TRẦM CẢM | Trạm Y tế Phường Bình Chiểu

1. Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảmtên tiếng AnhDepression, là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử của bạn, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tình cảm và thể chất. Bởi vậy, trầm cảm khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn, thậm chí tạo ra những kết cục rất bi thảm: mẹ giết con, vợ giết chồng, tự tử khi còn rất trẻ với tương lai rộng mở phía trước… Trầm cảm rất phổ biến. Theo thống kê hiện nay, có đến 80% dân số trên thế giới sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.

Trầm cảm là bệnh, cần phải được điều trị với các bác sĩ khoa tâm thần kinh. Tùy vào thể trạng bệnh nhân, bệnh cần trị liệu trong thời gian dài hoặc ngắn. Vì một cuộc sống tốt hơn, bản thân bệnh nhân và người thân cần có thái độ tích cực khi đối mặt với căn bệnh này.

2. Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm

Bệnh nhân khi bị trầm cảm sẽ có các biểu hiện triệu chứng khác nhau như: ngủ nhiều hơn hoặc rất khó ngủ, ăn nhiều hơn hoặc không có cảm giác ngon miệng khi ăn…

Dù vậy, vẫn có những triệu chứng trầm cảm phổ biến cho căn bệnh này bao gồm:

  • Vấn đề với giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài
  • Vấn đề về ăn uống: cảm giác chán ăn, ăn không ngon thường xuyên
  • Cơ thể khó chịu, tâm thần bất an: Luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, không thoải mái và lo lắng
  • Ngại giao tiếp xã hội: Không muốn nói chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh
  • Chậm chạp, không có hứng thú với bất kỳ điều gì: Chán nản, buồn rầu, mất cảm hứng đối với nhiều thứ, không duy trì được hưng phấn thậm chí không còn hưng phấn.
  • Luôn bi quan trong mọi việc: Luôn nhìn nhận mọi việc một cách thiếu lạc quan, cảm thấy mọi thứ sẽ tồi tệ
  • Luôn tự ti về bản thân: Luôn lo lắng bản thân kém cỏi, sợ hãi
  • Có ý nghĩ tự tử hoặc đã từng tự sát

Triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi

Trầm cảm không phải là một bệnh thông thường ở tuổi già, hay bị xem nhẹ, hiểu lầm thành các dấu hiệu về tâm lý như “người già thường hay thế” nên không đi khám, trị liệu. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở người lớn tuổi có thể như sau:

  • Giảm trí nhớ hoặc thay đổi nhân cách
  • Đau nhức toàn thân
  • Mệt mỏi, mất ăn, khó ngủ
  • Thường muốn ở nhà hơn là đi ra ngoài, ngại giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động đoàn thể
  • Tự tử hoặc suy nghĩ muốn tự tử, đặc biệt ở những người đàn ông lớn tuổi

3. Tác hại của bệnh trầm cảm

Trầm cảm gây ra rất nhiều những nguy hại cho người mắc phải, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người bệnh, đồng thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng rất khó lường trước:

  • Người bị bệnh trầm cảm thường xuyên mất ngủ khiến cho sức khỏe giảm sút, tinh thần trí tuệ kém minh mẫn, ảnh hưởng đến công việc và đời sống hằng ngày.
  • Trầm cảm khiến cho người bị bệnh có vấn đề với ăn uống, rối loạn về thèm ăn, lâu dài khiến cho suy nhược cơ thể nghiêm trọng
  • Trầm cảm khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, quan hệ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới công danh, sự nghiệp, thậm chí gây ra rạn nứt tình cảm gia đình.
  • Trầm cảm khiến bệnh nhân luôn bị cảm giác bi quan, suy nghĩ thiếu tích cực, mất cảm hứng với các hoạt động cơ bản bao gồm cả công việc tại cơ quan hay công việc gia đình.
  • Trầm cảm trong diễn biến xấu nhất có thể là tác nhân trực tiếp dẫn đến việc tự sát, hoặc giết người.

Ngoài ra: Trầm cảm là yếu tố khiến cho các bệnh lý khác trở nên trầm trọng, phức tạp, khó điều trị hơn như: tim mạch, dạ dày, tuyến giáp…

Bạn cần đi khám bác sĩ khi nào?

Nếu bạn cảm thấy chán nản vài ngày với các biểu hiện triệu chứng như ở trên, hãy hẹn gặp bác sĩ ngay khi có thể. Trầm cảm có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều nếu nó không được điều trị. Vì bản thân và người thân của bạn, đừng chủ quan.

Chú ý rằng: khi có các triệu chứng hãy liên hệ khám ngay với bác sĩ. Bệnh được điều trị càng sớm, các tác hại của bệnh càng được giảm thiểu. Vì mục tiêu mang sức khỏe đến cuộc sống, chúng tôi đau lòng khi phải nhìn những bi kịch do căn bệnh trầm cảm gây ra. Trầm cảm không chỉ tác hại nghiêm trọng tới người bị bệnh mà thậm chí nó có thể còn đặt những người xung quanh vào tình trạng nguy hiểm không mong muốn.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Hiện nay y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến trầm cảm. Bệnh trầm cảm được chỉ ra rằng, có thể do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Trầm cảm thường phổ biến ở những gia đình có người bị mắc bệnh trầm cảm.
  • Sự mất cân bằng của nồng độ serotonin trong não: Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những thay đổi về chức năng và hiệu quả của các chất dẫn truyền thần kinh cùng với cách chúng tương tác với các mạch thần kinh tham gia duy trì ổn định tâm trạng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh trầm cảm.
  • Hormone: Sự mất cân bằng của Hormone trong cơ thể có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra trầm cảm. Những thay đổi Hormone gây ra một số vấn đề trong những tuần hoặc vài tháng sau khi sinh (sau sinh) đối với phụ nữ sinh nở và các vấn đề về tuyến giáp, mãn kinh hoặc một số bệnh lý khác.
  • Stress – căng thẳng: là một trong những yếu tố lớn gây ra trầm cảm.
  • Những chấn thương lớn ảnh hưởng tới người bệnh: bị mù, bị cụt tay, chân, mất khả năng sinh sản…

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trầm cảm

Nhiều yếu tố có vẻ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc gây ra chứng trầm cảm. Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:

  • Có tiền sử rối loạn lưỡng cực
  • Lạm dụng rượu hoặc chất kích thích
  • Lạm dụng tình dục
  • Những tổn thương thời thơ ấu
  • Một số đặc điểm tính cách, chẳng hạn như lòng tự trọng thấp hoặc sống phụ thuộc
  • Bệnh nặng, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim
  • Một số loại thuốc như thuốc cao huyết áp, thuốc ngủ
  • Những căng thẳng vì môi trường sống

Nguy cơ trầm cảm cũng có thể tăng lên trong các trường hợp:

  • Những người trong gia đình bạn có tiền sử trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc nghiện rượu
  • Bạn đã trải qua những sự kiện khiến bạn suy sụp, “sốc” như sự ra đi của người thân yêu nhất
  • Trầm cảm sau khi sinh nở
  • Trong gia đình có người tự sát
  • Rất ít bạn bè hoặc các mối quan hệ cá nhân khác

5. Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm

Chuẩn bị cho cuộc gặp với bác sĩ

Trước buổi hẹn khám với bác sĩ, hãy:

  • Thống kê tất cả các triệu chứng, dấu hiệu bất thường mà bạn gặp phải và cho rằng nó liên quan đến bệnh.
  • Thông tin cá nhân của bạn, đặc biệt là bao gồm các biến cố bất thường mà bạn gặp phải gần nhất.
  • Tất cả các loại thuốc, vitamin và các chất bổ sung khác mà bạn đang dùng và liều lượng
  • Lập các câu hỏi để hỏi bác sĩ

Có nhiều trường hợp bệnh nhân trầm cảm không muốn tới khám bác sĩ vì:

  • Bị trầm cảm, bệnh nhân ngại giao tiếp, không muốn gặp trực tiếp bác sĩ
  • Người thân hoặc bạn bè không thể khuyên nhủ bệnh nhân tới khám
  • Bệnh nhân ở quá xa nơi có dịch vụ y tế điều trị trầm cảm chuyên sâu
  • Không sắp xếp được thời gian hoặc thời gian hẹn khám bác sĩ không phù hợp

Chẩn đoán

Những bài kiểm tra và xét nghiệm dưới đây có thể giúp bác sĩ loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn, đồng thời chẩn đoán và kiểm tra các biến chứng có liên quan:

Khám sức khoẻ: Bác sĩ của bạn có thể khám sức khoẻ và hỏi những câu hỏi chuyên sâu về sức khoẻ của bạn để giúp xác định những gì có thể gây ra trầm cảm. Trong một số trường hợp, chứng trầm cảm có thể liên quan đến vấn đề sức khoẻ thể chất cơ bản.

Tiến hành một số xét nghiệm: Các xét nghiệm cơ bản:

  • Công thức máu, sinh hóa, chức năng gan, chức năng thận.
  • CT, MRI sọ não.
  • Điện não đồ, điện tim.
  • Trắc nghiệm tâm lý: Beck, Hamilton, MMPI.
  • Các XN chuyên khoa khác nếu cần

Đánh giá tâm lý: Để kiểm tra dấu hiệu trầm cảm, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, suy nghĩ, cảm giác và các mẫu hành vi của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn điền vào một bảng câu hỏi để giúp trả lời những câu hỏi này.

Điều trị

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở mỗi người bệnh trầm mỗi khác nhau. Bởi vậy dựa vào mỗi nguyên nhân cũng như những biểu hiện của bệnh nhân mà chúng ta sẽ có các cách điều trị khác nhau cho từng người.

Các nguyên tắc trong điều trị trầm cảm tại Hello Doctor:

  • Có dấu hiệu hưng cảm phải giảm hoặc ngừng thuốc.
  • Nếu có ý tưởng tự sát nên dùng thuốc chống loạn thần hay E.C.T và thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc không có tác dụng ngay, sau 2-3 tuần thuốc mới có tác dụng. Bệnh nhân sẽ không bị nghiện thuốc. Chữa trầm cảm là quá trình lâu dài, không phải trong thời gian ngắn.
  • Phối hợp thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc điều hòa khí sắc tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.
  • Điều chỉnh và phải tạo ra được giấc ngủ ngon, ăn ngon miệng, phục hồi cơ thể nhanh chóng.

Những cách chữa trị trầm cảm chung mà người mắc bệnh trầm cảm nên làm:

  • Bền bỉ khi điều trị
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn
  • Không được ngừng sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ
  • Thay đổi lối sống
  • Giảm căng thẳng trong công việc
  • Trung thực khi điều trị bệnh
  • Không bao giờ tuyệt vọng .