Chẩn đoán và điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm tuyến vú?
Để có thể chẩn đoán bệnh viêm tuyến vú, các bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng và khám lâm sàng. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm máu, kiểm tra tuyến sữa hoặc lấy mẫu mô ở miệng trẻ có thể được thực hiện để củng cố chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị phù hợp.
Một dạng hiếm của ung thư vú – ung thư vú dạng viêm – cũng có thể gây đỏ và sưng và có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm vú. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên chụp nhũ ảnh chẩn đoán. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng của bạn tồn tại ngay cả sau khi đã sử dụng hết liều kháng sinh, bạn có thể cần phải làm sinh thiết để đảm bảo bạn không bị ung thư vú. Sinh thiết vú là một thủ thuật lấy ra một mô nhỏ ở vú để xét nghiệm qua kính hiển vi.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tuyến vú?
Phương pháp điều trị viêm tuyến vú bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: để chữa trị viêm tuyến sữa, bạn thường sẽ cần dùng thuốc kháng sinh trong 10 đến 14 ngày. Bạn có thể thấy khỏe hơn sau 24 đến 48 giờ dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, bạn nên tiếp tục sử dụng hết liều thuốc để tránh nguy cơ tái phát.
- Thuốc giảm đau như ibuprofen và acetaminophen, để làm giảm các cơn đau.
- Nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng vú.
Phụ nữ mắc bệnh viêm vú không nên ngừng cho con bú. Bạn vẫn có thể cho con bú khi viêm tuyến vú do nhiễm trùng chỉ xảy ra ở mô vú, không xảy ra trong sữa. Đồng thời nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp hạn chế tắc sữa, giảm thiểu tình trạng bệnh viêm tuyến vú.
Nếu cần, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn nên cho con bú bên không bị viêm và cách lấy sữa ra khỏi bên vú bị viêm. Việc vắt sữa ra khỏi vú đúng cách có thể ngăn chặn vi khuẩn tập hợp trong vú và giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm.
Nếu tình trạng mệt mỏi và sốt cao không giảm, có thể là do xuất hiện áp xe (hình thành mủ) trong vú. Trong trường hợp này, bạn cần phẫu thuật dẫn lưu mủ ngay lập tức.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm tuyến vú?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh viêm mô tuyến vú của mình nếu lưu ý vài điều sau:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng viêm vú cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
- Chú ý giữ vệ sinh khi cho con bú. Tránh những tác nhân gây khô nứt da, luôn rửa tay sạch và giữ vệ sinh núm vú.
- Uống nhiều nước, tránh để mất nước.
- Nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ ăn phù hợp khi đang cho con bú. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu bà mẹ kiệt sức.
- Hút hết lượng sữa thừa sau khi cho con bú.
- Khi cai sữa: Cần cai sữa dần thay vì ngưng cho con bú đột ngột.
- Giữ núm vú không bị nứt. Dùng miếng bảo vệ đầu vú nếu nứt vú.
- Đến bác sĩ kiểm tra trong vòng 1-2 tuần một lần để đảm bảo bệnh chấm dứt hẳn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bệnh viêm tuyến vú hoặc nghi ngờ bị viêm mô tuyến vú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!