Tiếp Viên Hàng Không Học Ngành Gì? Trường Nào Chất Lượng?

Muốn trở thành một tiếp viên hàng không chuyên nghiệp, bạn cần phải có trình độ và kỹ năng phù hợp với công việc. Những yêu cầu này khác nhau giữa các ngành, nhưng nhìn chung, bạn cần phải thông minh, đáng tin cậy và có kỹ năng giao tiếp tốt. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc về tiếp viên hàng không học ngành gì và làm sao để dấn thân vào ngành nghề này.

Tiếp viên hàng không là nghề gì?

Khi ai đó nhắc đến một nghề vừa xinh đẹp vừa tài năng, công việc đầu tiên mà hầu hết mọi người nghĩ đến là tiếp viên hàng không. Các tiếp viên hàng không là một phần của phi hành đoàn và làm việc trên các chuyến bay thương mại. Họ sẽ phụ trách phục vụ khách hàng trong suốt chuyến bay.

Một tiếp viên hàng không chịu trách nhiệm phục vụ hành khách và đảm bảo duy trì sự an toàn và cảm giác yên tâm, thoải mái của họ. Trong một số trường hợp, họ có thể được yêu cầu giúp giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong chuyến bay.

Ngành tiếp viên hàng không thi khối nào?

Để trở thành tiếp viên hàng không, bạn cần vượt qua kỳ thi tuyển sinh đầu vào. Kỳ thi đầu vào yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ nên các tiếp viên hàng không thường thi khối D là chính. Tuy nhiên, những bạn học khối A, B, C, năng khiếu cũng có thể theo đuổi công việc này bởi tiêu chí tuyển dụng phụ thuộc vào từng hãng hàng không. Tổ hợp môn xét tuyển vào ngành khối D để trở thành tiếp viên hàng không gồm có:

  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga.
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp.
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung.
  • D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức.
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật.
  • D07: Toán, Hóa học, tiếng Anh.
  • D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh.
  • D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh.
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.
  • D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp.
  • D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung.

Đọc thêm: Có nên làm tiếp viên hàng không ở Việt Nam không?

Tiếp viên hàng không học ngành gì?

Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có một nơi chuyên về đào tạo ngành hàng không đó là Học viện hàng không Việt Nam. Dưới đây là mức điểm chuẩn của hệ Cao Đẳng và Đại Học để bạn tham khảo nhằm đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân:

– Hệ Đại học:

  • Quản trị kinh doanh: 23.4 điểm (năm 2021)
  • Công nghệ kỹ thuật điện tử & viễn thông: 18 điểm (năm 2021)
  • Quản lý hoạt động bay: 26.3 điểm (năm 2021)
  • Kỹ thuật hàng không: 25 điểm (năm 2021)

– Hệ Cao đẳng:

  • Dịch vụ thương mại hàng không: 15 điểm (năm 2019)
  • Kiểm tra an ninh hàng không: 15 điểm (năm 2019)
  • Kiểm soát không lưu: 23 điểm (năm 2019)
  • Kỹ thuật điện tử máy bay: 13.25 điểm (năm 2019)
  • Kỹ thuật bảo dưỡng cơ khí tàu: 13.25 điểm (năm 2019)
  • Công nghệ kỹ thuật điện tử: 13.25 điểm (năm 2019)

Những năm gần đây, ngành hàng không đã chấp nhận những học viên có bằng cấp từ Trung học phổ thông trở lên. Để theo đuổi ngành này không yêu cầu bạn phải có bằng cấp quá cao nhưng bạn phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là ngoại ngữ.

Muốn làm tiếp viên hàng không thì học trường nào? Khoa nào?

Mặc dù ở Việt Nam chưa có trường đại học, cao đẳng nào đào tạo chuyên ngành tiếp viên hàng không nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể theo đuổi nghề này. Các hãng hàng không chỉ yêu cầu những ứng viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, và mặc dù ngành này không yêu cầu một số kinh nghiệm hay bằng cấp cao, nhưng kỹ năng ngoại ngữ tốt có thể giúp bạn trở nên khác biệt.

Nếu bạn muốn trở thành tiếp viên hàng không, việc học tại một trường cao đẳng hoặc đại học danh tiếng chuyên về ngoại ngữ sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng cần thiết để thành công hơn.

Ngay cả trường đào tạo hàng không nổi tiếng của Việt Nam cũng không có ngành học chuyên đào tạo tiếp viên hàng không. Đó là lý do khi tìm kiếm ứng viên tiềm năng, các hãng hàng không chỉ yêu cầu tiêu chuẩn về ngoại hình và ngoại ngữ.

Sau đó, họ sẽ chỉ định các học viên tham gia các chương trình chuyên biệt dựa trên các quy tắc của riêng họ trong khoảng 3 đến 4 tháng.

Do đó, nếu bạn muốn trở thành tiếp viên hàng không thì việc học các chuyên ngành liên quan đến ngoại ngữ, du lịch, khách sạn, v.v. ở những cơ sở đào tạo sau đây chính là con đường duy nhất để bạn theo đuổi ngành nghề này:

Danh sách các trường Đại học miền Bắc

  • Đại học Ngoại ngữ – Đại học quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH) – Đại học Quốc gia Hà Nội Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Quản trị khách sạn
  • Đại học Hà Nội (HANU) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Đại học Kinh tế Quốc dân Ngôn ngữ Anh. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Quản trị khách sạn
  • Đại học Ngoại Thương (cơ sở phía Bắc) Ngành Ngôn ngữ Anh; Ngành Ngôn ngữ Pháp; Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc; Ngành Ngôn ngữ Nhật
  • Viện đại học mở Hà Nội
  • Học viện Ngoại Giao
  • Đại học FPT

Danh sách các trường Đại học miền Trung

  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.
  • Khoa du lịch – Đại học Huế
  • Đại học Nha Trang.

Danh sách các trường Đại học miền Nam

  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Ngoại thương cơ sở 2
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
  • Đại học RMIT
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Điểm qua một số tiêu chuẩn làm tiếp viên hàng không

Tiêu chuẩn về ngoại hình

Để trở thành tiếp viên hàng không, bạn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về những đặc điểm phù hợp với ngành dịch vụ, cụ thể là cần đáp ứng đủ về chiều cao, cân nặng, giọng nói nhẹ nhàng, khuôn mặt ưa nhìn và không có dị tật.

  • Đối với nam: chiều cao tiêu chuẩn từ 1m65 – 1m82, có cân nặng phù hợp với chiều cao, độ tuổi từ 18 – 30 tuổi.
  • Đối với nữ: chiều cao tiêu chuẩn từ 1m58 – 1m75, có cân nặng phù hợp với chiều cao, độ tuổi từ 18 – 28 tuổi.

Tiêu chuẩn về trình độ học vấn

Mọi tiếp viên hàng không cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao về ngoại hình và hiệu suất. Để trở thành một tiếp viên hàng không, bạn cần phải gần như hoàn hảo về mọi mặt, chẳng hạn như:

  • Trình độ văn hóa: tốt nghiệp THPT trở lên, có lý lịch rõ ràng.
  • Ngoại ngữ: TOEIC > 550 điểm hoặc có chứng chỉ IELTS (5.0), TOEFL paper (550), TOEFL cbt (173), TOEFL ibt (61). Đây là một trong những điều kiện cơ bản để ứng viên trúng tuyển được phân công bay theo những tuyến trong nước và quốc tế.
  • Ưu tiên các ứng viên có khả năng sử dụng từ 2 thứ tiếng trở nên.
  • Ngoài ra các ứng viên ứng tuyển phải luôn thân thiện, lịch sự, hòa đồng, hoạt bát, nhanh nhẹn và nhạy bén và biết cách xử lý mọi tình huống.

Đọc thêm: Học Ngoại Ngữ Nào Lương Cao Ở Việt Nam?

Phải chịu được áp lực lớn

Tiếp viên hàng không là một công việc rất thú vị, tuy nhiên nếu nhìn bên ngoài tưởng chừng như là một công việc rất nhàn hạ và sung sướng nhưng thực chất lại là một công việc vô cùng áp lực. Tiếp viên hàng không phải thực hiện 4 chuyến bay nội địa mỗi ngày, thời gian nghỉ ngơi không nhiều.

Để trở thành tiếp viên hàng không, bạn phải nộp hồ sơ ứng tuyển và trải qua các vòng thi vô cùng nghiêm ngặt.

Lời kết

Mong rằng thông qua bài những nội dung mà Glints đã chia sẻ trên đã có thể phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về công việc của tiếp viên hàng không và tiếp viên hàng không học ngành gì cũng như những điều kiện cơ bản để theo đuổi lĩnh vực nghề nghiệp này.

Tác Giả