Khi đến thời điểm thích hợp để bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc, hãy bắt đầu với những loại thức ăn có kết cấu và mùi vị đơn giản. Ngũ cốc làm từ bột yến mạch, cháo xay nhuyễn có thể là sự lựa chọn hợp lý để bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Một khi trẻ có thể làm quen được với kết cấu mới thức ăn, bố mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn mới thường xuyên hơn, chỉ để đảm bảo chúng có thể dung nạp được.
Lúc bắt đầu cho trẻ ăn dặm, điều quan trọng là ban đầu phải tuân giữ cho thức ăn đặc và luôn đa dạng hóa các loại thực phẩm mà bạn cung cấp. Tiến sĩ Schwartz cũng khuyên bố mẹ nên chuyển từ trái cây sang rau củ, bổ sung các loại thức ăn giàu chất xơ để làm mềm phân. Giai đoạn chuyển tiếp giữa nuôi con bằng sữa sang ăn dặm có thể khiến trẻ bị táo bón.
Vậy khi ăn dặm, bạn không nên cho trẻ ăn gì? Để biết những loại thực phẩm cần tránh cho trẻ sơ sinh ăn dặm, bố mẹ cần ghi nhớ có một số quy tắc sau đây:
- Tránh những đồ ăn có kích thước lớn cũng như những đồ ăn cứng có thể gây nguy cơ nghẹt thở.
- Đảm bảo thức ăn không quá nóng hoặc quá lạnh và tránh thức ăn có vị cay.
- Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tránh cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi uống mật ong. Nó có thể chứa botulism vi khuẩn gây ngộ độc thịt, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
- Không cho trẻ uống nước trái cây đóng hộp, đồ ngọt hoặc đồ ăn vặt vì chúng chứa nhiều đường và ít chất dinh dưỡng. Chúng cũng khuyến khích các thói quen ăn uống không lành mạnh và có thể khiến con bạn bị béo phì.
Tiến sĩ Schwartz nói: “Nếu các gia đình muốn cảm thấy tự tin hơn khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, tôi nghĩ rằng bố mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ nên tham gia một khóa học hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh. “Các bậc cha mẹ nên trang bị những kỹ năng cứu sống này để đề phòng trường hợp nguy hiểm như bị sặc, hóc thức ăn”
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bố mẹ nên hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa để đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn dặm hợp lý và lành mạnh.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết trong giai đoạn ăn dặm của trẻ như: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi – Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!