Không thể phủ nhận thuốc paracetamol điều trị khá hiệu quả các bệnh giảm đau nhưng ngoài những tác dụng chữa bệnh rất tốt đó thì thuốc paracetamol cũng có nhiều tác dụng phụ đáng sợ nếu dùng quá liều.
Theo tờ hướng dẫn sử dụng của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây (trong ảnh) cho biết, khi dùng thuốc paracetamol rất dễ buồn nôn, nôn, và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p – aminophenol.
Uống dài ngày liều cao thuốc paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Ngoài ra cũng có thể bị nhiễm độc paracetamol do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương; sững sờ, hạ thân nhiệt; mệt lả; thở nhanh, nông; mạch nhanh, yếu, không đều; huyết áp thấp; và suy tuần hoàn. Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm, tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật ngẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.
Khi uống quá liều paracetamol (người lớn 6-10g/24 giờ) gan không đủ lượng glutathion để giải độc. Chất -N-acetylbenzoquinonimin tích lại sẽ phân hủy tế bào gan, dẫn đến hoại tử không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê rồi tử vong (như vậy paracetamol dùng đường uống nguy hại hơn tiêm và đặt hậu môn).
Những đối tượng không nên dùng paracetamol
Thứ nhất thuốc paracetamol trên thị trường chứa sulfit có thể gây phản ứng kiểu dị ứng, gồm cả phản vệ và những cơn hen đe dọa tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn ở một số người quá mẫn. Sự quá mẫn như vậy có vẻ thường gặp ở người bệnh hen nhiều hơn ở người không hen.
Đối với những người bị bệnh thiếu máu cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc paracetamol vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ. Những người uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan nếu dùng paracetamol.
Mặc dù chưa xác định được tính an toàn của paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với phát triển thai. Tuy nhiên chỉ nên dùng paracetamol ở người mang thai khi thật cần.
Đối với những người khi đang dùng thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.
Cần hết sức lưu ý trong trường hợp, không đau, không sốt trên 38,5oC, không dùng thuốc có paracetamol. Khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, cần kiểm tra công thức thuốc, tránh trùng lặp thuốc có paracetamol (sẽ sinh quá liều).
Trong thời gian dùng thuốc chứa paracetamol: không uống nước có ethanol (bia, vang, rượu, rượu thuốc…). Không uống thuốc có chứa barbiturat (như phenobarbital…) isoniazit, carbamazepin, phenyltoin.
An Dương/ViệtQ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!