Có rất nhiều trẻ nhỏ ở Việt Nam đang không chăm sóc răng miệng đúng cách, và tỷ lệ trẻ từ 4 – 8 tuổi bị sâu răng khá cao. Nếu tập thành thói quen đánh răng hàng ngày đúng cách, có thể ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý răng miệng ở trẻ hiệu quả. Vậy trẻ mấy tuổi có thể đánh răng? Trước đó nên vệ sinh răng miệng cho trẻ thế nào?
21/12/2021 | Bật mí cách giảm đau khi bị sâu răng cực hiệu quả 18/12/2021 | Giải đáp: Làm thế nào để hết nghiến răng khi ngủ hiệu quả 04/12/2021 | Những vấn đề cần biết để mọc răng khôn không còn là nỗi ám ảnh
1. Trẻ không đánh răng tốt có thể gặp vấn đề gì?
Dù trong những năm đầu đời, trẻ mới mọc răng sữa sẽ rụng và thay thế bằng răng vĩnh viễn sau này nhưng việc vệ sinh răng miệng vẫn rất quan trọng. Nếu vệ sinh tốt, trẻ sẽ học nói và nhai thức ăn dễ dàng hơn, cũng giúp định hình răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, đảm bảo khớp cắn và yếu tố thẩm mỹ tốt hơn.
Trẻ em Việt Nam đang có tỉ lệ sâu răng cao do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt
Chính vì vậy, trẻ nhỏ nên được tập thói quen đánh răng từ sớm, vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh sâu răng, viêm nướu gây đau nhức, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai của trẻ. Khi trẻ bắt đầu tự đánh răng và có khả năng nhận thức, cha mẹ cũng nên giảng dạy cho trẻ về tầm quan trọng của việc đánh răng, từ đó giúp trẻ có ý thức tự đánh răng hàng ngày tốt hơn.
Nếu trẻ có dấu hiệu bị sâu răng, viêm lợi hoặc răng mọc chen chúc, ngoài đánh răng thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm. Các bệnh lý nha khoa này không được điều trị tốt có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm hạch, viêm quanh cuống răng, viêm xương,…
Trẻ lười đánh răng dễ bị sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác
2. Giải đáp chi tiết: trẻ mấy tuổi có thể đánh răng?
Trẻ từ 8 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa hoặc sớm hơn, lúc này cần bắt đầu vệ sinh răng miệng cho trẻ song chưa nên dùng bàn chải đánh răng. Thay vào đó, nên dùng khăn làm sạch răng miệng cho trẻ và sử dụng dung dịch vệ sinh răng phù hợp.
Với trẻ từ 1 tuổi trở đi, có thể bắt đầu đánh răng để vệ sinh răng nướu sạch sẽ, hạn chế bệnh răng miệng. Tuy nhiên trẻ từ 1 – 2 tuổi chưa thể tự đánh răng, cha mẹ nên chủ động đánh răng cho trẻ, cần lựa chọn loại bàn chải mềm chuyên dụng để tránh làm tổn thương nướu răng. Có thể dùng gạc mềm thấm nước muối hoặc nước sạch để vệ sinh răng nướu cho trẻ nhẹ nhàng hơn.
Khi trẻ từ 3 – 6 tuổi, hãy hướng dẫn và tạo thói quen cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự chỉ dẫn, giám sát của người lớn. Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng khi răng sữa đã mọc đầy đủ, các răng mọc đầu tiên cũng bắt đầu rụng để thay răng vĩnh viễn.
Trẻ từ 6 – 9 tuổi đã ghi nhớ và thực hiện được thói quen đánh răng hàng ngày, tuy nhiên cha mẹ vẫn nên kiểm tra để đảm bảo trẻ đánh răng đều đặn, đúng cách.
3. Các vấn đề cần lưu ý khi dạy trẻ đánh răng
Khi dạy trẻ đánh răng hàng ngày, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
3.1. Lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp
Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ với thành phần và tác dụng khác nhau. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên chọn kem đánh răng chứa Xylitol và Active Fluoride để chống sâu răng, cũng an toàn nếu chẳng may trẻ nuốt phải.
3.2. Lựa chọn loại bàn chải đánh răng phù hợp
Ngoài chọn kem đánh răng thì bàn chải đánh răng cũng cần lựa chọn kỹ càng, hãy ưu tiên loại bàn chải đầu tròn nhỏ, cổ bàn chải dài để trẻ dễ thao tác, vệ sinh vùng răng sâu trong hàm tốt hơn. Ngoài ra, hãy chọn loại bàn chải mềm để tránh làm tổn thương nướu khi đánh răng nhưng vẫn đủ loại bỏ mảng bám ở răng.
3.3. Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách
Trong quá trình trẻ đánh răng hàng ngày, cha mẹ nên ở cạnh theo dõi để đảm bảo trẻ đánh răng đúng cách. Nếu trẻ đánh răng không bị khó chịu, đau đớn hay chảy máu, các kẽ răng được làm sạch tốt nghĩa là trẻ đang đánh răng đúng cách. Ngược lại, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng, chỉnh sửa sai sót để trẻ tạo thói quen tốt.
Cha mẹ nên hướng dẫn và giám sát để trẻ đánh răng đúng cách
Cách đánh răng đúng cách cho trẻ nhỏ là đặt bàn chải nhẹ nhàng, lông bàn chải vừa khít vào bề mặt răng. Dùng lực để chải từng nhóm răng (mỗi nhóm 2 – 3 lần), thời gian đánh răng mỗi lần kéo dài khoảng 2 – 3 phút là phù hợp.
3.4. Chia lịch đánh răng cho trẻ
Trẻ nhỏ nên đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày, thời điểm phù hợp là buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
4. Làm gì để tạo thói quen đánh răng hàng ngày cho trẻ?
Trẻ có thể tạo được thói quen đánh răng hàng ngày sẽ đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, song điều này không dễ dàng bởi đánh răng là hành động khó, không gây hứng thú mà còn gây khó chịu. Để trẻ hiểu và tạo được thói quen này, cha mẹ nên kiên nhẫn giải thích cho trẻ về vai trò của đánh răng hàng ngày và tác hại nếu không thực hiện tốt.
Ngoài ra, để tạo hứng thú cho trẻ đánh răng mỗi ngày, có thể áp dụng những cách đơn giản sau:
-
Chọn bàn chải đánh răng có màu sắc nổi bật, dễ thương cùng với kem đánh răng có mùi thơm hấp dẫn.
-
Khen ngợi sau khi trẻ đánh răng: Điều này giúp trẻ hạnh phúc, vui vẻ hơn và sẽ có hứng thú để đánh răng đều đặn đúng cách.
-
Cùng đánh răng với trẻ: Cha mẹ nên dành thời gian cùng trẻ đánh răng, tạo ra những thử thách cho để tạo hứng thú cho trẻ như: ai đánh răng sạch hơn, đúng cách hơn và hơi thở thơm tho hơn.
Cùng đánh răng để tạo hứng thú cho trẻ
-
Cho trẻ thấy những hình ảnh răng sâu, xỉn màu do lười đánh răng để có động lực đánh răng hàng ngày, sở hữu hàm răng trắng sáng sạch sẽ.
-
Tạo thói quen cho trẻ đánh răng cố định vào một giờ mỗi ngày: Điều này giúp trẻ biết thời điểm mình cần đánh răng khi không có sự giám sát của cha mẹ.
Như vậy, bài viết này đã giải đáp thắc mắc trẻ mấy tuổi có thể đánh răng và hướng dẫn đánh răng đúng cách. Ngoài đánh răng đều đặn, nên đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 1 – 2 lần/năm để phòng ngừa bệnh lý răng miệng, can thiệp kịp thời và thay đổi thói quen nếu đánh răng không đúng cách.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!