Mặc dù viêm đa khớp không còn là thuật ngữ xa lạ đối với nhiều người trong những năm gần đây nhưng thực tế, rất ít người hiểu đúng và đủ về tình trạng sức khỏe này.
Về cơ bản, tìm hiểu về bệnh này có thể xem là “chìa khóa vàng” giúp người bệnh sớm tìm ra giải pháp khắc phục hữu hiệu, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Qua bài viết dưới đây, ThS.BS.CKI Trần Thị Thanh Tú sẽ giải đáp viêm đa khớp là bệnh gì, có mấy loại, do đâu phát sinh, cách nhận biết, phòng ngừa cũng như điều trị, kiểm soát bệnh tốt.
Bệnh viêm đa khớp là gì?
Viêm đa khớp (Polyarthritis) là tình trạng bị đau nhức nhiều khớp (4 – 5 khớp hoặc hơn) do viêm. Mặc dù thuật ngữ này không xác định rõ loại viêm khớp đang diễn ra nhưng nhìn chung, tình trạng này thường liên quan đến các bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, lupus, hội chứng Sjogren…Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể phát triển sau nhiều lần nhiễm siêu vi. (1)
Bên cạnh đó, bệnh thường xuất hiện dưới dạng các đợt cấp tính. Tuy nhiên, không ít trường hợp nhiều khớp bị viêm trở thành mạn tính kéo dài.
Các dạng viêm đa khớp
Bệnh viêm đa khớp có thể xảy ra dưới nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là: (2)
1. Viêm khớp tự phát thiếu niên thể đa khớp
Đây là một dạng của viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA), chủ yếu xảy ra ở nhóm đối tượng nhỏ tuổi, thường là từ độ tuổi thiếu niên trở xuống, và có thể ảnh hưởng đến các khớp như: (3)
- Mắt cá chân
- Cổ tay
- Bàn tay
- Háng
- Đầu gối
- Hàm và đốt sống cổ (đôi khi)
Mặc dù không phải lúc nào cũng xác định được nguyên nhân gây viêm khớp tự phát thiếu niên nhưng trong nhiều trường hợp, vấn đề sức khỏe này vẫn có khả năng cải thiện theo thời gian khi được chữa trị, kiểm soát tốt.
2. Lupus ban đỏ
Một trong những trường hợp viêm nhiều khớp phổ biến khác là lupus ban đỏ – bệnh lý mô liên kết có thể tổn thương nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau liên quan đến rối loạn miễn dịch. Ở hệ cơ xương khớp, các khớp chịu ảnh hưởng bởi lupus thường là khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối, mắt cá…
3. Viêm khớp vảy nến
Khoảng 10 – 30% người mắc bệnh vảy nến có biểu hiện viêm khớp, thường là ở khớp ngón tay, ngón chân, cổ, vai, khuỷu tay… Phần lớn trường hợp, viêm khớp sẽ phát triển sau khi thương tổn do vảy nến xảy ra. Tuy vậy, đôi khi các triệu chứng viêm khớp cũng có thể xuất hiện đầu tiên.
4. Một số vấn đề sức khỏe khác
Về cơ bản, tình trạng này không phải là một tình trạng sức khỏe cụ thể. Do đó, bên cạnh những vấn đề trên, nhiều khớp bị viêm cùng lúc còn có thể liên quan đến một số bệnh lý như:
- Bệnh co rút Dupuytren (co rút cân gan bàn tay): các mô liên kết trong lòng bàn tay co rút và hình thành nên các nốt sần tại đây
- Đau cơ xơ hóa: có thể ảnh hưởng toàn thân, gây đau mỏi cơ xương khớp ở nhiều khu vực cùng lúc
- Ứ sắt hoặc thừa sắt (hemochromatosis): cơ thể tích trữ một lượng lớn sắt có thể gây viêm ở nhiều khớp khác nhau
- Bệnh viêm ruột (Crohn, viêm loét đại tràng…) và hội chứng Raynaud (tình trạng lưu thông máu kém ở bàn tay và bàn chân do co thắt mao mạch
- Các bệnh lý khác: viêm khớp đa khớp dạng thấp, gút, sarcoidosis (u hạt), scleroderma (xơ cứng bì), sốt xuất huyết, viêm gan…
Nguyên nhân gây viêm ở nhiều khớp
Viêm đa khớp thường do rối loạn tự miễn gây ra nên nguyên nhân gốc rễ của vấn đề sức khỏe này vẫn đang là thách thức lớn đối với các nhà nghiên cứu. Mặc dù vậy, không ít chuyên gia cho rằng tình trạng nhiều khớp bị viêm cùng lúc có mối liên hệ chặt chẽ với một số yếu tố như:
- Lối sống không lành mạnh, bao gồm các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia nhiều, tiêu thụ nhiều caffeine…
- Thường xuyên tiếp xúc với người hút thuốc lá (hút thuốc thụ động)
- Người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ
- Yếu tố di truyền
Triệu chứng và dấu hiệu viêm đa khớp
Bệnh này có thể dẫn đến những triệu chứng tương tự viêm khớp dạng thấp cũng như các bệnh lý liên quan khác. Hầu hết trường hợp, người bệnh sẽ có các biểu hiện như:
- Đau nhức khớp
- Khớp sưng, nóng
- Biên độ vận động khớp giảm (cứng khớp)
Các triệu chứng trên có thể bùng phát đột ngột hoặc phát triển âm ỉ trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh khớp do viêm cũng có khả năng xuất hiện, ví dụ như khớp bị đau cứng khi mới ngủ dậy nhưng sẽ cải thiện sau khi vận động nhẹ nhàng. Ngược lại, tình trạng này sẽ càng tệ hơn nếu người bệnh tiếp tục nằm nghỉ.
Ngoài ra, đôi khi bệnh nhân bị viêm ở nhiều khớp còn có những dấu hiệu, triệu chứng khác tuỳ theo vấn đề đang diễn ra. Chúng có thể gồm: (4)
- Chán ăn
- Phát ban
- Đổ mồ hôi
- Sưng hạch bạch huyết
- Sốt
- Thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống
- Sụt cân ngoài ý muốn
Viêm đa khớp có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị hoặc kiểm soát tốt, đa khớp bị viêm có thể ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể và kéo theo nhiều hậu quả nguy hiểm của bệnh. Những biến chứng liên quan có thể kể đến như:
- Phổi: thương tổn tại đây sẽ để lại sẹo gây khó thở và chứng ho mạn tính.
- Mắt: khô mắt hoặc viêm kết mạc.
- Da: phát ban hoặc phát triển mô dưới da bất thường.
- Tim: lớp niêm mạc xung quanh tim bị viêm gây đau ngực. Đôi khi, các cơn đau tim hoặc thậm chí là đột quỵ cũng có khả năng xảy ra.
Ngoài ra, viêm đa khớp kéo dài còn góp phần thúc đẩy một số vấn đề về xương khớp phát triển, bao gồm:
- Hội chứng ống cổ tay
- Tổn thương khớp vĩnh viễn
- Thương tổn khớp ở phần đầu cột sống
Như vậy, để hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng, người bệnh nên sớm tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị khi bắt gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:
- Thường bị cứng và đau sưng nhiều khớp kéo dài hơn 30 phút
- Các cơn đau khớp gây khó khăn cho việc sinh hoạt thường ngày
- Những khớp đau nhức có thể sưng đỏ và hơi nóng khi chạm vào
- Các triệu chứng trên kéo dài hơn 3 ngày
- Tình trạng đau, sưng nhiều khớp tái phát trong thời gian ngắn
Các phương pháp chẩn đoán viêm đa khớp
Đây là căn bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra, đi kèm với đó là các biểu hiện cũng rất khác nhau, việc chẩn đoán tình trạng này không hề đơn giản. Các bác sĩ sẽ cần tiến hành nhiều thủ thuật, phương pháp xét nghiệm để xác định chính xác vấn đề đang xảy ra là gì, chẳng hạn như:
- Xét nghiệm máu để tìm kiếm sự hiện diện của virus hoặc yếu tố dạng thấp (RF), một loại protein có thể tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể
- Khám tổng quát sức khỏe khớp nhằm kiểm tra tình trạng sưng nóng, giảm biên độ vận động của khớp…
- Chụp X-quang, MRI… với mục đích tìm kiếm nguyên nhân gây đau
- Xét nghiệm dịch khớp để xác định dạng bệnh đang diễn ra
Nếu chưa biết nên khám viêm đa khớp ở đâu mới tốt, người bệnh có thể liên hệ với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được tư vấn thêm. Hiện nay, khoa Nội Cơ Xương Khớp trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tự hào là đơn vị tiên phong trong việc cập nhật và áp dụng các thành tựu y học tân tiến nhất để chẩn đoán tình trạng này nói riêng và các bệnh cơ xương khớp nói chung.
Sau khi có kết quả chẩn đoán cuối cùng, đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này sẽ dựa vào đó cùng với một số cân nhắc về thể trạng của người bệnh để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Hướng dẫn điều trị viêm đa khớp hiệu quả
Thực tế, hiện nay chưa có giải pháp điều trị tình trạng này triệt để. Mặc dù vậy, việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể chất thường xuyên và lối sống lành mạnh vẫn có tác dụng kiểm soát tốt tình trạng đau viêm ở nhiều khớp cùng lúc, đồng thời hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng liên quan.
Điều trị viêm đa khớp bằng thuốc
Với sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, ngày càng có nhiều loại thuốc được nghiên cứu với mục đích nâng cao hiệu quả chữa trị hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro tác dụng phụ. Các loại thuốc thường được dùng trong chữa trị có thể kể đến như sau:
- Thuốc giảm đau: phổ biến nhất là paracetamol.
- Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs): giúp giảm đau cứng khớp. Các loại thuốc thường được dùng gồm ibuprofen, naproxen và diclofenac.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): có tác dụng lâu hơn so với thuốc giảm đau thông thường, đồng thời giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Trong trường hợp này, bác sĩ thường kê toa methotrexate nhằm giảm thiểu thương tổn do viêm ở nhiều khớp.
- Liệu pháp sinh học: các thuốc kháng IL-6, TNF-alpha hay IL-17,… đã được sử dụng để ức chế phản ứng viêm của người bệnh nhằm kiềm chế sự tiến triển của các phản ứng viêm ở nhiều khớp.
- Thuốc steroid: được dùng dưới dạng tiêm cục bộ, có tác dụng giảm viêm và kiểm soát cơn đau hiệu quả nhưng không phải là biện pháp dài lâu do thuốc có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Bên cạnh việc dùng thuốc kê toa, các triệu chứng đau cứng ở nhiều khớp cùng lúc do viêm cũng có thể thuyên giảm bởi phương pháp tập vật lý trị liệu cùng một số bài tập thể chất tác động thấp, ví dụ như:
- Bơi lội
- Đi bộ
- Đạp xe
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để đạt được hiệu quả như mong đợi, người bệnh vẫn cần đến sự trợ giúp, hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu trong việc xây dựng chương trình tập luyện thích hợp, tối ưu.
Mặt khác, trong trường hợp các khớp chịu thương tổn nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ đề xuất phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật khớp được chỉ định sẽ dựa trên vị trí, mức độ tổn thương khớp cũng như các mô xung quanh và thể trạng hiện tại của người bệnh. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ đề cập trước về những yếu tố rủi ro nếu có, đồng thời dặn dò cách phục hồi sau phẫu thuật nhằm tối ưu hóa kết quả điều trị.
Cách phòng ngừa bệnh viêm đa khớp
Vì có liên quan đến vấn đề rối loạn tự miễn nên về cơ bản, phòng ngừa bệnh này hoàn toàn là điều bất khả thi. Thay vào đó, mọi người có thể chủ động giảm thiểu nguy cơ gây bệnh bằng cách cải thiện lối sống hàng ngày với những thói quen tốt như:
- Chú trọng việc bổ sung omega-3 vào chế độ ăn uống
- Thường xuyên vận động thể chất
- Đảm bảo cân nặng khỏe mạnh, hợp lý
- Bảo vệ khớp và hạn chế chấn thương
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS Trần Anh Vũ; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và chữa trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị viêm đa khớp với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
- Hotline: 1800 6858 – 024 7106 6858
- TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 0287 102 6789 – 0287 300 6858
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
Nhìn chung, khi nói về viêm đa khớp, việc xác định đúng nguyên nhân cũng như vấn đề sức khỏe đang diễn ra là điều thiết yếu để tìm ra giải pháp điều trị, kiểm soát hiệu quả, phù hợp. Hy vọng qua bài viết trên, mọi người đã có cái nhìn tổng quát về tình trạng này và biết được cần làm gì khi rơi vào trường hợp tương tự.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!