Văn hóa là gì? Ví dụ về văn hóa Việt Nam?

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” là một trong những giải thích của Hồ chủ tịch khi được nhắc đến Văn hoá là gì?

Loài người đã và đang có một lịch sử văn hóa dài lâu trải qua hơn 4000 năm lịch sử, đi qua biết bao thế hệ nhưng nét văn hoá vẫn trường tồn, vẫn được tiếp tục phát huy cho đến tận bây giờ.

Trong thời đại bùng nổ cuộc “cách mạng truyền thông” và thời đại “Toàn Cầu Hóa” hiện nay thì đề tài văn hóa, khái niệm văn hóa là gì? Giá trị văn hoá thể hiện như thế nào đang là một tâm điểm nóng được khán giả quan tâm, bàn luận khá nhiều.

Hiểu rõ được điều đó, chúng tôi mang đến nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng với những thông tin bài đọc mang đến sẽ trở thành những thông tin hữu ích cho mọi người.

Văn hóa là gì?

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựng cùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa là một khái niệm rộng, liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi con người.

Do vậy, khi nhắc đến văn hóa là nhắc đến nhiều khía cạnh như ngô ngữ, tiếng nói, tư tưởng, tôn giáo…của một dân tộc. Ngoài ra văn hóa còn được thể hiện thông qua những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ghi đậm dấu ấn của dân tộc.

Như vậy, có thể hiểu được một cách chung nhất thì văn hóa là những giá trị do một cộng đồng người dân sáng tạo ra với mục đích ban đầu là nhằm phục vụ cho những nhu cầu và lợi ích của chính mình.

Văn hóa hóa bao gồm những giá trị đã được hình thành và duy trì trong một khoảng thời gian rất dài, có tính kế thừa từ thế hệ này sang hế hệ khác.

Phạm trù văn hóa là gì?

Văn hoá là một phạm trù gắn với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Với tư cách là kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa con người với con người, thiên nhiên, xã hội, trong nếp sống, lối sống, đạo đức xã hội, văn hoá nghệ thuật…Văn hoá chính là nền tảng tinh thần thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển của một dân tộc, là một chủ thể thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển toàn diện của văn minh con người và xã hội trong tiến trình lịch sử.

Trong văn hóa sẽ gồm có văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần đều là do con người sáng làm ra nhưng đây là các loại văn hóa không giống nhau. Ví dụ văn hóa vật chất sử dụng để chỉ khả năng sáng tạo của con người thể hiện qua các vật thể, đồ sử dụng, dụng cụ do con người làm ra. Văn hóa tinh thần gồm có các tư tưởng, giá trí tinh thần, những lý luận mà con người sáng tạo ra trong quá trình sinh sống.

Đặc điểm của văn hóa

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về Văn hóa là gì? chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các vấn đề liên quan đến đặc điểm và các chức năng của văn hóa.

– Văn hóa mang tính hệ thống

– Văn hóa mang tính giá trị của cả một dân tộc

– Văn hóa mang tính nhân sinh sâu sắc

– Văn hóa mang tính lịch sử

Ví dụ về văn hóa Việt Nam?

Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau bao gồm tất cả những giá trị tinh thần và vật chất mà con người tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống thực tiễn suốt chiều dài lịch sử, thông qua văn hóa, người ta có thể đánh giá trình độ phát triển của xã hội qua các thời kì lịch sử cụ thể.

Với Hồ chủ tịch thì vì con người cần phải sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống nên phát minh và sáng tạo ra chữ viết, ngôn ngữ, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, khoa học cũng như văn học nghệ thuật, sáng tạo ra các công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn ở, mặc cùng các phương thức sử dụng. Tất cả những điều mà con người phát minh và sáng tạo ra chính là văn hóa.

Như vậy, văn hóa do con người sáng tạo ra để phục vụ lợi ích của mình, Văn hóa là của con người và được cộng đồng giữ gìn qua các thế hệ, được dùng để phục vụ đời sống con người có tính lưu truyền và kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo UNESCO thì : ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam – Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.

Và còn rất nhiều cách hiểu khác nhau khi được nhắc đến câu hỏi Văn hoá là gì? Nhưng với chúng tôi, gói gọn lại tất cả các cách hiểu từ mọi góc độ thì văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa có liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con, bao gồm tất cả những sản phẩm của con người.

Văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: văn hóa phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và văn hóa vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện…

Ví dụ nhắc đến văn hoá từ Giai đoạn văn hoá Văn Lang – Âu Lạc, từ gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định. Đến bây giờ nét đẹp văn hoá này vẫn được Việt nam ta tiếp tục pháp huy, kế truyền.

Hoặc nhắc đến văn hoá của Việt Nam trong tín ngưỡng sùng bái con người phải kể đến việc Cả nước Việt nam cùng thờ vua tổ, có ngày giỗ tổ chung là Hội đền Hùng. Đặc biệt việc thờ Tứ Bất Tử là thờ những giá trị rất đẹp của dân tộc: Thánh Tản Viên chống lụt, Thánh Gióng chống ngoại xâm, Chử Đồng Tử nhà nghèo cùng vợ ngoan cường xây dựng cơ nghiệp giầu có, bà Chúa Liễu Hạnh công chúa con Trời từ bỏ Thiên đình xuống trần làm người phụ nữ khát khao hạnh phúc bình thường.

Tất cả những điều đó đều là những nét đẹp văn hoá, nét đẹp dân tộc luôn trường tồn, đi cùng dân tộc từ những thời kỳ dựng nước, giữ nước và cho đến hiện tại nét đẹp này vẫn luôn được phát huy và trở thành nét đẹp thời đại của cả một dân tộc.

Ví dụ về văn hóa Việt Nam có thể kể đến áo dài, khi nói đến áo dài người ta sẽ nghĩ đến nét văn hóa về trang phục của Việt Nam, nói đến Kimono là nghĩ đến đến nét văn hóa về trang phục của Nhật Bản hoặc khi nhắc đến Hanbok bạn sẽ nghĩ ngay đến nét văn hóa về trang phục của Hàn Quốc. Bản sắc văn hóa là thể hiện nét riêng và là nét đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến một địa điểm cụ thể nào đó tồn tại bản sắc văn hóa đó.

Ngoài ra ở các đồng bào dân tộc, nét văn hóa cũng vô cùng độc đáo như khi nói đến dân tộc Mông bạn sẽ nghĩ ngay đến nét văn hóa trong phong tục bắt vợ của người dân tộc

Vai trò của văn hóa

Do văn hóa là một phạm trù lớn bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội nên nó cũng mang trong mình nhiều vai trò to lớn, cụ thể như:

– Văn hóa góp phần làm ổn định tình trạng xã hội, do văn hóa là những thứ đã tồn tại trong một thời gian dài, đi sâu vào trong nhận thức của từng người dân, do vậy mọi hành vi của người dân đều chịu sự điều chỉnh bởi một khuôn khổ tập quán, đạo đức của dân tộc.

Chính vì vậy mà văn hóa đã góp phần làm cải thiện các mối quan hệ trong xã hội, đem lại chất lượng sống tốt hơn cho người dân về cả mặt vật chất và tinh thần.

– Văn hóa được chia thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Điều này đã đem lại được những giá trị lợi ích về tinh thần và vật chất cho con người. Tạo dựng lên những nét đẹp truyền thống mang đậm dấu ấn của dân tộc Việt Nam.

– Là một trong những tư liệu để minh chứng cho lịch sử huy hoàng của dân tộc. Do quá trình hình thành dài, chứa đựng toàn bộ những thăng trầm của cả một đất nước nên thông qua những nét văn hóa đó mà thế hệ sau có thể cảm nhận được những truyền thống văn hóa của ông cha ta.

– Văn hóa thực hiện chức năng giao tiếp và thể hiện được là cầu nối gắn kết giữa con người với con người, gắn kết thế hệ trước với thế hệ sau.

– Văn hóa còn có chức năng giáo dục, đây được coi là một trong những chức năng quan trong nhất của văn hóa, giúp cho thế hệ sau thấu hiểu về lịch sử dân tộc, đảm bảo được sự lưu giữ và ngày càng phát triển.

– Văn hóa góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Do văn hóa thể hiện cho nét đẹp của một đất nước, là một trong những yếu tố thu hút được bạn bè du khách quốc tế đến tham quan và khám phá văn hóa Việt Nam.

Giá trị văn hóa như thế nào?

Từ việc hiểu rõ hơn về Văn hoá là gì chúng ta lại càng hiểu hơn về các giá trị của văn hoá trong cuộc sống hàng ngày. Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử chống giặc ngoại sâm giành độc lập dân tộc hết sức đặc biệt từ đó văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam có những giá trị, phẩm chất độc đáo.

Ðó là tinh thần nồng nàn yêu nước và nhân văn, anh hùng trong chiến đấu, nhưng tinh tế trong ứng xử; đó là sáng tạo trong lao động, nhưng giản dị trong lối sống; đó là tinh thần đoàn kết cộng đồng, là lòng khoan dung, cởi mở, giàu năng lực tiếp biến…

Đó là biểu hiện cũng giá trị văn hoá, chính những giá trị văn hóa ấy đã gắn kết các cá nhân thành cộng đồng, cùng chung tay dựng xây đất nước, cùng ra sức bảo vệ non sông, cùng chia sẻ những nỗi đau trong thiên tai, địch họa, cùng khát vọng về một đất nước hoà bình, độc lập dân tộc…

Cho đến hiện tại, thời kỳ hoà bình trở lại, đất nước không còn ngoại xâm, không còn chiến tranh thì Văn hóa không chỉ giới hạn tầm vóc trong chiều sâu những phẩm giá tinh thần mà nó còn là nguồn lực trực tiếp cho sự phát triển đất nước.

Văn hóa vẫn là một lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, sự vững chắc của mỗi cộng đồng và rộng hơn là sự phát triển của mỗi quốc gia.Nét đẹp, giá trị văn hoá bao đời vẫn còn mãi, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và hướng con người, xã hội loài người theo các giá trị Chân – Thiện – Mỹ.

Tuy nhiên không thể kể đến một số tác động của xu thế công nghiệp hóa và Hậu hiện đại hóa, Tác động của toàn cầu hóa, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm ảnh hưởng đến giá trị của văn hoá Việt Nam hiện tại.

Và để hạn chế việc ảnh hưởng đến giá trị văn hoá thì nhà nước Đảng ta cần có những biện pháp để Xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng được yêu cầu xây dựng đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.

Muốn vậy thì khi Xây dựng hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam phải chú ý tới vấn đề bảo vệ bản sắc dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại bằng việc những giá trị văn hóa truyền thống cần duy trì, kế thừa và phát huy, những cái sai trái, lệnh lạc cần nghiêm túc phê bình.

Các loại hình văn hóa ở nước ta hiện nay

Nhắc đến các loại hình văn hoá ở Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể kể đến 04 nét văn hoá đặc trưng đó là văn hoá cộng đồng, Văn hoá vùng lãnh thổ, Văn hoá sinh thái, văn hoá cá nhân.

Song vì giới hạn bài viết nên trong nội dung bài chúng tôi sẽ nhắc đến văn hoá cộng đồng. Với văn hoá cộng đồng phải kể đến các nét văn hoá nhỏ trong cộng đồng như: văn hoá tộc người, văn hoá quốc gia Việt Nam, văn hoá làng, Văn hoá gia đình, gia tộc và dòng họ, Văn hoá tôn giáo tín ngưỡng, Văn hoá nghề nghiệp.

Tuy nhiên chúng tôi sẽ làm sán tỏ nét văn hoá gia đình, gia đình và dòng họ vì có lẽ đây là một loại hình văn hoá, một nét đẹp văn hoá gần gũi, giản dị nhất trong cuộc sống hàng ngày mà trong chúng ta ai cũng thường gặp.

Truyền thống của Việt nam ta luôn trong một mối quan hệ đoàn kết, nhất là mối quan đệ Gia đình – gia tộc – dòng họ là các hình thức cộng đồng cùng huyết thống, một kiểu tập hợp, liên kết sớm nhất của con người.

Từ ngày xưa đã hình thành các dạng thức văn hoá đặc thù này, mà người xưa thường gọi là gia phong. Gia phong là “nếp nhà”, tuỳ theo mỗi địa phương, mỗi tộc người, thậm chí truyền thống mỗi gia đình có những sắc thái riêng về gia phong, thể hiện qua cách tổ chức gia đình (phụ hệ hay mẫu hệ), nghề nghiệp, học vấn, quan hệ và chuẩn mực ứng xử, cách thức giáo dục

Gia phong, gia tộc, gia đình giữ vai trò quan trọng tạo dựng văn hoá và nhân cách của con người, đó là:

– Góp phần tạo dựng và củng cố ý thức cộng đồng, từ cộng đồng gia tộc, dòng họ đến cộng đồng làng xã, dân tộc và quốc gia…, từ đó giáo dục và nâng cao chủ nghĩa yêu nước, là môi trường tốt rèn luyện, sản sinh ra những con người kiên cường chiến đấu, sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do, cho nghĩa lớn của dân tộc.

– Góp phần xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc thế kỉ XX…

– Là môi trường giáo dục con người, môi trường để nhập thân văn hoá, trao truyền văn hoá từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ở đó con người được học tập, trau dồi ngôn ngữ, trí tuệ, kinh nghiệm sản xuất, ứng xử xã hội, ý thức văn hoá, ý thức cội nguồn…

Song loại hình văn hoá gia đình- dòng họ bên cạnh những nét tích cực đáng ghi nhận thì cũng thể hiện những hạn chế, tiêu cực, như tư tưởng phe cánh, bè phái; chế độ mẫu hệ, lợi dụng tâm linh, tín ngưỡng để mưu cầu lợi ích riêng, gây phiền hà, tốn kém; tư tưởng gia trưởng, tôn ti trên dưới, chèn ép, cản trở tự do cá nhân…