3 tuổi, trẻ đã có những phát triển nhất định về thể chất, vận động, tâm lý, tư duy. Để có thể chăm sóc và giáo dục trẻ 3 tuổi tốt nhất, bố mẹ cần nắm rõ những thay đổi của trẻ trong độ tuổi này.
Nắm được những thay đổi ở trẻ 3 tuổi sẽ giúp bố mẹ chăm sóc và nuôi dạy trẻ tốt hơn
Trẻ 3 tuổi thay đổi như thế nào?
3 tuổi, trẻ sẽ có những thay đổi rõ rệt về thể chất, tâm lý, tư duy và các kỹ năng… Cụ thể, những thay đổi như sau:
Thay đổi thể chất ở trẻ 3 tuổi
Ở trẻ 3 tuổi, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm so với 2 năm đầu. Hầu hết, trẻ chậm tăng cân hơn. Mặc dù, mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, nhưng mức trung bình thường là:
- Cân nặng bé 3 tuổi: tăng trung bình từ 1,8 – 2,7 kg/năm
- Chiều cao bé 3 tuổi: tăng trung bình từ 5 – 7,6cm/năm
Sự phát triển thể chất của trẻ 3 tuổi còn bao gồm cả sự phát triển vận động thô (gross motor) và vận động tinh (fine motor). Theo đó, với vận động thô trẻ 3 tuổi có thể thực hiện những động tác sau:
- Tự đi bộ lên và xuống cầu thang
- Có thể đá, ném và bắt bóng
- Chạy thuần thục hơn và biết đi xe đạp 3 bánh
- Nhảy và đứng trên một chân trong thời gian tối đa 5 giây
- Bước tới và bước lui dễ dàng
- Cúi xuống nhặt đồ mà không bị té ngã
- Tự mặc và cởi quần áo không cần sự giúp đỡ của bố mẹ
Trong khi đó, khả năng vận động tinh của bé 3 tuổi thể hiện qua những động tác sử dụng linh hoạt bàn tay và ngón tay như:
- Dễ dàng cầm nắm các đồ vật nhỏ và dễ dàng lật một trang sách
- Có thể cầm và sử dụng kéo (kích thước phù hợp với lứa tuổi)
- Có thể vẽ những bức tranh đơn giản và viết chữ (thậm chí cả chữ cái in hoa)
- Ráp được mô hình có từ 4 khối nhỏ trở lên
- Vặn mở và đóng nắp lọ/chai thuần thục
Thay đổi về tâm lý trẻ 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi không chỉ phát triển thể chất mà còn cả về nhận thức, tâm lý xã hội. Bố mẹ có thể nhận thấy trẻ ít giận dữ hơn và trở nên hòa đồng hơn khi tiếp xúc hoặc chơi đùa với người khác hoặc bạn bè cùng tuổi. Giờ đây, trẻ biết cách “hợp tác” với bạn bè trong học tập hay tham gia các trò chơi và có thể bắt đầu thể hiện một số kỹ năng giải quyết vấn đề:
Trẻ 3 tuổi đã biết tiết chế cảm xúc và biết “hợp tác” khi chơi với bạn bè
- Biết thể hiện tình cảm với gia đình và bạn bè thân quen
- Có thể thể hiện nhiều loại cảm xúc, chẳng hạn buồn, tức giận, hạnh phúc hoặc buồn chán…
Chưa kể, trí tưởng tượng của trẻ 3 tuổi cũng rất phong phú. Điều này có cả mặt lợi và hại. Đó là những trò chơi giả tưởng với trẻ sẽ trở nên thú vị và dễ dàng hơn, nhưng ngược lại trẻ cũng có thể bắt đầu xuất hiện những nỗi sợ hãi phi thực tế. Chẳng hạn, trẻ luôn tin rằng có một con quái vật đang ẩn nấp trong tủ quần áo và có thể nhảy ra ăn thịt trẻ bất cứ lúc nào.
Thay đổi tư duy của trẻ 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi sẽ bắt đầu tự đặt ra nhiều câu hỏi. “Tại sao bầu trời lại có màu xanh? Tại sao mặt trời màu đỏ?”… Mặc dù, đôi khi những câu hỏi lặp đi lặp lại này có vẻ “làm phiền” những người xung quanh, nhưng việc đặt nhiều câu hỏi cho thấy sự phát triển tư duy của trẻ đang diễn ra bình thường. Ngoài việc hỏi “tại sao” mọi lúc, đứa trẻ 3 tuổi của bạn sẽ có thể:
- Gọi tên chính xác các màu sắc quen thuộc
- Hiểu được như thế nào là giống và khác nhau, bắt đầu so sánh kích thước của các đồ vật với nhau
- Có khả năng tưởng tượng sáng tạo hơn
- Nhớ được các phần của câu chuyện
- Nắm bắt được thời gian tốt hơn (ví dụ: sáng, chiều, tối)
- Đếm và hiểu khái niệm đếm
- Có thể sắp xếp các đồ vật theo hình dạng và màu sắc
- Hoàn thành các câu đố phù hợp với lứa tuổi
- Nhận biết và xác định được các đồ vật và tranh ảnh thông thường
Thay đổi về ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ 3 tuổi
Nếu trước đây, con bạn không nói nhiều thì khi bước vào tuổi lên 3, trẻ sẽ có thể:
- Nói rõ ràng, rành mạch tên và tuổi của trẻ, thậm chí của bố mẹ
- Biết được khoảng 250 – 500 từ và nói thành câu ngắn, khoảng từ 5 – 6 từ và có các cuộc hội thoại sử dụng 2 – 3 câu cùng lúc
- Trả lời những câu hỏi đơn giản, rõ ràng để ngay cả những người lạ có thể hiểu, mặc dù trẻ có thể không hoàn toàn hiểu được
- Biết cách sử dụng các đại từ như “mình,” “bạn” và “chúng tôi”
- Thích thú việc đặt tên/biệt danh cho bạn bè hay đặt tên cho các đồ vật thông thường và hiểu các từ chỉ vị trí như “trong”, “trên” và “dưới”.
Trẻ 3 tuổi có những thay đổi vượt trội về kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp
Cách giáo dục trẻ 3 tuổi
3 tuổi, trẻ đã có những thay đổi rõ rệt và “thần tốc” về thể chất, tư duy, nhận thức, ngôn ngữ… Do đó, bố mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn cũng như có cách giáo dục trẻ 3 tuổi phù hợp để giúp bé phát triển tối ưu:
- Nên dành nhiều thời gian để chơi cùng trẻ, bao gồm cả hoạt động trong nhà và ngoài trời
- Tạo và tuân thủ thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ vì gặp ác mộng và thức giấc vào ban đêm là điều phổ biến ở trẻ 3 tuổi
- Khuyến khích trẻ chơi, chia sẻ đồ chơi với bạn bè
- Đọc truyện/sách cho trẻ nghe mỗi ngày và đặt câu hỏi về những câu chuyện vừa đọc để trẻ trả lời
- Hát cùng trẻ những bài hát dễ nhớ, có vần điệu và chơi các trò chơi đơn giản
- Đề xuất trẻ tham gia các hoạt động như tô màu, vẽ và các hoạt động có tính sáng tạo nghệ thuật với bút màu, giấy, băng dính, bút dạ và các vật dụng khác
- Nói chuyện và lắng nghe trẻ bất cứ lúc nào, hỏi trẻ về những gì đã xảy ra trong ngày với bạn bè hoặc các hoạt động trẻ đã làm
- Đưa ra cho trẻ những quy tắc rõ ràng, hợp lý; khen ngợi những hành vi tốt ở trẻ
- Giúp trẻ bày tỏ cảm xúc. Ví dụ, khi đọc sách cùng trẻ, hãy hỏi trẻ về cảm xúc đối với nhân vật hay câu chuyện được nghe
- Dạy trẻ sử dụng thời gian rảnh một cách thông minh và hiệu quả
Đối với việc trẻ 3 tuổi tiếp xúc/sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại thông minh, máy tính và máy tính bảng, bố mẹ cần “cứng rắn”:
- Tránh xa các thiết bị công nghệ trong phòng ngủ
- Giới hạn thời gian trẻ sử dụng các thiết bị trên ở mức 1 giờ/ngày
- Nói với trẻ về những gì bạn và trẻ xem cùng nhau và cácháp dụng vào thế giới thực tế.
Cách chăm sóc để trẻ 3 tuổi khỏe mạnh, phát triển tối ưu
Khẩu phần ăn điển hình cho trẻ 3 tuổi là một nửa khẩu phần ăn dành cho người lớn (chẳng hạn nửa miếng bánh mì nướng hoặc một miếng trái cây). Trẻ cần dung nạp khoảng 50 gram protein mỗi ngày để đáp ứng các nhu cầu vận động và phát triển.
Khẩu phần ăn của trẻ 3 tuổi cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng để đảm bảo trẻ học tập, vận động khỏe mạnh cả ngày
Nếu bố mẹ chưa đưa trẻ đến trường mầm non trước đó thì giai đoạn 3 tuổi là thời điểm tốt nhất để đưa ra quyết định. Bởi đến trường là một trong những cách tuyệt vời để trẻ 3 tuổi có thể phát triển các kỹ năng xã hội và điều chỉnh, cải thiện các thói quen xấu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em tiếp thu rất tốt và dễ dàng ở độ tuổi từ 3 – 4 tuổi, và việc học mẫu giáo có thể tạo nền tảng cho nhiều năm học tập tiếp theo.
Ngoài ra, 3 tuổi cũng được xem là độ tuổi trẻ khá hiếu động, thích mày mò, khám phá những thứ xung quanh. Điều này đôi khi có thể gây nguy hiểm cho trẻ như té ngã, bị bỏng, uống phải hóa chất…. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ 3 tuổi bố mẹ cần ghi nhớ:
- Luôn đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi cho trẻ đi xe đạp 3 bánh. Theo dõi kỹ khi cho trẻ chơi gần đường phố và đường lái xe.
- Hãy để trẻ tự do khám phá mọi thứ nhưng cần đề phòng trẻ té ngã, đặc biệt là xung quanh sân chơi, cửa ra vào, cửa sổ và cầu thang
- Sử dụng ghế chuyên dụng cho trẻ khi đi xe hơi
- Không bao giờ để trẻ một mình ở nhà, trong xe hơi, hay sân vườn – Không giao trẻ cho anh/chị chưa trưởng thành hơn trông
- Quan sát trẻ mọi lúc, đặc biệt khi ở trong hoặc xung quanh hồ nước
- Thường xuyên lau dọn, kiểm tra nhà cửa để đảm bảo rằng mọi thứ trong nhà đều an toàn với trẻ
- Thận trọng khi sử dụng các vật dụng trong nhà bếp, tránh nguy cơ gây bỏng cho trẻ
Cuối cùng, cha mẹ cần nhớ, mỗitrẻ em đều lớn lên và phát triển theo tốc độ của riêng chúng. Vì vậy,đừng quá lo lắng nếu trẻ 3 tuổi chưa đạt được tất cả các mốc phát triển trên trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu chậm phát triển như được liệt kê dưới đây, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa. Các dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ 3 tuổi bao gồm:
- Không có khả năng ném bóng bằng tay, nhảy tại chỗ hoặc đi xe 3 bánh
- Thường xuyên bị ngã và đi cầu thang khó khăn
- Không có khả năng cầm bút màu; gặp sự cố khi viết nguệch ngoạc và không thể sao chép một hình vẽ
- Không thể sử dụng một câu có nhiều hơn 3 từ
- Chảy nước dãi liên tục và khó nói
- Không thể xếp chồng 4 khối và gặp sự cố khi cầm nắm các vật nhỏ
- Không quan tâm đến các trò chơi tương tác
- Không chơi với những đứa trẻ khác và luôn phản ứng gay gắt với người trong nhà
- Việc kiểm soát bản thân khi tức giận hoặc khó chịu không được cải thiện
Nếu trẻ 3 tuổi vẫn không thể kiểm soát cảm xúc, luôn có những phản ứng gay gắt quá mức với những người xung quanh có thể trẻ gặp phải những bất thường về tâm lý
Nuôi con là một hành trình dài đầy vất vả. Hy vọng những thông tin về trẻ 3 tuổi nói trên sẽ giúp bố mẹ thêm “hiểu” trẻ hơn, từ đó có cách chăm sóc, giáo dục con tốt nhất. Nutrihome Chúc bố mẹ thành công trong việc nuôi dạy bé yêu khỏe mạnh, thông minh!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!