Để tính toán mức sinh trưởng của dân số về mặt sinh học người ta sử dụng nhiều loại tỷ suất khác nhau và mỗi loại lại có ý nghĩa riêng, được tính toán theo những cách riêng. Vậy tỷ suất sinh là gì? có bao nhiêu loại? và được sử dụng khi nào?
Tỷ suất sinh là đơn vị đo mức sinh được tính bằng tương quan giữa số trẻ sinh ra với số dân tương ứng tại một địa phương. Cũng như các tỷ suất khác của quá trình dân số, tỷ suất sinh được chia thành: tỷ suất sinh chung, tỷ suất sinh đặc trưng (nam, nữ) và tỷ suất sinh riêng (tuổi tác)…
Các loại tỷ suất sinh
Tỷ suất sinh thô (CBR – Crude Birth Rate): được sử dụng rộng rãi trong dân số học, đó là tỷ số giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời gian ấy với đơn vị tính bằng phần nghìn. Tỷ suất sinh thô được tính theo công thức :
CBR = (Số trẻ em sinh ra trong năm / Tổng số dân trung bình của năm) * 1000
Trong công thức trên, số dân trung bình của năm được tính từ ngày đầu của năm (1 tháng 1) đến ngày cuối của năm (31 tháng 12). Số dân trung bình thường cũng được coi là số dân vào thời điểm giữa năm (1 tháng 7).
Trị số của tỷ suất sinh thô có sự biến động theo thời gian và không gian, trị số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cường độ của quá trình sinh đẻ, cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính và cả tình hình hôn nhân. Vì vậy tỷ suất sinh thô chỉ là một khái niệm phản ánh gần đúng mức sinh thực tế nhưng có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, dễ so sánh nên được dùng khá phổ biến.
Để đánh giá mức độ về tỷ suất sinh thô, người ta có sự phân loại như sau:
Mức độTỷ suất sinh thô (CBR)Thấpdưới 16%Trung bình16 – 24%Tương đối cao25 – 29%Cao30 – 39%
Tỷ suất sinh chung (GFR – General Fertility Rate): là tỷ suất thể hiện mối tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm và còn sống so với số phụ nữ trung bình ở lứa tuổi sinh đẻ trong cùng thời gian đó. Đơn vị tính là phần nghìn.
GFR = (Số trẻ em sinh ra còn sống / Tổng số phụ nữ trung bình ở lứa tuổi sinh đẻ) * 1000
Trong công thức trên có vấn đề cần lưu ý là độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ. Có hai quan niệm về độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ: ở phần lớn các nước đều coi độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ là từ 15 đến 49 tuổi; tuy nhiên ở các nước có mức sinh thấp lại coi độ tuổi này là từ 15 đến 44 tuổi. Tổng số phụ nữ trung bình ở độ tuổi sinh đẻ là con số được tính vào thời điểm giữa năm (1 tháng 7). Tỷ suất sinh chung phản ánh mức sinh chính xác hơn tỷ suất sinh thô và giữa hai tỷ suất này có mối liên hệ như sau:
CBR = GFR * k
Trong đó k là hệ số thể hiện số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi hoặc 15-44 tuổi) so với tổng số dân. Hệ số k thường dao động trong khoảng từ 20 – 30%.
Nói chung tỷ suất sinh chung phụ thuộc vào cơ cấu tuổi của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi (hoặc 44). Mức sinh ở tuổi 15 hầu như không đáng kể, ở độ tuổi 20 30, mức sinh đại trị số cao nhất, rồi dần dần giảm cho đến tuổi 49.
Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASBR : Age – specific Birth Rate): là đơn vị đo mức sinh chính xác hơn các tỷ suất kể trên. Tỷ suất này được tính bằng tỷ số giữa trẻ em sinh ra trong năm và số phụ nữ theo từng nhóm tuổi tương ứng.
Trong việc nghiên cứu dân số học, người ta còn thường dùng trị số tổng tỷ suất sinh (TFR Total Fertility Rate) để thể hiện tổng tỷ suất sinh theo lứa tuổi của tất cả các khoảng cách tuổi.
Đây chính là trị số nói lên số trung bình về số con sinh ra còn sống trong cả cuộc đời của một phụ nữ. Trị số này hay được dùng và được coi là một đơn vị đo chính xác nhất vì nó vừa nói lên số con sinh ra (trung bình) của một phụ nữ (trong suốt cả cuộc đời) đồng thời vẫn giữ được sự phân hóa mức sinh ở từng lứa tuổi (không phụ thuộc vào mức tử vong và những thay đổi về lứa tuổi).
Để đánh giá mức độ của tổng tỷ suất sinh, người ta thường xếp theo các loại như sau:
Mức độTổng tỷ suất sinh (TFR)Thấpdưới 2,15Trung bình2,1 – 4,0Caotừ 4,0 trở lên
Trị số của tổng tỷ suất sinh trên thế giới khá ổn định ở mức 5 con trên một phụ nữ suốt trong thời gian từ 1950 – 1955 đến 1965 – 1970, nhưng đến 1975 – 1980 thì giảm nhanh xuống 3,9 con và sau đó còn giảm 8% trong thời gian từ 1985 – 1990 đến 1990 – 1995.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!