Tụ dịch màng đệm bao lâu thì khỏi

Khi chảy máu nhiều, không cầm, tăng dần khiến tử cung co bóp và đẩy máu tụ ra ngoài. Do lúc này thai nhi mới hình thành nên trong quá trình co bóp đẩy máu ra ngoài kéo theo cả khối thai dẫn đến hiện tượng sảy thai.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai nhi 34 tuần tuổi sinh non: Nguyên nhân và những biến chứng xảy ra

Tụ dịch màng nuôi có gây dị tật thai nhi?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Tụ dịch màng nuôi có gây dị tật thai nhi? Hầu hết các trường hợp tụ dịch màng nuôi không gây hại cho bé.

Các khối máu tụ vừa và nhỏ sẽ thường tự biến mất, bé vẫn sinh nở khỏe mạnh. Trong trường hợp cục máu tụ lớn hoặc tụ dịch màng nuôi xảy ra vào cuối thai kỳ, bác sĩ có thể chỉ định mẹ thăm khám thường xuyên hơn để theo dõi các biến chứng thai kỳ.

Tuy nhiên, để tránh những điều không hay xảy ra, ngay từ khi có dấu hiệu tụ dịch màng nuôi, cần điều trị càng sớm càng tốt để cải thiện tình trạng.

Một biến chứng khác có thể xảy ra khi bị tụ dịch màng nuôi là bong nhau thai, một biến chứng nghiêm trọng khi nhau thai tách ra khỏi niêm mạc tử cung.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nhau thai là gì? Những vấn đề của nhau thai mẹ bầu cần biết

Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết?

Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Đây là thắc mắc mẹ bầu quan tâm. Bởi những người mới phát hiện bị tụ dịch màng nuôi hay bị tụ dịch màng nuôi từ vài ngày đến vài tuần mà không thấy khỏi sẽ lo lắng dù đã được bác sĩ tư vấn.

Thông thường, sang tháng thứ 4 hiện tượng này sẽ hết nếu mẹ làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các mẹ không nên quá lo lắng, bởi lo lắng sẽ càng khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn.

tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết 2
Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết?

Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Để điều trị nhanh khỏi, mẹ cần hạn chế đi lại, vận động nhiều hay là mang vác vật nặng.

Trường hợp bị tụ dịch màng nuôi, mẹ nên xin nghỉ làm ở nhà nghỉ ngơi khoảng một vài tuần để đảm bảo sức khỏe, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Đồng thời mẹ bầu cần kiêng quan hệ, không xoa vê đầu vú, tránh các thực phẩm gây tăng co. Ngoài ra, mẹ cần thăm khám sát theo hẹn để theo dõi, điều trị kịp thời.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ? Vợ chồng có muốn “yêu” cũng phải nhịn vì lý do này

Tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi và cách chăm sóc bà bầu

Khi bị tụ dịch dưới màng nuôi thì việc chăm sóc bà bầu hết sức quan trọng và vì thế các mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau để sớm hồi phục:

  • Tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi: Khi bị tụ dịch màng nuôi thì nằm nghiêng về bên trái khi ngủ sẽ tốt cho thai nhi và máu được lưu thông tốt.
  • Mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi cần phải có chế làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh làm việc quá sức dễ ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và uống đủ lượng nước cơ thể cần trong giai đoạn thai kỳ.
  • Cần kiêng chuyện ‘chăn gối’ khi bị tụ dịch dưới màng nuôi. Tránh xoa vê đầu vú.
  • Mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi nên đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi lượng dịch tăng hay giảm, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
  • Ăn tăng cường chất xơ, vitamin, uống nhiều nước để tránh táo bón. Đồng thời điều trị các bệnh lý gây ho, hắt xì…làm tăng áp lực ổ bụng.

Một số phương pháp điều trị hiệu quả

Tùy từng trường hợp tụ dịch màng nuôi, sẽ cần điều trị bằng tiêm hoặc uống thuốc nội tiết kết hợp với giảm co theo chỉ định của bác sĩ. Trong 3 tháng đầu, nhiều trường hợp có hình ảnh tụ dịch dưới màng nuôi nên không cần quá lo lắng.