hậu khác nhau. Nhiều người thắc mắc Việt Nam ở đới khí hậu nào? Để giải đáp thắc mắc đó, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Vị trí địa lý của Việt Nam
Khi tìm hiểu Việt Nam ở đới khí hậu nào? Không thể không tìm hiểu vị trí địa lý của Việt Nam. Bởi vị trí địa lý quyết định không nhỏ đến đặc điểm khí hậu.
Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới với nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm: phía bắc Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tổng chiều dài đường biên giới đất liền với các quốc gia đó là 4.550km.
Quan sát trên bản đồ, ta có thể dễ dàng nhận thấy Việt Nam là dài đất liền có hình chữ S kéo dài từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km. Vị trí địa lý ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Việt Nam sẽ được giải đáp trong phần tiếp theo của bài viết.
Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam
Với vị trí địa lý nằm trong vành đai nội chí tuyến, Việt Nam có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn quanh năm. Khí hậu Việt Nam chịu tác động của lục địa Trung Hoa và Biển Đông, cụ thể:
– Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa do đó mang tính khí hậu lục địa;
– Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền.
Sự kết hợp tác động của các yếu tố trên làm cho khí hậu Việt Nam có các đặc điểm chính sau:
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt.
– Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây.
– Nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiều nước cùng vĩ độ ở Châu Á do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc.
Từ những đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam, ta có thể xác định được Việt Nam ở đới khí hậu nào?
Việt Nam ở đới khí hậu nào?
Dựa trên vị trị địa lý và đặc điểm chung của khí hậu, Việt Nam có thể chia thành hai đới khí hậu lớn, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu nhiệt đới khá điều hòa. Trong đó:
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa:
Đới khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu hiện rõ rệt ở miền Bắc Việt Nam (từ đèo Hải Vân trở ra). Ở miền Bắc, có 4 mùa rõ rệt đó là xuân – hạ – thu – đông. Bên cạnh đó, miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa châu Á tới và gió mùa Đông Nam, có độ ẩm cao.
– Khí hậu nhiệt đới khá điều hòa:
Khí hậu nhiệt đới biểu hiện nổi bật ở miền Nam, tính từ đèo Hải Vân trở vào. Do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mua mưa.
Ngoài hai đới khí hậu chính, do cấu tạo địa hình phức tạp, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí hậu ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Lâm Đồng. Trong đó khí hậu ôn đới tại Sa Pa ( tỉnh Lào Cai), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng); còn Lai Châu, Sơn La lại có khi hậu lục địa.
Với đặc điểm khí hậu ôn đới, Sa Pa và Đà Lạt đã trở thành các điểm du lịch thu hút lượng lớn du khách trong nước và quốc tế.
Việc tìm hiểu Việt Nam thuộc đới khí hậu nào là một trong những cơ sở quan trọng để nghiên cứu các nhân tố quan trọng khác. Trong đó, thời tiết là hình thức biểu hiện của các đới khí hậu được thể hiện thông qua nhiệt độ, độ ẩm.
Nhiệt độ trung bình của Việt Nam
Có thể khẳng định, địa hình cùng với đới khí hậu nhân tố quyết định đến yếu tố nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền phù hợp với các đới khí hậu.
Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27oC và tăng dần từ Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25oC (Hà Nội 23oC, Huế 25oC, thành phố Hồ Chí Minh 26oC). Mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào các tháng Mười Hai và tháng Giêng. Ở vùng núi phía Bắc, như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, nhiệt độ xuống tới 0oC, có tuyết rơi.
Theo nghiên cứu, Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 – 3.000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%.
Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán. Đặc biệt là khúc ruột miền Trung, hàng năm các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh,… đều phải đương đầu với các trận lũ lụt lớn dẫn đến nhiều thiệt hại về người và của.
Qua những thông tin nêu trên, bạn đọc đã có được thông tin cơ bản liên quan đến Việt Nam ở đới khí hậu nào? Bên cạnh đó, chúng ta thấy được ảnh hưởng của đới khí hậu đến các yếu tố cơ bản của thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa hay lượng bức xạ mặt trời.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!