Tỉnh nào có đường biên giới dài nhất nước ta

Theo Phụ lục ban hành đính kèm theo Nghị định 34/2014/NĐ-CP, Việt Nam có 25 tỉnh, 103 huyện/thị xã/thành phố và 435 xã/phường/thị trấn có đường biên giới trên đất liền. Trong đó, với đường biên giới dài 333km, Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới dài nhất Việt Nam hiện nay.

Tỉnh nào có đường biên giới dài nhất Việt Nam?

Với đường biên giới dài 333 km, Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới dài nhất Việt Nam. Theo đó, Cao Bằng là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô thành phố Hà Nội khoảng 280km.

Trong số 9 tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam, Cao Bằng là tỉnh có diện tích lớn thứ 3 chỉ xếp sau Hà Giang và Lạng Sơn với diện tích tự nhiên lên đến 6.703,42km2. Phía nam giáp các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn. Phía Tây giáp Hà Giang, Tuyên Quang. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 333km.

tinh-nao-co-duong-bien-gioi-dai-nhat-Viet-Nam
Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới dài nhất Việt Nam

Đơn vị hành chính của tỉnh có đường biên giới dài nhất Việt Nam

Tính đến năm 2020, Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương, bao gồm 01 thành phố và 09 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An và Trùng Khánh.

Ban-do-dia-gioi-hanh-chinh-cua-Cao-Bang
Bản đồ địa giới hành chính của tỉnh có đường biên giới dài nhất Việt Nam

Danh lam thắng cảnh và du lịch của tỉnh có đường biên giới dài nhất Việt Nam

Không quá khi nói rằng, Cao Bằng là một trong những chứng nhân lịch sử của Việt Nam. Bởi nơi đây sở hữu nhiều khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Khu tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó thuộc địa phận xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là nơi gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong những năm đầu trở về nước sau gần 30 năm bôn ba ở nước ngoài (1911-1941).

Theo “Quy hoạch tổng thể di tích” đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, thì khu di tích lịch sử Pác Bó bao gồm:

Cụm di tích đầu nguồn

Với cụm di tích đầu nguồn, đầu tiên phải kể đến hang Cốc Bó có diện tích rộng khoảng 80m2. Đây là nơi Bác Hồ và các đồng chí cán bộ cách mạng ở từ ngày 08/02/1941 đến trung tuần tháng 3/1941.

Trong Hang Cốc Bó hiện vẫn còn lưu giữ một bộ bàn ghế mà Bác đã từng ngồi làm việc.

Suoi-le-nin-Cao-Bang
Cao Bằng có Suối Lê Nin với làn nước xanh ngắt, say đắm lòng người

Tiếp đến là nền nhà Lý Quốc Súng. Đây là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngôi nhà này được xây vào khoảng năm 1937 theo kiểu nhà sàn ở địa phương.

Suối Lê Nin và núi Các Mác là những cái tên không thể không nhắc đến khi nói đến khu di tích lịch sử Pác Bó. Suối Lê Nin có màu nước xanh ngắt, trong veo say đắm lòng người.

Các điểm lưu niệm tại khu trung tâm

Nhà tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng trường được xây dựng theo mô hình nhà sàn dân tộc, nằm trên dãy Linh Sơn, thuộc khu tích Pác Bó, chính thức được khánh thành vào năm 2011.

Cụm di tích Kim Đồng

Mộ anh Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) được đặt dưới chân núi Tèo Lài, thuộc làng Nà Mạ. Bên trái mộ Kim Đồng là mộ của mẹ Kim Đồng, phía sau là tượng đài Kim Đồng và bức tượng nghệ thuật, thể hiện ý nghĩa 14 mùa xuân của Kim Đồng.

Hiện nay khu di tích mộ anh Kim Đồng đã được xây tường rào bao quanh. Đây cũng là địa điểm tham quan của mọi du khách mỗi khi về nguồn.

Cụm di tích Bó Bẩm

Tại đây có nhà ông Dương Văn Đình là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nói chuyện về cuộc sống của nhân dân, nỗi khổ của người dân mất nước, tuyên truyền về cách mạng.

Cụm di tích Khuổi Nặm

Tại cụm di tích này có Lán Khuổi Nặm, là nơi Bác Hồ ở lâu nhất trong thời gian sinh sống và hoạt động cách mạng tại Cao Bằng. Lán được tạo dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, với 2 gian nhỏ, có diện tích khoảng 12m2.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa đi cùng năm tháng, ngày 10/5/2012, khu di tích Pác Bó đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 548/QĐ-TTg.

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo thuộc địa bàn xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng và cách thành phố Cao Bằng khoảng 50km về phía Tây Nam.

Rung-Tran-Hung-Dao-noi-ghi-dau-an-thanh-lap-va-hoat-dong-cua-doi-Viet-Nam-tuyen-truyen-giai-phong-quan
Rừng Trần Hưng Đạo là nơi thành lập và hoạt động của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Rừng Trần Hưng Đạo là nơi ghi dấu sự thành lập và hoạt động của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là nơi gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Khu di tích gồm 05 điểm quan trọng:

  • Cụm di tích rừng Trần Hưng Đạo, gồm: Địa điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Lán nghỉ và bếp ăn, mỏ nước phục vụ sinh hoạt, Đỉnh Slam Cao.
  • Hang Thẳm (thuộc xã Tam Kim), nơi từng được sử dụng làm trạm liên lạc, đưa cơm phục vụ cho các đồng chí hoạt động cách mạng.
  • Đồn Phai Khắt (xã Tam Kim), nơi diễn ra trận ra quân đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải pháp quân (ngày 25/12/1944).
  • Đồn Nà Ngần (xã Hoa Thám), nơi ghi dấu trận đánh thứ 2 giành thành lợi của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (26/12/1944)
  • Di tích Vạ Phá (xã Tam Kim).

Đến với Khu tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, du khách không chỉ được tìm hiểu truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam mà còn được khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu rừng nguyên sinh.

Với diện tích hơn 200 ha, rừng Trần Hưng Đạo vẫn còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ với bầu không khí trong lành và là điểm đến của hàng ngàn du khách trong nước và quốc tế.

Danh lam thắng cảnh Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc (Cao Bằng) có lẽ là cái tên không còn quá xa lạ với bất kỳ tín đồ du lịch nào. Nằm trong top 4 thác nước xuyên quốc gia lớn nhất trên thế giới, địa điểm này ngày càng thu hút được nhiều du khách đến đây để chiêm ngưỡng.

Thác thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Du khách có thể đến đây tham quan vào bất kỳ mùa nào trong năm nhưng khoảng thời gian lý tưởng nhất để ngắm nhìn vẻ đẹp và cảm nhận sức mạnh hùng vĩ của thác là từ tháng 6 đến tháng 9.

Thac-Ban-Gioc-Cao-Bang
Thác Bản Giốc Cao Bằng

Ngoài các di tích và thắng cảnh nêu trên, Hồ Thăng Hen, Núi Mắt Thần, Động Ngườm Ngao, Đỉnh núi Phia Oắc,… cũng là những điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi khi ghé thăm Cao Bằng, tỉnh có đường biên giới dài nhất Việt Nam.

Khí hậu của tỉnh có đường biên giới dài nhất Việt Nam

Nhìn chung khí hậu Cao Bằng khá ôn hòa dễ chịu. Với địa hình đón gió, khí hậu cận nhiệt đới ẩm, Cao Bằng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt không khí lạnh từ phương bắc xuống. Tuy nhiên, nhiệt độ của tỉnh Cao Bằng ít khi xuống thấp quá 0°C, vào mùa đông hầu như toàn tỉnh đều không có băng tuyết ngoại trừ một số vùng núi cao.

Cao-Bang-co-khi-hau-on-hoa
Cao Bằng có khí hậu ôn hòa

Mùa hè khí hậu ở đây có đặc điểm nóng ẩm, với nhiệt độ trung bình cao từ 30 – 32°C và trung bình thấp từ 23 – 25 °C, nhiệt độ không vượt mức 39 – 40 °C.

Vào mùa đông, Cao Bằng có kiểu khí hậu gần giống với ôn đới do địa hình Cao Bằng đón gió, trung bình cao từ 15 – 28 °C và nhiệt độ trung bình thấp từ 5 – 8 °C. Đỉnh điểm vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2 năm sau nhiệt độ Cao Bằng có thể xuống thấp hơn khoảng từ 6 – 8 °C, trời hanh khô, độ ẩm thấp.

Mùa xuân và mùa thu thời tiết thất thường, không rõ rệt, mùa xuân thời tiết thường nồm, mùa thu mát, dễ chịu.

Dân số và các dân tộc thiểu số ở tỉnh có đường biên giới dài nhất Việt Nam

Theo số liệu năm 2020, dân số toàn tỉnh Cao Bằng rơi vào khoảng 531.043 người. Trong đó, dân số ở thành thị chiếm 25.8% với 136.289 người; ở nông thôn và miền núi chiếm 74.2% với 394.754 người.

Cao Bằng có 28 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đáng chú ý nhất đây là địa bàn cư trú của rất nhiều dân tộc thiểu số, như: Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Sán Chay, Lô Lô….

Hat-then-Cao-Bang
Cao Bằng nổi tiếng với hát Then

Với gần 30 dân tộc anh em cùng sinh sống nên nền văn hóa của Cao Bằng khá đa dạng. Nền văn hóa được hình thành bởi những phong tục tập quán, văn hóa đặc trưng riêng của từng cộng đồng dân cư, tựa như vườn hoa đa sắc màu văn hóa hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến khám phá và trải nghiệm.

Đến với Cao Bằng, du khách còn có thể được thưởng thức các làn điệu Sli, hát Then, hát Lượn truyền thống. Cùng với đó là những nét độc đáo trong các nghi lễ của người dân tộc thiểu số như Lễ mừng thọ của người Tày, đám cưới của người Lô Lô đen, người Mông,… Hay thưởng thức những đặc sản nổi tiếng, mang đậm màu sắc dân tộc như lạp xưởng, hạt dẻ Trùng Khánh, bánh khảo, bánh chè lam, bánh khẩu sli, thạch đen,…

Trên đây là những thông tin về tỉnh nào có đường biên giới dài nhất Việt Nam mà chúng tôi gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc.