Nếu bạn thường xuyên ăn ngô hoặc thường xuyên sử dụng trong chế biến các món ăn thường ngày, bạn nhất định phải tham khảo những thông tin dưới đây. Toshiko sẽ giúp bạn giải đáp một số vấn đề thường gặp như 1 trái bắp luộc bao nhiêu calo? Ăn bắp có lợi ích gì?
1 trái bắp luộc bao nhiêu calo?
Bắp nếp có độ dẻo, trong khi bắp Mỹ có độ ngọt và giòn hơn, dù là loại bắp nào thì cũng đều là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Dinh dưỡng trong bắp ngô
Ngoài việc hiểu rõ bắp luộc bao nhiêu calo thì việc biết được các thành phần dinh dưỡng của bắp cũng là một thông tin quan trọng. Như vậy sẽ giúp bạn cân chỉnh dinh dưỡng hợp lý cho thực đơn giảm cân của bạn.
Chất xơ
Các loại bắp khác nhau sẽ chứa các hàm lượng chất xơ không giống nhau. Mức hàm lượng đó thông thường sẽ trong khoảng 9 – 15%. Trong bắp chủ yếu chứa các loại chất xơ như: chất xơ không hòa tan, hemicellulose, cellulose, lignin. Bắp nguyên hạt thường sẽ chứa hàm lượng chất xơ lớn hơn so với bắp đã qua chế biến.
Carb
Bởi vì bắp cũng được xem như một loại ngũ cốc, cho nên thành phần của chúng chủ yếu vẫn có chứa carb (hay còn gọi là tinh bột). Mức tinh bột trong bắp sẽ chiếm khoảng 28-80% trọng lượng khô. Ngoài ra, một lượng nhỏ đường (1-3%) cũng có chứa trong bắp.
Trong số các loại bắp, bắp ngọt (hay còn gọi là bắp đường) chứa rất ít tinh bột (chỉ 28%) nhưng chứa hàm lượng đường rất cao (18%). Tuy vậy, việc ăn bắp ngọt không hề gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chúng ta. Chúng không làm lượng đường huyết tăng nhanh, vì đây không phải thực phẩm có chỉ số glycemic cao.
Protein
Protein là một chất dinh dưỡng quan trọng không kém có chứa trong bắp. Tùy theo giống bắp khác nhau thì hàm lượng protein cũng sẽ chênh lệch. Hàm lượng protein trong bắp thường rơi vào khoảng 10 – 15%.
Trong đó, hàm lượng protein cao nhất và chiếm đến 44 – 79% tổng hàm lượng protein chứa trong bắp là zenis. Zenis giúp mang lại giá trị dinh dưỡng tối ưu cho cơ thể. Ngoài ra, chất này còn được dùng để tạo ra keo dán, mực in, vỏ thuốc, kẹo cùng các loại hạt.
Dầu ngô
Bắp chỉ chứa hàm lượng chất béo trong khoảng 5 – 6%, vì thế đây được xem là một loại thực phẩm ít béo được ưa dùng. Tuy nhiên, trong mầm ngô có chứa một lượng chất béo cực cao. Điều này đã được sử dụng trong nấu ăn để thay thế cho dầu ăn thực vật thông thường.
Trong dầu ngô tinh chế có chứa axit linoleic, một chất axit béo đa không bão hòa. Các phần còn lại sẽ là chất béo đơn không bão hòa cùng chất béo bão hòa. Một lượng đáng kể vitamin E và ubiquinone (Q10) cùng phytosterol cũng có chứa trong dầu ngô.
Các chất dinh dưỡng này có hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể, làm sáng da và ngăn ngừa lão hóa da. Tuy nhiên, dầu ngô không được khuyên dùng dù cho có giá trị dinh dưỡng cực kì cao.
Vitamin & khoáng chất
Bắp cung cấp rất nhiều vitamin cho cơ thể, điển hình là vitamin A, B, D… cùng các khoáng chất vi lượng khác. Các chất này cực kỳ có lợi cho cơ thể. Vì lẽ đó, bắp có thể được xem như món ăn sáng hoàn chỉnh, cung cấp đủ năng lượng cho một ngày mới.
Các hợp chất thực vật khác
Trong bắp chứa một số hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học, trong số đó có một số chất có lợi đối với sức khỏe. Ngoài ra, bắp cũng chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa hơn hẳn so với các loại ngũ cốc khác.
- Axit ferulic: So với các loại ngũ cốc như lúa mì, yến mạch, gạo, bắp có chứa hàm lượng chất này cao hơn. Đây là một trong những chất giúp chống oxy hóa dạng polyphenol chứa trong bắp.
- Anthocyanins: Đây là nhóm các chất chống oxy hóa giúp tạo ra màu sắc của bắp. Zeaxanthin: Giúp cải thiện sức khỏe của mắt.
- Lutein: Chất này được xem như một trong các carotenoid chính có chứa trong bắp. Với công dụng như zeaxanthin, chất này có thể tìm thấy trong võng mạc con người, giúp chống oxy hóa và bảo vệ mắt khỏi tổn thương.
- Axit phytic: Giúp giảm sự hấp thu của các khoáng chất dinh dưỡng, ví dụ như kẽm và sắt.
1 trái bắp luộc bao nhiêu calo?
Trung bình, mỗi trái ngô cỡ vữa (khoảng 102gr) có 88 calo. Đây là lượng calo được xem như tương đương với 1 bát cơm trắng.
Nhìn chung, ngô (bắp) có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) cao, dao động từ 56 – 69. Đây là loại quả ít chất béo nhưng lại giàu chất đạm, vitamin cùng với khoáng chất thiết yếu như magie, sắt, kali, kẽm, selen, phốt pho, vitamin C, vitamin E, vitamin B9 và tiền vitamin A (dưới dạng beta carotene). Vì vậy, nếu biết cách sử dụng hợp lý ăn bắp vừa tốt cho sức khỏe vừa có thể cải thiện vóc dáng hiệu quả.
>>> Xem thêm: Ăn ngô có giảm cân không? Ăn ngô bao nhiêu là đủ?
Ăn bắp có lợi ích gì với sức khỏe?
Ngoài bắp bao nhiêu calo nhiều người cũng quan tâm đến công dụng của loại thực phẩm này. Như đã nhắc đến nhiều từ đầu bài viết đến giờ, bắp có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Vì thế, bắp sẽ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe chúng ta:
Tốt cho tiêu hoá
Trong bắp có chứa các chất xơ không hòa tan, giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh. Đồng thời, chất xơ này cũng hỗ trợ cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột già. Từ đó, các vi khuẩn sẽ giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn.
Tốt cho người tiểu đường
Chất xơ có chứa trong bắp sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thành đường của thức ăn. Nhờ vậy, nồng độ đường trong máu sẽ hạ thấp đáng kể.
Trong một cuộc thí nghiệm với 40.000 người, những phụ nữ thường xuyên ăn bắp sẽ có khả năng mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 30% so với số còn lại. Tuy nhiên, chúng ta nên kết hợp bắp cùng loại thực phẩm khác.
Phòng chống ung thư
Các chất beta-cryptoxanthin chứa trong trái bắp là một loại carotenoid với tác dụng chống oxy hóa. Từ đó, việc ăn bắp giúp ngăn ngừa ung thư phổi hiệu quả.
Việc sử dụng nhiều bắp, một loại ngũ cốc nguyên hạt, cũng giúp giảm bớt nguy cơ mắc ung thư vú. Hàm lượng chất xơ cao chứa trong bắp giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị ung thư.
Cải thiện trí nhớ
Với các vitamin B1 chứa trong bắp với khả năng hạn chế tình trạng đầu óc mệt mỏi hoặc chứng suy giảm trí nhớ. Mỗi ngày chúng ta nên sử dụng một chén bắp là có thể đáp ứng khoảng 24% lượng vitamin B1 mà cơ thể cần trong một ngày.
Tốt cho tim mạch
Các chất xơ hoà tan chứa trong bắp có khả năng liên kết với cholesterol trong mật, 1 loại cholesterol bài tiết từ gan. Sau đó, các chất xơ lẽ lan ra khắp cơ thể để hấp thụ các cholesterol có hại.
Bên cạnh đó, vitamin B trong bắp cũng làm giảm homocysteine. Có thể các bạn không biết, homocysteine tăng cao sẽ phá hủy các mao mạch, gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Các folate (vitamin B9) – chất giúp ngăn ngừa nguy cơ sảy thai, khuyết tật ở thai nhi – có rất nhiều trong bắp. Chính vì thế, bắp là loại thực phẩm được các bác sĩ phụ sản khuyên dùng cho phụ nữ mang thai.
Việc thai phụ bổ sung các folate từ bắp sẽ giúp thai nhi tổng hợp các tế bào mới và khỏe mạnh. Từ đó, thai nhi sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tăng cường sức khỏe đôi mắt
Bắp có chứa flavonoid, một chất có tác dụng tốt với điểm vàng của võng mạc. Do đó, khi ăn bắp là bạn có thể bảo vệ mặt, hạn chế nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Mắt của chúng ta cũng sẽ sáng hơn và tăng cường thị lực. Selen trong bắp còn giúp điều tiết tuyến giáp, làm ngăn chặn sự xuất hiện của đục thủy tinh thể.
Hỗ trợ cải thiện vóc dáng
Bởi vì bắp không chứa nhiều chất béo nên khả năng tích trữ mỡ khi ăn bắp sẽ được hạn chế. Việc ăn bắp trong quá trình giảm cân cũng giúp lấp đầy ống tiêu hóa, giảm thèm ăn hay cảm giác đói. Các bữa ăn giảm cân làm từ bắp cần được nắm rõ từ việc bắp bao nhiêu calo, các loại thực phẩm kết hợp để cân bằng giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tăng cân cũng có thể tự làm sữa bắp giàu dinh dưỡng tại nhà, sử dụng một cách hợp lý để cải thiện cân nặng an toàn và lành mạnh.
Giảm tình trạng thiếu máu
Các vi chất dinh dưỡng như vitamin B12, axit folic và sắt có trong bắp sẽ giúp hỗ trợ sản sinh tế bào hồng cầu trong cơ thể. Nhờ vậy, nguy cơ mắc bệnh thiếu máu sẽ được hạn chế.
Lưu ý khi ăn ngô:
Tưởng chừng như ngô có lợi cho sức khỏe hoàn toàn nhưng vẫn gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Vì thế, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi ăn ngô:
- Hạn chế ăn loại ngô biến đổi gen, không rõ nguồn gốc như các loại ngô đông lạnh và đóng hộp.
- Nếu cơ thể bị dị ứng phấn hoa ngô thì cũng rất có thể bị dị ứng với việc ăn ngô, làm xuất hiện triệu chứng như tiêu chảy, phát ban, mạch yếu và khó thở.
- Ngoài ra, người bị dị ứng cũng nên tránh các sản phẩm khác từ ngô như: siro ngô thường có hàm lượng fructose cao, làm ảnh hưởng đến đường huyết hoặc có thể gây ngộ độc.
>>> Đọc thêm: Bỏng ngô bao nhiêu calo? Ăn bỏng ngô có béo không?
Kết luận
Thông qua bài viết trên, Toshiko đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “1 trái bắp luộc bao nhiêu calo”, đồng thời chia sẻ những lợi ích tuyệt vời khi bạn sử dụng bắp đúng cách. Hy vọng những điều này sẽ có ích đối với các bạn!
Ngoài chế độ ăn uống thường ngày, bạn cũng nên quan tâm đến việc nghỉ ngơi và dành thời gian tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao thể chất và thư giãn tinh thần.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!