KHÁI NIỆMMÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

KHÁI NIỆM

Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định,và sau khoảng thời gian đó họ sẽ nhận được số tiền lời nào đó. Số tiền lời đó được gọi là lợi tức. Tư bản cho vay là một hình thức tư bản xuất hiện từ trước chủ nghĩa tư bản. Điều kiện tồn tại của tư bản cho vay là sản phẩm trở thành hàng hóa và tiền tệ đã phát triển các chức năng của mình. Trước chủ nghĩa tư bản, hình thức đặc trưng của tư bản cho vay là tư bản cho vay nặng lãi (cho vay với lãi suất cắt cổ, lãi mẹ đẻ lãi con). Giai cấp tư sản ngay từ khi ra đời, trong quá trình chuyển thành giai cấp thống trị đã đấu tranh chống lại tư bản cho vay nặng lãi và đứng ra tổ chức lấy sự vay mượn của mình để thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.

NGUỒN GỐC Tư bản cho vay là hình thức tư bản đã tồn tại trước chủ nghĩa tư bản rất lâu. Nó ra đời trong thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủ, trên cơ sở phát triển của phân công xã hội, của chết độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự bất bình đẳng trong tài sản. Trong quá trình chuyển thành giai cấp thống trị, giai cấp tư sản đã dấu tranh chống thứ tư bản cho vay. Tư bản cho vay chính là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra hoạt động tròn lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hoá-tiền tệ đạt đến trình độ xuất hiện tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, trong khi lại có những người cần tư bản để mở rộng sản xuất hoặc thiếu tư bản lưu động… Tư bản cho vay thực hiện vai trò môi giới giữa người cho vay và người đi vat, thể hiện quan hệ tín dụng tư bản chỉ nghĩa

CHỨC NĂNG

+Đối tượng của tư bản cho vay rất đa dạng, chẳng hạn giai cấp thống trị, hay những người có tiền của nhưng nguồn thu lãi suất chủ yếu và chắc chắn của nó thì lại chỉ có một. Do tư bản cho vay và tư bản thương nghiệp đều được tách ra từ tư bản công nghiệp nên tư bản cho vay phụ thuộc nhiều vào sự vận động của tư bản công nghiệp, và phần nào cũng là từ tư bản thương nghiệp. Nhà tư bản đi vay về, phải sử dụng tư bản tiền tệ ấy vào việc sản xuất, và chỉ sau khi lần lượt trải qua ba giai đoạn tuần hoàn của nó, tư bản mới mang lại giá trị thặng dư, một phần giá trị thặng dư phải đem nộp cho nhà tư bản cho vay tiền. Bộ phận giá trị thặng dư này được gọi là lợi tức. Nếu người đi vay là nhà tư bản công nghiệp thì lợi tức là số tiền khấu trừ vào lợi nhuận trung bình mà nhà tư bản công nghiệp thu được. Nếu người đi vay là nhà tư bản thương nghiệp thì lợi tức là số tiền khấu trừ vào lợi nhuận trung bình mà nhà tư bản thương nghiệp thu được. Về phía nhà tư bản đi vay, thì vì họ không có tư bản hoạt động đề đưa vào sản xuất kinh doanh để rồi cho ra lợi nhuận. Còn về phía tư bản cho vay thì họ nhường quyền sở hữu tư bản của mình cho người khác trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, và sau đó họ thu được lợi tức. +Tư bản cho vay là hàng hoá vì nócũng có giá trị và giá trị sử dụng, có người mua, có người bán, có giá cả và giá cả của nó cũng lên xuống theo quan hệ cung cầu, nếu cung thấp hơn cầu thì giá trị của hàng hóa tăng và ngược lại,..ưng tư bản cho vay là loại hàng hoá đặc biệt, bởi vì người bán không mất quyền sở hữu giống như trong quan hệ mua bán. Khi người mua sử dụng thì giá trị và giá trị sử dụng của nó không mất đi, mà còn tăng lên, nhiều hay ít là do khả năng tạo ra lợi nhuận của nó quyết định. Cũng tương tự như số tiền chúng ta gửi vào ngân hàng, nếu số tiền càng nhiều thì số tiền lãi đẻ ra là nhiều hơn. Thực ra sự vận động của tư bản cho vay không thể tách rời sự vận động của tư bản công nghiệp. Sở dĩ tiền tệ dưới dạng tư bản cho vay tăng lên được là do trong thực tế nó vận động theo công thức: T-T’-H (SLD+TLSX)…+SX..’-T’-T. Trong đó T-T’ và T’-T chỉ là điểm mở đầu và điểm kết thúc,là sự

chuẩn bị và kết quả vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Đóng vai trò trung gian luân chuyển tiền tệ song tư bản cho vay là phần không thể thiếu trong xã hội tư bản. Tư bản công nghiệp có vốn để tiếp tục sản xuất hoặc tái sản xuất mở rộng, kéo theo tư bản thương nghiệp được mở rộng phạm vi hoạt động và đẩy mạnh kinh doanh, thị trường.

NGUỒỒN

  1. Tư bản cho vay (vi.wikipedia/wiki/T%C6%B0_b%E1%BA%A3n_cho_vay)

  2. “Phân tích tư bản cho vay và lợi tức cho vay” (123docz//document/4838612-phan- tich-tu-ban-cho-vay-va-loi-tuc-cho-vay)

3 “Tiểu luận tư bản cho vay và ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản liên hệ với ngân hàng Việt Nam” (123docz/document/3677049-tieu-luan-tu-ban-cho-vay-va-ngan-hang-trong- chu-nghia-tu-ban-lien-he-voi-ngan-hang-viet-nam)