Trẻ khó ngủ thiếu chất gì? | Vinmec

  • Lập thói quen ngủ: Duy trì các hoạt động trước ngủ theo thói quen có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn. Đó có thể là tắm nước ấm để thư giãn trước ngủ, bật đèn ngủ để kích thích cơ thể trẻ sản xuất hormone ngủ melatonin, khuyến khích trẻ đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc nghe kể chuyện với giọng đọc nhỏ và đều đều trước khi ngủ.
  • Nắm được nhu cầu ngủ trong độ tuổi của trẻ: Nhu cầu ngủ ở mỗi lứa tuổi là khác nhau. Ví dụ, trẻ lớn dần lên sẽ ngủ ít dần vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm, thời gian ngủ cũng rút ngắn lại. Bạn nên tìm hiểu thời gian và tính chất giấc ngủ trong độ tuổi của trẻ để đưa ra cách điều chỉnh giấc ngủ phù hợp.
  • Ngủ đúng giờ: Tạo thói quen ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để giữ cho đồng hồ sinh học của trẻ tuân theo một lịch trình nhất quán.
  • Không để trẻ lớn tuổi ngủ ngày: Hầu hết trẻ ngừng ngủ ngày khi được 3 – 5 tuổi. Nếu trẻ ngoài 5 tuổi mà vẫn còn ngủ ngày thì cố gắng giữ giấc ngủ không kéo dài quá 20 phút vào đầu giờ chiều. Giấc ngủ dài và muộn hơn có thể khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm.
  • Bảo đảm trẻ cảm thấy an toàn vào ban đêm: Khuyến khích hoặc lắp đèn ngủ để hạn chế nỗi sợ của trẻ khi ngủ đêm. Bạn không nên cho trẻ xem TV, thay vào đó, nên cho trẻ nghe nhạc nhẹ, chơi lắp mô hình hoặc các hoạt động nhẹ nhàng khác trước ngủ để tránh gây kích thích cảm giác sợ hãi trước ngủ.
  • Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh: Không gian yên tĩnh, hạn chế ánh sáng rất quan trọng để tạo giấc ngủ ngon cho trẻ. Phòng ngủ nên tối, thông gió tốt, yên tĩnh và gọn gàng. Ánh sáng xanh từ TV, máy tính, điện thoại có thể gây giảm tiết hormone melatonin, khiến trẻ không cảm thấy buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắt tất cả các thiết bị này 1 giờ trước khi ngủ để đảm bảo trẻ đi ngủ đúng giờ.
  • Ăn vừa đủ, đúng giờ: Đói hoặc no quá trước ngủ có thể khiến trẻ tỉnh táo hơn hoặc không thoải mái, gây khó ngủ cho trẻ. Bữa sáng nên được ăn lành mạnh để khởi động đồng hồ sinh học của trẻ đúng thời gian.
  • Tiếp xúc nhiều ánh sáng tự nhiên trong ngày: Nhận ánh sáng từ thiên nhiên vào buổi sáng giúp ngăn tiết melatonin, giúp trẻ cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày. Từ đó, giấc ngủ ban đêm được đảm bảo chất lượng.
  • Tránh thức ăn, nước uống có chứa cafein: Cafein có thể khiến trẻ tỉnh táo vào ban đêm gây khó ngủ. Vậy nên bạn nên tránh đưa vào cơ thể trẻ chất này vào cuối buổi chiều và buổi tối.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.