Tọa độ các điểm cực của việt nam

Là người Việt, ai cũng muốn biếttọa độ 4 cực của Việt Namnằm ở vị trí nào. Điều này thể hiện sự am hiểu về vị trí địa lý của Việt Nam trên bản đồ thế giới và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Hãy cùng Đo Vẽ Nhanh tìm hiểu chi tiết các cực của Việt Nam ngay trong bài viết này.

Tọa độ 4 cực của Việt Nam

Mỗi một quốc gia đều có vùng lãnh thổ riêng được quốc tế công nhận bao gồm vùng trời, vùng đất, vùng biển. Giới hạn các vùng lãnh thổ đó là những điểm cực có tọa độ và xa nhất về các phía Đông, Tây, Nam, Bắc của một quốc gia so với những vị trí khác trên lãnh thổ của đất nước đó. Vậy tọa độ 4 cực của Việt Nam đó là:

Phía BắcXã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang nằm ở vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105o 20’Đ.Phía NamXã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, vĩ độ 8°34’B và kinh độ 104o 40’ĐPhía TâyXã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, vĩ độ 22°22’B, kinh độ 102o 09’ĐPhía ĐôngXã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, vĩ độ 12°40′, kinh độ 109o 24’Đ.

Tọa độ 4 cực của Việt Nam nằm ở vị trí xa nhất về các phía

Ngoài ra, trên lãnh thổ Việt Nam còn có hai điểm cực trên biển đó là:

  • Điểm cực Đông Việt Nam trên biển: Thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Tọa độ: 8°52′16,1″ vĩ Bắc – 114°40′50,8″ kinh Đông.
  • Điểm cực Nam Việt Nam trên biển: Thuộc quần đảo Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau. Tọa độ: 8°22′51,1″ vĩ Bắc – 104°52′43,4″ kinh Đông.
Hai điểm cực thuộc quần đảo Trường Sa và Hòn Gai

Xem thêm:

Cách xác định tọa độ địa lý trên bản đồ chính xác nhất

Một số cách đọc tọa độ trên sổ đỏ bạn nên biết

Các điểm cực Việt Nam ở đâu?

Tọa độ 4 cực của Việt Nam không chỉ là mốc đánh dấu chủ quyền lãnh thổ, mang giá trị về mặt pháp lý mà còn là những địa điểm du lịch nổi tiếng. Cùng tìm hiểu chi tiết các điểm cực sau đây.

Điểm cực Đông

Điểm cực đông là nơi đón ánh bình minh đầu tiên thuộc Mũi Đôi, bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa. Vị trí này cách Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 530 km và cách Thành phố Nha Trang khoảng 100km. Nơi đây là kết hợp hài hòa của hệ thống đường mòn uốn lượn men theo bờ và xuyên qua những cánh rừng.

Điểm cực Đông nằm ở tỉnh Khánh Hòa

Mũi Đôi là một địa điểm mà nhiều người muốn chinh phục bằng đường bộ sẽ phải băng qua đồi núi, đồi cát. Đường Mũi Đôi được xác định là gian nhất trong hành trình chinh phục tọa độ 4 cực của Việt Nam. Thời điểm thích hợp nhất để chinh phục địa điểm này là từ tháng 1 đến tháng năm hàng năm.

Điểm cực Tây

Điểm cực Tây nằm ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Tại địa điểm này có một cột mốc biên giới giữa 3 nước Việt Nam Lào và Trung Quốc. Bởi thế dân phượt thường gọi nơi đây là cột mốc số 0 hoặc cột mốc không số.

Vị trí này được xem là địa điểm trọng yếu về mặt an ninh, quốc phòng quan trọng. Du khách đến đây sẽ phải đăng ký với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng Điện Biên hoặc trực tiếp tại Đồn Biên phòng A Pa Chai.

Điểm cực Tây có vị trí tại tỉnh Điện Biên

Theo kinh nghiệm của nhiều du khách đã từng đến thăm nơi đây, thời điểm tốt nhất đến đây là vào tháng 3 hàng năm để nhìn ngắm vẻ đẹp của rừng hoa ban, tham dự lễ hội hoa ban của người Điện Biên. Ngoài ra, mùa hạ cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nếu bạn muốn thả hồn vào những thửa ruộng bậc thang trong bạt ngàn lúa chín vàng.

Xem thêm: ĐO ĐẠC ĐỊNH VỊ CHÔN TRỤ GÓC RANH ĐẤT

Điểm cực Nam

Điểm cực Nam của nước ta nằm ở vị trí xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Vị trí này cách trung tâm thành phố Cà Mau từ 110km, trước kia phải đi bằng cano nhưng giờ đây có thể đi bằng đường bộ thuận tiện.

Điểm cực Nam thuộc địa phận tỉnh Cà Mau

Một trong những điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch khi đến Đất Mũi đó là Công viên văn hóa lịch Mũi Cà Mau. Những hình ảnh con thuyền căng buồm ra khơi, là một trong bốn điểm chủ quyền thiêng của lãnh thổ Việt Nam trên đất liền.

Điểm cực Bắc

Điểm cực Bắc có vị trí tại Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú là một trong những cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng. Cột cờ này đặt ở Đài vọng cảnh các cực Bắc của nước ta khoảng 3,3km theo đường thẳng.

Cột cờ đã có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng tôn tạo, cột cờ mới có hình bát giác, chiều cao trên 30m và khánh thành vào ngày 25 tháng 9 năm 2010.

Từ đỉnh cột cờ nhìn xuống bạn sẽ được tận mắt thấy hai ao nước bên núi quanh năm không bao giờ cạn. Thời điểm chinh phục nơi đây đẹp nhất là cuối tháng 9, đầu tháng 10 lúc lúa chín vàng, trời quang mây tạnh có những thửa ruộng bậc thang vàng óng ả. Và cuối năm cũng là thời điểm lý tưởng để tham dự lễ hội Hoa Tam Giacs Mạc của người Hà Giang.

Điểm cực Bắc nằm ở tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm:

Khám phá 6 tọa độ những địa điểm kỳ lạ trên Google Map bí ẩn

Tìm hiểu cách xác định tọa độ trên bản đồ quân sự

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được tọa độ 4 cực của Việt Nam và đôi nét đặc sắc về những địa danh nổi tiếng trên lãnh thổ nước ta. Nếu có nhu cầu sử dụng các dịch vụ: đo đạc, khảo sát các vị trí địa lý, các dự án công trình hãy liên hệ với Đo Vẽ Nhanh theo hotline 0916181935 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.