Trẻ sơ sinh khóc nhiều quá có sao không

Tiếng khóc là cách giao tiếp duy nhất của trẻ sơ sinh với thế giới bên ngoài. Khi trẻ đang có cảm giác khó chịu, đau đớn, khóc giúp trẻ thông báo với cha mẹ sự bất ổn bên trong. Vậy liệu rằng trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày có nguy hiểm không? Và mẹ nên làm gì để giảm sự căng thẳng, khó chịu cho con? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm giải pháp mẹ nhé.

I – Tại sao trẻ sơ sinh lại có hiện tượng quấy khóc cả ngày?

Có rất nhiều lý do dẫn đến trẻ quấy khóc nhiều. Tiếng khóc của trẻ phản ánh nhu cầu nào đó hoặc đơn giản là để giải tỏa sự khó chịu của bé. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp mà cha mẹ nên lưu ý.

nguyen-nhan-tre-so-sinh-quay-khoc-ca-ngay nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày

1. Trẻ đói

Đói bụng gây ra sự khó chịu cho bé. Tiếng khóc như vừa để giải tỏa, vừa để gây sự chú ý và mong muốn được cha mẹ đáp ứng. Khi đói, trẻ thường có các biểu hiện đặc trưng:

  • Bé khóc tăng dần
  • Đầu ngọ nguậy, quay đầu hoặc dụi đầu về phía ngực mẹ
  • Chém miệng hoặc mút tay
  • Nếu chạm nhẹ tay vào khóe miệng bé sẽ thấy bé quay đầu và há miệng

Nếu có những dấu hiệu trên, chứng tỏ trẻ cần được cho bú ngay.

2. Trẻ cần thay bỉm

Nhiều bé rất nhạy cảm. Sau khi tè hoặc ị, bỉm nặng, ướt hoặc dính khiến bé khó chịu và cần được thay bỉm ngay lập tức. Khi bé có dấu hiệu khóc và ưỡn người, nhấc mông, cha mẹ cần kiểm tra bỉm xem con đã tè hay ị chưa. Sau khi được thay bỉm, bé sẽ hết khóc và trở lại bình thường.

3. Trẻ quá nóng hoặc quá lạnh

Nhiệt độ phòng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Nếu quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ có thể khóc để báo hiệu.

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ đang cảm thấy lạnh nếu lòng bàn tay bàn chân trẻ bị lạnh. Hoặc nếu trẻ quá nóng, có thể thấy trẻ toát mồ hôi ở vùng đầu, trán,…

Lúc này có thể điều chỉnh nhiệt độ điều hòa hoặc thay đổi quần áo của bé sao cho phù hợp.

4. Trẻ muốn được mẹ ôm ấp

Trẻ nhỏ rất cần sự âu yếm từ mẹ. Điều này giúp trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn. Bé có thể cảm nhận được sự thân thuộc từ hơi mẹ khi ấp ủ bé trong lòng.

Thông thường bé sẽ dịu ngay khi được mẹ bế và ôm vào lòng.

5. Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe

Trẻ có thể khóc vì đang cảm thấy đau, mệt hay khó chịu. Những vấn đề thường gặp nhất ở trẻ là:

  • Rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định và dễ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là khi mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, trẻ có thể cảm thấy đau bụng, đầy hơi, kèm theo các dấu hiệu bất thường như táo bón, tiêu chảy, phân sống…
  • Trẻ mọc răng. Giai đoạn đầu khi mọc răng có thể gây viêm sưng lợi, gây đau cho bé. Trẻ sẽ khóc nhiều, bú ít hơn bình thường. Mẹ có thể quan sát thấy răng bé nhú lên khỏi lợi. Trẻ có thể kèm theo sốt nhẹ, đi ngoài phân lỏng. Và thường sẽ tự hết sau vài ngày.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp. Trẻ sơ sinh rất hay gặp tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp. Có thể do sức đề kháng của trẻ còn yếu, chưa thể chống lại được các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Lúc này cần đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế để các bác sĩ điều trị đúng hướng.

Ngoài các vấn đề kể trên, nếu thấy trẻ có bất thường khác như:

  • Sốt cao
  • Khóc thét
  • Mẩn ngứa
  • Nôn trớ nhiều

Cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra tại các phòng khám hoặc bệnh viện uy tín để tìm ra nguyên nhân.

6. Trẻ bị căng thẳng

Nhiều người cho rằng, trẻ nhỏ chưa biết gì nên làm sao có thể cảm thấy căng thẳng. Nhưng sự thật là trẻ có thể cảm nhận được hết các tác động từ môi trường xung quanh. Tiếng ồn, ánh sáng quá mức, sự cãi vã, quá nhiều người ôm ấp,.. gây ra cho trẻ sự căng thẳng và khó chịu. Trẻ khóc là để giải tỏa bớt những căng thẳng đó.

7. Trẻ gặp hội chứng Colic – khóc dạ đề

Nếu trẻ sơ sinh khóc từ ba giờ trở lên một ngày, ba ngày hoặc nhiều hơn một tuần, trong ba tuần trở lên. Rất có thể trẻ đang gặp phải hội chứng Colic – hay còn gọi là khóc dạ đề. Tình trạng này thường sẽ giảm dần sau tháng thứ 3 – 4. Để hiểu hơn về hội chứng Colic và phương pháp giảm tình trạng này, cha mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại đây.

Nếu không được can thiệp sớm, trẻ khóc nhiều có thể dẫn đến những hệ lụy như thế nào. Cùng tìm hiểu tiếp nhé!

II – Ảnh hưởng của việc quấy khóc lên sức khỏe trẻ nhỏ

anh-huong-quay-khoc-len-suc-khoe-tre-nho

Trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày có thể dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Vậy trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày có nguy hiểm không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào tình trạng khác nhau của mỗi bé. Phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến trẻ khóc.

Nếu như trẻ hoàn toàn khỏe mạnh mà vẫn quấy khóc nhiều, có thể trẻ đang bước vào giai đoạn khó ở. Cha mẹ chỉ cần kiên nhẫn cùng con bước qua giai đoạn này.

Tuy nhiên, khi trẻ quấy khóc cả ngày, cũng có thể gây ra sự căng thẳng, ức chế cho cha mẹ. Hầu hết các trường hợp đều có thể giảm nhẹ mức độ quấy khóc của trẻ. Một số phương pháp sau có thể hữu ích đối với cha mẹ.

III – Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày

Nếu trẻ khóc quá nhiều, kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế tin cậy.

Ngoài ra, có một số giải pháp để làm dịu cơn khóc của trẻ ngay tại nhà mà cha mẹ có thể áp dụng

1. Giải quyết các nhu cầu: Cho ăn, thay bỉm

Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ khó chịu và cũng dễ cải thiện nhất. Chỉ cần giải quyết ngay là bé có thể tự dịu lại được.

2. Ôm trẻ vào lòng

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, nếu ôm ấp trẻ quá nhiều, trẻ sẽ bị phụ thuộc. Nhưng nếu quá phớt lờ khi trẻ khóc, có thể sẽ làm giảm sự kết nối mẹ con. Và trẻ nhỏ đôi khi cần cảm nhận sự an toàn trong vòng tay mẹ. Tùy thuộc vào quan điểm nuôi dạy con của mỗi người, mong rằng cha mẹ có thể cân bằng được giữa việc giúp trẻ tự lập và việc tăng sự gắn kết mẹ con.

3. Matxa cho trẻ

Matxa là phương pháp giúp trẻ thư giãn tốt nhất. Có thể tham khảo video dưới đây và áp dụng cho trẻ mỗi ngày.

4. Cho trẻ nghe những âm thanh nhẹ nhàng, có thể dùng tiếng ồn trắng

Những âm thanh nhẹ nhàng có thể tác động tốt lên sóng não. Giúp bé bớt căng thẳng, dễ ngủ hơn và tăng sự phát triển trí não. Nên cho trẻ nghe nhạc 3 lần trong ngày: Khi thức dậy vào buổi sáng, sau giấc ngủ trưa và trước khi đi ngủ buổi tối nên ru trẻ. Những bài nhạc nhẹ nhàng, phù hợp và quen thuộc giúp kích thích trẻ phát triển trí nhớ. Ngoài ra tiếng ồn trắng cũng rất phù hợp để tăng sự tập trung và giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

5. Hạn chế các kích thích như tiếng ồn, ánh sáng mạnh

Tiếng ồn hay ánh sáng mạnh là những nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Hạn chế những kích thích này có thể làm dịu đi cơn khóc của trẻ.

6. Cho bé mặc đồ thoáng, phù hợp với thời tiết, không quá bí hay quá chật

Quần áo không thoát được mồ hôi không chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu mà thậm chí còn khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Do đó, cần chọn những loại vải phù hợp với bé, quần áo không nên quá chật.

7. Bổ sung lợi khuẩn cho bé

Từ lâu, lợi khuẩn là giải pháp được áp dụng nhiều cho các bé từ khi sinh ra để tăng cường sức khỏe. Trong hệ vi sinh đường ruột của bé, lợi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là Bifidobacterium (chiếm 90% lượng lợi khuẩn tại đại tràng). Do đó có thể nói, Bifidobacterium là lợi khuẩn thiết yếu nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12 giúp bé cải thiện các triệu chứng khóc do rối loạn tiêu hóa, tăng sức đề kháng.

Những giải pháp trên đã được rất nhiều bà mẹ có con nhỏ áp dụng và thành công. Mong rằng bằng sự yêu thương và quan tâm của cha mẹ, các bé sẽ không còn phải quấy khóc cả ngày. Để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng của bé, vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.