Đại học Harvard – Làm sao để được học ở ngôi trường danh tiếng nhất thế giới?

Dưới đây là bài viết hướng dẫn dành cho các bạn muốn được nhận vào trường Đại học Harvard. Bạn nên đọc hết bài nếu thực sự nghiêm túc muốn học trường này.

Đại học Harvard là ngôi trường “lâu đời, giàu có và nổi tiếng nhất của Mĩ”, là ngôi trường top 1 thế giới. Và cũng có không hề ít du học sinh Việt Nam đang học tập tại ngôi trường danh giá này.

Lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Harvard

Trường Đại học Harvard là tổ chức giáo dục đại học lâu đời nhất ở Hoa Kì, được thành lập vào năm 1636 tại thành phố Cambridge, bang Massachusetts bởi Cơ quan Lập pháp Thuộc địa Vịnh Massachusetts. Không lâu sau, trường lấy tên của John Harvard, người đã hiến tặng của cải cho trường.

Thành phố Cambridge được mệnh danh là thành phố đại học. Bên cạnh Harvard, đây còn là nhà của trường Đại học MIT danh giá. Ngoài ra, thành phố này có rất nhiều bảo tàng và phòng trưng bày với một lượng đáng kể các hiện vật lịch sử và kiến ​​thức có giá trị.

Trường Đại học Harvard có 13 đơn vị học thuật (gồm 12 phân khoa đại học & Viện Nghiên cứu Nâng cao Radcliffe với các khuôn viên nằm rải rác khắp đô thị Boston. Khuôn viên chính của trường rộng 85ha, toạ lạc tại thành phố Cambridge, cách Boston khoảng 4,8 km.

Trường Kinh doanh Harvard và rất nhiều cơ sở thể thao của trường tọa lạc tại một khuôn viên rộng 358 mẫu Anh, đối diện với khuôn viên Cambridge tại Allston.

Trường Y khoa, trường Nha khoa và trường Y tế cộng đồng Harvard đặt tại khuôn viên rộng 21 mẫu Anh tại Khu học thuật và Y khoa Longwood, cách Boston 5,3km về phía Tây Nam và cách khuôn viên Cambridge 5,3 km về phía Nam.

Vào năm 2018, trường có khoảng 36.000 sinh viên, bao gồm khoảng 6.700 học cao đẳng Harvard, 13.100 học sau đại học và chuyên nghiệp, và 16,200 học tại các trường và cao đẳng trực thuộc Harvard. Bên cạnh đó là khoảng 2.400 giảng viên và hơn 371.000 cựu sinh viên sinh sống và làm việc tại hơn 202 quốc gia. Có 48 người đoạt giải Nobel, 32 nguyên thủ quốc gia và 48 người đoạt giải Pulitzer.

Theo chia sẻ của giáo sư Drew Gilpin Faust, hiện đang có 16 du học sinh Việt Nam theo học tại trường Đại học Harvard.Trường Đại học Harvard

Những đặc điểm nổi bật của trường Đại học Harvard

Kể từ khi thành lập, trường Đại học Harvard luôn theo đuổi sự hoàn hảo trong việc giảng dạy và nghiên cứu. Vì vậy mà trường luôn mang đến những trải nghiệm học tập tuyệt vời cho sinh viên.

Hàng năm, Academic Ranking of World Universities (ARWU) luôn xếp hạng trường Harvard là trường đại học tốt nhất thế giới. Trường cũng thường nằm trong top đầu các trường đại học tốt nhất thế giới trong các bảng xếp hạng danh tiếng khác như Times Higher Education, QS Worlds Universities Rankings, tạp chí Forbes.

Trường Đại học Harvard

Là trường đại học nghiên cứu hàng đầu, quỹ nghiên cứu của trường Đại học Harvard được tài trợ hơn 800 triệu USD mỗi năm. Trường có hơn 100 trung tâm nghiên cứu trong khuôn viên trường và trên toàn thế giới. Phạm vi hoạt động nghiên cứu tại Harvard rất sâu rộng. Các học giả Harvard tham gia vào hầu hết các lĩnh vực và luôn tìm cách mở rộng kiến thức của con người.

Hệ thống giáo dục của trường Đại học Harvard

Trường Harvard có 12 trường cấp bằng và Viện nghiên cứu Nâng cao Radcliffe, cung cấp nhiều khóa học đại hoc, sau đại học và khóa nghiên cứu.

  • Khoa Khoa học và Nghệ thuật
  • Cao đẳng Harvard
  • Giáo dục Thường xuyên
  • Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học
  • Trường Kĩ thuật và Khoa học Ứng dụng Harvard John A. Paulson
  • Trường Kinh doanh
  • Trường Nha
  • Trường Thiết kế
  • Trường Thần học
  • Trường Chính phủ Kennedy
  • Trường Luật
  • Trường Y tế
  • Học viện nghiên cứu Radcliffe
  • Trường Giáo dục
  • Trường Y tế Cộng đồng Harvard T.H. Chan

Cơ sở vật chất của trường Đại học Harvard

  • Hầu hết các lớp học ở trường Đại học Harvard có số lượng sinh viên khoảng 20-50 người / lớp. Sĩ số lớn khiến sinh viên phải tập trung cao độ mọi lúc. Một giáo sư không thể trợ giúp cho quá nhiều sinh viên nên hầu hết mọi người đều phải chủ động.
  • Hệ thống thư viện: Có hệ thống thư viện lớn nhất nước Mĩ với hơn 80 thư viện, chứa đến 18 triệu tài liệu. Đây cũng là thư viện được nhiều người ghé qua nhất nước Mĩ.
  • Hệ thống bảo tàng: Bảo tàng Arthur M. Sackler, Bảo tàng Busch-Reisinger, Bảo tàng Nghệ thuật Fogg, Bảo tàng Khoáng chất Harvard, Bảo tàng Thực vật Harvard, Bảo tàng Động vật Đối chiếu, Trung tâm Nghệ thuật Thị giác Carpenter, Bảo tàng Khảo cổ và Nhân học Peabody, và Bảo tàng Semitic.
  • Dịch vụ: Là một ngôi trường lớn danh tiếng và giàu có bậc nhất nên các dịch vụ về y tế cho sinh viên và cán bộ luôn ở mức tốt nhất.

Những cựu sinh viên nổi tiếng của trường đại học Harvard

  • Jared Kushner: con rể kiêm cố vấn cao cấp của Tổng thống Mĩ Donald Trump. Anh tốt nghiệp cử nhân ngành Chính quyền học tại trường Harvard vào năm 2003 và đang làm việc ở Nhà Trắng.
  • Lloyd Blankfein: là CEO của Goldman Sachs. Ông tốt nghiệp B.A vào năm 1975 và tiến sĩ ngành luật năm 1978. Hiện Goldman Sachs là một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới với tổng giá trị tài sản lên đến 938 tỉ USD.
  • Stephen Breyer, Elena Kagan, Anthony Kennedy, Antonin Scalia: những thẩm phán của Tòa án Tối cao Mĩ. Hơn một nửa thẩm phán Tòa án Tối cao Mĩ hiện nay là cựu sinh viên trường Đại học Harvard.
  • Cựu Tổng thống Barack Obama nhận bằng tiến sĩ Luật loại xuất sắc của Harvard vào năm 1991.
  • Michelle Obama: cựu Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kì, phu nhân cựu Tổng thống Hoa Kì Barack Obama cũng có bằng tốt nghiệp của Viện Đại học Princeton và Trường Luật Viện Đại học Harvard.

  • Michael Bloomberg: cựu thị trưởng New York, tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh năm 1966.
  • Sheryl Kara Sandberg: quản trị viên công nghệ, nhà hoạt động xã hội, tác giả viết sách người Mĩ. Cô tốt nghiệp loại xuất sắc ngành Kinh tế học tại trường Harvard vào năm 1991. Hiện cô là Giám đốc Điều hành (COO) của Facebook và là người sáng lập trang Leanin.org.
  • Jamie Dimon: CEO của JPMorgan Chase, tốt nghiệp MBA vào năm 1982. Ông đứng thứ 18 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes. Hiện ông đang điều hành một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới.

Chi phí học tập ở trường Đại học Harvard

Học phí $45.278 Chi phí nhà ở Tùy trường hợp Sách vở và Vật phẩm thiết yếu $1.000 Các chi phí khác Tùy trường hợp

Mức học phí chính thức của trường luôn khiến nhiều sinh viên lo ngại: hơn $45.000/năm. Nhưng thực ra rất ít người phải trả đúng chi phí này.

Số lượng sinh viên nhận hỗ trợ tài chính 72% Tổng mức hỗ trợ tài chính trung bình cho mỗi sinh viên $46.044

Dưới đây là mức giá trung bình mỗi sinh viên phải trả dựa trên thu nhập của gia đình họ:

Thu nhập gia đình Giá ròng trung bình 0 – 30.000 USD 3.294 USD 30.001 – 48.000 USD 1.665 USD 48.001 – 75.000 USD 6.577 USD 75.001 – 110.000 USD 11.222 USD 110.000+ USD 44.238 USD

Học bổng của trường Đại học Harvard

Với mong muốn tạo điều kiện cho sinh viên, trường Đại học Harvard có rất nhiều học bổng giá trị, được thiết kế để hoàn toàn đáp ứng nhu cầu tài chính của toàn bộ sinh viên. Du học sinh cũng nhận được hỗ trợ tài chính tương đương với sinh viên bản xứ.

Để xin được học bổng từ trường thì bạn phải có nền tảng học thuật vững chắc và thành tích ngoại khóa ở cấp 3, đồng thời phải duy trì thành tích đó cho đến khi tốt nghiệp.

Làm sao để đỗ vào trường Đại học Harvard

Chỉ có khoảng 5% hồ sơ nộp vào đại học Harvard mỗi năm là được chấp nhận. Bạn thật sự phải cố gắng gấp 100 lần nếu như bạn không phải là thần đồng mà vẫn muốn học tại đây.

Điểm SAT là một trong nhiều yếu tố đầu vào của trường Đại học Harvard, hãy cố gắng luyện thi SAT nhiều nhất có thể. Điều này bắt đầu bằng việc học tập thật tốt ở trường Trung học Phổ thông, cố gắng kiếm càng nhiều thành tích trong học tập càng tốt.

Thứ hai, bạn cần phải phát triển các kĩ năng cá nhân và kĩ năng cộng đồng. Các giải về năng khiếu thể thao hay nghệ thuật rất có ích. Bên cạnh đó là các chứng chỉ du học hè, tham gia các hoạt động tình nguyện cũng rất có lợi cho hồ sơ của bạn.

Điều cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng đó chính là trình độ tiếng Anh của bạn. Tốt nhất nên rèn luyện để có IELTS từ 8.0 trở lên thì bạn mới có cơ hội đánh bại gần 100 hồ sơ kia.

Yêu cầu ứng tuyển chung của trường Đại học Harvard

Bên cạnh SAT và ACT, hồ sơ bạn còn cần các tài liệu sau:

  • Học bạ (bắt buộc)
  • Bài luận giới thiệu bản thân (bắt buộc)
  • Thư giáo thiệu của giáo viên
  • Xếp hạng trường
  • Điểm trung bình (GPA)

Các yêu cầu đầu vào của trường sẽ khác giữa sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế. Nếu ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Anh, bạn phải có điểm TOEFL iBT tối thiểu 100 hoặc IELTS tối thiểu 7.0.

Sau khi trúng tuyển vào trường Đại học Harvard, bạn sẽ cần có VISA du học. Quá trình xin cấp VISA tuy không khó như việc chuẩn bị hồ sơ nộp cho trường nhưng cũng gồm nhiều bước.

Yêu cầu về điểm SAT của trường Đại học Harvard

Thông thường, trường Đại học Harvard yêu cầu bạn phải có điểm SAT hoặc ACT. Tuy nhiên, trong năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch, trường hủy bỏ yêu cầu này trong hồ sơ. Sinh viên vẫn có thể nộp để ghi điểm với bộ phận tuyển sinh.

Điểm SAT trung bình của các ứng viên được nhận vào trường Harvard là 1515. Với mức điểm cao ngất ngưởng này, không ít bạn thắc mắc làm thế nào để được nhận vào đại học Harvard. Bạn có thể thi SAT nhiều lần. Chúng tôi thường khuyến khích các ứng viên làm bài kiểm tra này khoảng 6 lần để có thể đạt được điểm số cao nhất.

Yêu cầu về điểm ACT của trường Đại học Harvard

Bạn có thể làm bài kiểm tra ACT thay thế cho SAT. Điểm trung bình của các ứng viên trúng tuyển là 67. Vì trường không ưu tiên SAT hay ACT hơn phương án còn lại, bạn nên chọn làm bài thi nào mà bạn cảm thấy tự tin hơn.

Bài luận ứng tuyển vào trường Đại học Harvard

Bài luận này là một trong những thành phần quan trọng nhất trong hồ sơ xin vào bất cứ trường đại học nào tại Mĩ chứ không chỉ riêng trường Harvard.

Đây là cơ hội duy nhất để bạn có thể cho thành viên trong Ban tuyển sinh biết về bản thân. Họ không thể hiểu hết được con người bạn chỉ qua những điểm số và thành tích. Nên với bài luận này, bạn phải nêu bật được con người và tính cách của bạn.

Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng khi làm bài luận:

  • Hãy viết về những điều quan trọng với bạn.
  • Đừng chỉ kể lại những sự kiện trong đời của bạn! Hãy nêu cả các bài học, suy nghĩ mà bạn rút ra được. Trường Đại học Harvard muốn nghe về những bài học bạn đã rút ra, về các sự kiện đã làm chuyển hướng cuộc đời hoặc ảnh hưởng tới quyết định của bạn.
  • Hãy viết nhiều bản nháp để có được bài luận tốt nhất!
  • Tiếng Anh của bạn PHẢI HOÀN HẢO. Hãy kiểm tra kĩ càng và đừng gửi bài luận khi chưa thể xác định rằng ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh trong bài đã chuẩn xác 100%.
  • Hãy nhờ ít nhất một người nói tiếng Anh bản ngữ sửa bài luận của bạn.

Tạm kết

Tóm lại, nếu bạn xuất sắc thì bạn hoàn toàn có thể có cơ hội được học tại trường Đại học Harvard. Nhưng nếu không, vẫn còn vô vàn lựa chọn khác vừa sức với bạn. Hãy truy cập vào nv.edu.vn tìm hiểu thêm về các trường đại học khác nhé!

Các trường liên quan