Tình huống sư phạm là những hoàn cảnh cụ thể mà các giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học, đó là các xung đột mâu thuẫn ở các cấp độ khác nhau giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau và cũng có những xung đột giữa các giáo viên với nhau. Trong bài viết này cẩm nang dạy học sẽ tổng hợp giúp thầy cô 25 tình huống sư phạm và gợi cách giải quyết cụ thể cho từng tình huống, cùng tham khảo nhé.
Tình huống sư phạm 1:
Một học sinh trong lớp bạn chủ nhiệm làm mất xe đạp đã không dám về nhà vì lo sợ bố mẹ đánh mắng. Bạn biết học sinh đó đang ở nhà một người thân. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý:
– Đến nhà em học sinh đó để hỏi han tình hình và trấn an tinh thần của gia đình. Nhấn mạnh những điểm tốt của học sinh đó để gia đình yên tâm về con mình và không nghĩ rằng em đánh mất xe vì một lý do xấu.
– Khéo léo chỉ ra cho học sinh cách giáo dục sai lầm của gia đình là dùng b.a.0 l.ự.c, phương pháp đó có thể gây cho học sinh bị tổn thương nặng nề về tâm lý.
– Khi gia đình hiểu bạn hứa sẽ tìm và đưa em trở về gia đình
– Bạn và vài học sinh trong lớp đưa em đó về để xin lỗi bố mẹ và hứa lần sau cẩn thận hơn.
Tình huống sư phạm số 2:
Bạn vào lớp dạy tiết 3 ở lớp. Khoảng 10 phút thì một em học sinh đứng lên hốt hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý:
– Trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng.
– Sau đó bạn tiếp tục bài giảng và dành thời gian giải quyết vấn đề:
+ Trước tiên bạn khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em không và có phải mất ở lớp thật không.
+ Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em, giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy.
+ Nếu có học sinh trong lớp lấy của bạn thì giáo viên không mạt sát học sinh mà tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.
+ Giáo viên có lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và học sinh cả lớp.
Tình huống sư phạm số 3:
Bạn được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 2A. Khi nhận lớp bạn thấy các em rất trầm. Trong các giờ học học sinh không tích cực tham gia tìm hiểu bài. Các em cũng không hăng hái tham gia vào các hoạt động của lớp. Bạn phải làm gì để khuấy động phong trào của lớp?
Làm sao để lớp sôi nổi như thế này?
Làm sao để lớp sôi nổi như thế này?
Gợi ý:
– Tìm hiểu nguyên nhân mà lớp trầm và chưa tích cực tham gia hoạt động học tập và các hoạt động khác.
– Đưa ra các biện pháp phù hợp:
+ Có các biện pháp để động viên khích lệ các em mỗi khi làm được một việc tốt
+ Cùng cả lớp tổ chức những trò chơi chung, những buổi học ngoại khóa
+ Động viên học sinh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp của trường
+ Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, cuối tuần có biểu dương khen thưởng kịp thời.
Tình huống sư phạm số 4:
Bạn được Ban Giám hiệu giao cho bạn tổ chức một tiết hoạt động tập thể cho toàn bộ học sinh khối 5, nhưng bạn chưa hiểu nên rất lúng túng không biết làm thế nào. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó?
Gợi ý:
– Tìm hiểu chủ đề của tiết HĐTT trong thời gian đó
– Xây dựng giáo án, tìm phương án tổ chức của tiết
– Xin ý kiến đóng góp của các giáo viên trong khối
– Duyệt giáo án với Ban giám hiệu trước khi thực hiện
– Khi thực hiện xong xin ý kiến đóng góp của tất cả giáo viên dự và ban giám hiệu.
Tình huống sư phạm số 5:
Đang trong giờ học, Nam đứng dậy thưa:
– Thưa cô, bạn Hà lấy bút của em ạ!
– Thưa cô, em không lấy. Hà trả lời.
– Chính mắt em nhìn thấy ngòi bút của em nằm trong hộp bút của bạn ấy. Nam khẳng định.
Vậy bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý: Giáo viên nhẹ nhàng hỏi Hoà có nhặt được bút của bạn mà chưa kịp trả lại không? Cô tuyên dương các em nhặt được của rơi trả lại người mất và khen những em có tính tự giác.
Nếu học sinh không tự giác thì vào cuối buổi học, GV cho cả lớp ở lại và tiến hành kiểm tra toàn lớp (để tránh trường hợp Hà không phải là thủ phạm như vậy sẽ không ảnh hưởng tới tâm lí của học sinh). Lúc này khi đã tìm được học sinh lấy bút của bạn Nam thì GV cần nhắc nhở học sinh đó một cách nhẹ nhàng, tình cảm mang tính giáo dục.
Giáo viên có thể nói: Cô rất buồn với hành động của em vì em đã không dũng cảm nhận lỗi để trả lại bút cho bạn. Từ nay trở đi, em hãy hứa với cô và cả lớp lần sau em sẽ tuyệt đối không tái phạm nữa. Đây là một bài học để cho cả lớp ta đáng ghi nhớ.
Tình huống sư phạm 6:
Trong khi chấm bài kiểm tra cuối kì I, bạn thấy có một trường hợp học sinh mức học chỉ ở mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra xuất sắc. Với trường hợp như vậy giờ trả bài kiểm tra bạn xử lý như thế nào?
Gợi ý: Khen ngợi em đó có nhiều cố gắng trong học tập và mời em đó lên bảng trình bày lại cho cả lớp nghe. Nếu bài làm tốt thì cần tuyên dương về sự có gắng của em đó, nếu không làm được thì khuyên em cần cố gắng hơn nữa và nhắc nhở cả lớp cần có tính trung thực trong học tập, nhất là trong kiểm tra.
Tình huống sư phạm 7
Ở lớp bạn có phong trào thi đua: “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” đã được học sinh nhiệt tình hưởng ứng. Một hôm, bạn sơ ý viết nhầm đầu bài tiết học lên bảng, em Hiền cặm cụi, cẩn thận ghi đầu bài vào vở sạch sẽ.
Lát sau, bạn phát hiện ra mình ghi nhầm nên xóa đi viết lại. Em Hiền cảm thấy bực bội xé ngay trang vở vừa viết Bạn nhìn thấy, ở vào tình huống này bạn xử lí như thế nào?
Gợi ý: Nhận sự sơ suất của mình trước các em, nhưng cũng đồng thời phân tích cho các em hiểu những sai sót của em Hiền và nói cho các em hiểu rằng trong cuộc sống đôi khi mọi người cũng mắc lỗi lầm. Khi nhận ra lỗi lầm thì phải biết sửa sai
Tình huống sư phạm 8
Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh rất hay làm mất trật tự trong các giờ học và điều đó làm ảnh hưởng đến giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp. Bạn là giáo viên chủ nhiệm thì bạn cần phải làm gì để giải quyết tình trạng đó?
Phải làm gì với “vua nói chuyện riêng”?
Phải làm gì với “vua nói chuyện riêng”?
Gợi ý: Trước tiên bạn cần phải tìm hiểu rõ xem vì sao học sinh đó lại rất hay làm mất trật tự trong lớp và môn học nào cũng thế hay chỉ là một sô môn học. Nếu lý do học sinh đưa ra là không hợp lý thì bạn cần phải giải thích rõ cụ thể cho học sinh đó.
Chẳng hạn như: không thích học môn học đó. Hay là do thầy, cô bộ môn đó dạy không hay hoặc môn học đó khó hiểu, thì bạn cần phân tích cho học sinh đó hiểu vai trò và tác dụng của môn học đó. Hoặc trao đổi với giáo viện bộ môn đó để tìm ra phương pháp dạy khác phù hợp hơn,
Tình huống sư phạm 9:
Bạn đang là chủ nhiệm của một lớp. Vào đầu học kỳ II, có một học sinh trong lớp xin được chuyển lớp. Bạn cần phải làm gì trong tình huống này?
Gợi ý: Đầu tiên không nên đồng ý cho học sinh đó chuyển lớp vội. Tìm hiểu xem lý do vì sao học sinh đó lại có ý định chuyển lớp. Nếu lý do là do mối quan hệ của học sinh đó với các bạn trong lớp là không được tốt, học sinh đó bị cô lập trong tập thể lớp, thì giáo viên cần phân tích cho học sinh đó rõ nguyên nhân vì sao lại xảy ra mối quan hệ xâu thế.
Và nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ xấu đó là do từ cá nhân học sinh đó hay là từ tập thể lớp để từ đó tìm cách cải thiện mối quan hệ theo hướng tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết trong học tập cũng như trong các mối quan hệ.
Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần họp với ban các sự lớp để giúp các bạn khác trong lớp từ bỏ các thói quen xấu trong ứng xử. Từ đó, cái thiện phong trào học tập và hoạt động của lớp.
Còn nếu lý do mà học sinh đó đưa ra là hợp lý, không phải vì lợi ích cá nhân hay vì các mối quan hệ không được tốt thì giáo viên chủ nhiệm nên tạo điều kiện và giúp đỡ học sinh đó trong việc chuyển lớp.
Tình huống sư phạm 10
Trong trường có một học sinh cá biệt, thường xuyên đánh bạn và lấy đồ của bạn. Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cần đưa học sinh về gặp gia đình và trao đổi về vấn đề này.
Khi đưa học sinh về nhà, trước khi giáo viên giải thích xong thì phụ huynh của học sinh đã đứng dậy đánh luôn con và nói vì đã “làm xấu mặt” gia đình. Với địa vị là một người giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì trong trường hợp này bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Phụ huynh nghe xong đánh con luôn
Phụ huynh nghe xong đánh con luôn
Gợi ý:
Việc đầu tiên bạn phải làm là can thiệp vào không cho phụ huynh của học sinh tiếp tục đánh học sinh nữa, trong khi đó bạn cũng đồng thời dùng những lời lẽ thích hợp để giải thích cho phụ huynh của em biết rằng trong việc giáo dục con cái bằng b.a.0 l.ự.c không bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp thậm chí nó còn phản tác dụng khiến cho mối quan hệ trong gia đình trở nên xấu đi và điểu đó là không ai trong gia đình mong muốn.
Sau khi bạn đã can thiệp vào và vị phụ huynh học sinh có vẻ bình tĩnh hơn, bạn sẽ quay lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, niềm nở và vui vẻ. Bên cạnh đó bạn cần làm cho phụ huynh học sinh hiểu rằng nhà trường luôn luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh đặc biệt là khi các em mắc sai lầm.
Dù cho đó là học sinh thế nào thì không bao giờ được giáo dục các em bằng b.a.0 l.ự.c hay dung những lời lẽ nặng nề, xúc phạm thậm chí làm ảnh hưởng đến danh dự của học sinh. Ở độ tuổi của các em, các em còn nhỏ, các em cần được tôn trọng.
Chính vì vậy, việc dùng cách giáo dục bằng b.a.0 l.ự.c hay dùng lời lẽ không hay chỉ làm ảnh hưởng đến các em thậm chí nó còn có hậu quả tồi tệ hơn. Cuối cùng thì bạn cần yêu cầu gia đình phối hợp với nhà trường để có hướng giáo dục tốt nhất cho em.
Tình huống sư phạm 11
Trong giờ trả bài kiểm tra cuối kì, có một học sinh thắc mắc với thầy (cô) về kết quả bài kiểm tra: Bài của em làm giống hệt bài của bạn, sao bạn ấy lại được điểm 8 mà em chỉ được có 5?. Nếu là bạn thì bạn sẽ hành xử như nào?
Gợi ý:
Nhẹ nhàng và nói: “Em đã nhìn kĩ chưa! Mang bài của em và bạn lên đây cho cô (thầy) kiểm tra . Sau khi kiểm tra xong, nếu bạn sai thì đơn giản là bạn hãy nói lời xin lỗi với cả lớp đặc biệt là em học sinh bị bạn chấm nhầm.
Sau đó, bạn sẽ chấm lại bài kiểm tra. Nhưng là do em đó không để ý mà em đó sai thì bạn hãy giải thích cho em hiểu lỗi sai của mình. Bạn có nhắc nhở em đó để lần sau em đó cẩn thận hơn.
Tình huống sư phạm 12
Khi bạn mới nhận lớp mình chủ nhiệm, có một học sinh trong lớp đề nghị bạn hát nhưng bạn không có năng khiếu hát . Mặc dù bạn đã có nói với học sinh là có thể kể chuyện nhưng em học sinh đó vẫn đề nghị bạn hát cho bằng được . Bạn sẽ xử lý thế nào trong tình huống này?
Gợi ý:
Nếu là gặp phải trường hợp trên , bạn sẽ tươi cười vui vẻ với học sinh và nói với cả lớp rằng: “Cô (thầy) hát không hay đâu các em đừng cười cô (thầy) nhé . Các em có thể hát cùng cô được không ?” . Bạn sẽ bắt nhịp và hát cùng với cả lớp.
Các em cùng hát với cô nhé!
Các em cùng hát với cô nhé!
Tình huống sư phạm 13
Bạn là giáo viên chủ nhiệm đến thăm nhà một em học sinh nghỉ học mấy hôm nay. Đến cổng thì nghe phụ huynh học sinh nói vọng to ra: “Thầy ( cô) nào dạy mày mà mày dốt thế?”. Bạn xử lý tình huống này như thế nào?
Gợi ý:
Vẫn vào nhà thăm em học sinh ñó bình thường. Vì đó là một câu cửa miệng chứ không có ý đồ gì. Và đó có thể là do thói quen hoặc văn hóa của vị phụ huynh. Là giáo viên thì phải làm sao mà không thẹn với lòng mình là được. đừng để cái tôi của mình lớn quá.
Tình huống sư phạm 14
Có một lần vì có việc đột xuất nên bạn đã đến muộn 5 phút. Khi bước đến cửa lớp bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp reo hò vì tưởng cô giáo không đến dạy. Tình huống này bạn xử lí như thế nào ?
Gợi ý:
Bạn vào lớp, xin lỗi các em về việc mình đã đến muộn. đồng thời cũng nhẹ nhàng nhắc nhở học sinh về thái độ vừa rồi của các em và nhanh chóng bắt đầu bài giảng.
Tình huống sư phạm 15
Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh ở lại lớp. Đầu năm, tập trung học sinh không thấy học sinh đó đi học. Bạn đến gặp phụ huynh của em ấy nhằm trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình để giúp đỡ em học tốt hơn thì bố của em lại xin cho con thôi học. Lý do: vì em không được khôn như các bạn cùng lớp, học rất kém, học trước quên sau, thích gì làm nấy.
Trước tình huống này, bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh?
Gợi ý:
Trước hết tôi động viên gia đình tạo điều kiện cho em đến lớp; tìm hiểu xem nguyên nhân có phải em thuộc đối tượng trẻ khuyết tật về trí tuệ,….
Sau đó giải thích cho phụ huynh rõ: trẻ em có quyền được học tập và vui chơi. Mặc dù em không được khôn như các bạn cùng lớp. Nhưng nghỉ học lúc này sẽ làm mất đi cơ hội được đào tạo, trang bị mọi kiến thức để em ấy bước vào đời, và chắc chắn em ấy cũng sẽ không có cơ hội về sau này có được việc làm tốt, tương lai không thể rộng mở.
Ở nhà trong độ tuổi này không làm được việc gì ngược lại có thể làm cho học sinh buồn chán, thậm chí chơi bời, lêu lổng. Động viên gia đình cho em cố gắng học hết bậc tiểu học rồi học hết bậc Trung học cơ sở. Sau đó sẽ đi học một nghề nào đó để em ấy có thể tự kiếm sống, tự lập, giúp ñỡ mẹ và các em.
Nếu em thuộc đối tượng học sinh khuyết tật (thiểu năng trí tuệ,…) qua việc xác nhận từ gia đình, y tế, địa phương,.. thì cần lập kế hoạch và hồ sơ cá nhân của em để phối hợp cùng gia đình giáo dục, theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của em..
Tình huống sư phạm 16
Một đồng nghiệp có việc bận đột xuất đã điện thoại nhờ bạn dạy thay giúp một buổi, bạn đã vui vẻ nhận lời và hoàn thành buổi dạy một cách hoàn mỹ. Nhưng sau đó, hiệu trưởng biết được và đã gọi bạn và đồng nghiệp lên kiểm điểm, khiển trách một cách nghiêm khắc, yêu cầu không được tái phạm.
Đồng nghiệp của bạn rất ấm ức, cho rằng hiệu trưởng quá nguyên tắc và máy móc, thời đại này cần quản lý “thoáng” một chút thì người dưới quyền sẽ thoải mái và tự giác làm việc có hiệu quả hơn. Còn bạn? Bạn có phản ứng như thế nào?
Bạn sẽ phản ứng thế nào với hiệu trưởng?
Bạn sẽ phản ứng thế nào với hiệu trưởng?
Gợi ý:
– “Kỷ luật là tự giác”, người tuân thủ kỷ luật là người tự giác và thoải mái nhất. Hiệu trưởng đã thực thi hoàn toàn đúng chức năng quản lý của mình, nếu không, cả trường sẽ ngày càng không còn tuân thủ theo một kỷ luật, nguyên tắc nào nữa. Giá như, người đồng nghiệp đã báo cáo hiệu trưởng xin phép và trình bày rõ việc dàn xếp lớp thì mọi việc thật tốt đẹp.
– Người đồng nghiệp có thái độ phản ứng như vậy là chủ quan, không đúng, vì rằng dù không bỏ lớp, vẫn có thể coi là đã hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng vi phạm nguyên tắc trong thực hiện nhiệm vụ.
Bản thân người dạy thay không nên có phản ứng gì ngoài việc nhận khuyết điểm (cùng vi phạm nguyên tắc) và hứa khắc phục, đồng thời sẽ có lời khuyên nhủ đồng nghiệp.
Tình huống sư phạm 17
Hai học sinh đánh nhau, phụ huynh của một trong hai em học sinh đó đến lớp và gọi em học sinh kia ra, đe doạ đánh em học sinh này. Cả lớp xúm quanh lại, ồn ào và mất trật tự. Nếu bạn có mặt trong trường hợp đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý:
Hỏi lý do về việc phụ huynh đó cần gặp học sinh.
Mời phụ huynh về văn phòng để giải quyết.
Cùng GVCN, Ban phụ trách công tác đội gặp 2 học sinh trong cuộc để tìm hiểu sự việc và có hướng giải quyết thích hợp.
Tình huống 18:
Sáng nay khi vào lớp, cô giáo đã phát hiện một học sinh của lớp có vẻ mặt mệt mỏi, uể oải, biết rằng em có biểu hiện bất thường về tâm sinh lý.
Tuy nhiên, được báo sáng nay có thanh tra đến thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo nên cô giáo tập trung chuẩn bị; thực hiện tiết dạy cho thanh tra dự giờ; nộp hồ sơ sổ sách cho thanh tra kiểm tra; tổ chức cho thanh tra khảo sát chất lượng học sinh rồi nghe thanh tra nhận xét, đánh giá, góp ý về chuyên môn…
Đến khi xong việc thì em học sinh kia bị ngất xỉu phải đưa đi viện cấp cứu.
Theo bạn, cô giáo có lỗi trong việc này hay không? Nếu là bạn, bạn có cách xử lý nào khác?
Cô có lỗi khi để học sinh ngất mới đưa đi cấp cứu?
Cô có lỗi khi để học sinh ngất mới đưa đi cấp cứu?
Gợi ý:
Thanh tra là việc quan trọng nhưng không thể quan trọng hơn sức khỏe và tính mạng của học sinh. Vì vậy, cô giáo đã có lỗi trong việc để tình trạng sức khỏe của học sinh trầm trọng hơn.
Nên thông báo với đoàn thanh tra tình hình đột xuất của lớp để xử lý đối với em học sinh đang bị bệnh (như thông báo gia đình, đưa em đi viện…) rồi hãy thực hiện bổn phận và trách nhiệm chuyên môn của mình.
Tình huống 19:
Giáo viên chủ nhiệm phát sổ liên lạc cho học sinh, yêu cầu các em mang về nhà cho cha mẹ xem và ký tên. Khi thu lại sổ liên lạc, giáo viên phát hiện trong sổ liên lạc của học sinh không đúng là chữ ký cha mẹ em, mà có sự giả mạo chữ ký. Là bạn, bạn sẽ làm gì?
Gợi ý:
Gặp riêng học sinh, yêu cầu học sinh đó giải thích hành vi trên. Phân tích đúng sai của hành vi.
Mời phụ huynh đến cùng học sinh để trao đổi về việc làm trên và có biện pháp giáo dục.
Tình huống 20:
Thầy giáo A là GVCN của lớp. Trong lớp có một học sinh vốn hiếu động, ham chơi, ít học, học sinh này không làm bài tập ở nhà lại còn gây mất trật tự. Sau vài lần nhắc nhở nhưng không có hiệu quả, thầy A quyết định đuổi học sinh này ra khỏi lớp và làm vệ sinh sân trường trong 3 ngày.
Bạn có nhận xét gì về cách giải quyết của thầy A? Nếu là bạn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Gợi ý:
– Cách giải quyết của thầy A phạm 2 sai lầm cơ bản:
+ Thể hiện sự bất lực của thầy trong phương pháp giáo dục học sinh (xử phạt là biện pháp cuối cùng khi các hình thức giáo dục khác không có hiệu quả).
+ Làm cho học sinh hiểu sai về ý nghĩa tốt đẹp của vấn đề lao động (là nghĩa vụ, là vinh quang).
– Nhắc nhở, phê bình học sinh này trước lớp.
– Nếu là giờ bài tập: chọn 1 bài tập vừa sức để cho học sinh đó lên bảng giải.
– Nếu là giờ lý thuyết thì nêu câu hỏi để buộc học sinh này cùng tham gia vào bài giảng.
– Trực tiếp tìm hiểu hoàn cảnh, cùng gia đình, các học sinh khác giúp đỡ học sinh này tiến bộ.
– Nếu học sinh đó có tiến bộ thì nên biểu dương trước lớp
Tình huống 21:
Trong lớp có hai trường hợp học sinh như sau:
– Học sinh A thuộc gia đình khá giả, nhà gần trường lại được bố mẹ thường xuyên đưa đón đến trường nên luôn luôn đi học đúng giờ và được cô giáo thường xuyên biểu dương.
– Học sinh B thuộc gia đình nghèo, nhà lại xa trường, một mình em phải băng qua một cánh đồng rộng và một chiếc cầu bắc qua một con sông; cho dù em đã dậy và đi học từ rất sớm nhưng vẫn có lúc trể giờ vào học. Mỗi lần như vậy thường bị cô giáo chê trách và bảo: “Em cần cố gắng”. Qua nhiều lần như thế, em B đã mạnh dạn thưa với cô giáo: “Thưa cô! Em đã cố gắng hết sức rồi ạ!”.
Theo bạn, bạn nên nói gì với em B và bạn có nhận xét gì về việc đánh giá, nhận xét của cô giáo về hai học sinh nêu trên?
Gợi ý:
– An ủi, cảm thông với học sinh B.
– Việc nhận xét, đánh giá của cô giáo đối với hai học sinh như nêu trên chỉ mới đúng ở biểu hiện cuối cùng của mỗi em mà không có tác động giáo dục, khuyến khích sự tiến bộ cụ thể đối với từng em: một bên không cần cố gắng gì cả đã “tốt”; một bên đã cố gắng hết sức mình mà vẫn không thể “tốt” hơn được.
Tình huống, có lẽ, muốn nhắc nhở người giáo viên cần đổi mới sâu sắc cách đánh giá học sinh trong giai đoạn hiện nay: tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh, tình hình của học sinh; cảm thông và chia sẽ những khó khăn và đánh giá theo mỗi tiến bộ nhỏ trong điều kiện và khả năng hiện tại của mỗi em.
Tình huống 22:
Một buổi sáng đến trường, giờ ra chơi giáo viên về văn phòng uống nước. Trở lại lớp, giáo viên đã phát hiện tiền để trong cặp của mình không còn nữa. Là bạn, bạn sẽ ứng xử thế nào?
Gợi ý:
– Bình tĩnh, không bộc lộ sự giận dữ, lo lắng.
– Tiến hành giảng dạy bình thường hết tiết học.
– Sau giờ học, giáo viên kể một mẫu chuyện nhỏ về tính trung thực, thật thà cho cả lớp nghe. Sau đó thông báo sự việc, kêu gọi tính tự giác của học sinh, có thể gặp riêng cô giáo để trả lại tiền.Giáo viên hứa sẽ giữ kín chuyện và vẫn đối xử bình thường với học sinh đó.
– Nếu không có kết quả thì phải báo cho Ban Giám hiệu, Ban phụ trách Đội cùng ban cán sự lớp âm thầm theo dõi để có hướng giúp đỡ.
Tình huống 23:
Một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình bố mẹ ly hôn) bị phát hiện là thủ phạm của một vụ trộm tiền nhà hàng xóm. Khi được thông báo về hiện tượng đó, nhà trường đưa học sinh này ra Hội đồng kỷ luật .
Nếu là giáo viên chủ nhiệm của em học sinh đó, bạn sẽ làm gì? Tại sao làm như vậy?
Bạn sẽ làm gì trong cuộc họp?
Bạn sẽ làm gì trong cuộc họp?
Gợi ý:
– GVCN trình bày hoàn cảnh của học sinh đó với nhà trường, đề nghị hoãn việc kỷ luật.
– Tiếp tục tìm hiểu, theo dõi, giúp đỡ, tạo điều kiện cho học sinh sửa chữa khuyết điểm.
– Thể hiện lòng bao dung, độ lượng, coi trọng việc giáo dục là chính.
Tình huống 24:
Khi đến một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dục em A, một học sinh học kém và thiếu ý thức kỷ luật, nhưng gia đình em lại nói: “Nếu thầy cô không dạy được nó thì để tôi cho nó chuyển trường hoặc cho nó nghỉ học luôn cũng được”. Bạn phải xử lý thế nào?
Gợi ý:
Giải thích cho phụ huynh hiểu vai trò của họ trong việc phối hợp cùng với nhà trường để tạo điều kiện giúp học sinh tiến bộ, bạn sẽ trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân những khuyết điểm của em và đề xuất giải pháp.
Trong khi trao đổi, bạn nên chỉ rõ đâu là nguyên nhân khách quan thuộc về trách nhiệm của gia đình và nhà trường, đâu là nguyên nhân chủ quan thuộc về cá tính và đạo đức của học sinh. Bạn cũng nên thẳng thắn nhận khuyết điểm nếu như chưa thực sự làm tròn trách nhiệm của mình, có như thế mới khiến gia đình tin tưởng.
Chắc chắn bằng thái độ đúng mực, tinh thần trách nhiệm cao và tình thương yêu học trò, bạn sẽ thuyết phục được gia đình trong việc phối hợp cùng nhà trường dạy dỗ học sinh nên người
Tình huống 25:
Giả sử trong giờ lên lớp của một tiết dạy, học sinh hỏi bạn một vấn đề liên quan đến bài giảng mà nhìn qua bạn chưa có câu trả lời thích hợp. Bạn xử lý tình huống đó như thế nào?
Gợi ý:
– Khen học sinh đó có những phát hiện lí thú và nêu vấn đề ra trước lớp để học sinh thảo luận, suy nghĩ.
– Trong lúc đó giáo viên tranh thủ tìm hướng giải quyết.
– Sau một thời gian ngắn, nếu chưa có câu trả lời đúng thì xem vấn đề đó là bài tập về nhà để học sinh nghiên cứu vì thời lượng không cho phép. Tuyệt đối không trả lời qua loa.
– Giáo viên tìm câu trả lời và giải đáp cho học sinh trong giờ học sau.
Tham khảo thêm: Những tình huống sư phạm thi giáo viên chủ nhiệm giỏi
Tổng hợp: Thùy Anh
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!