Hạch toán lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội vào tài khoản nào? – MISA AMIS

Nhiều doanh nghiệp phát sinh lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội (bhxh). Để hạch toán đúng và chính xác nghiệp vụ này, bài viết dưới đây MISA sẽ hướng dẫn anh chị cách tính và hạch toán lãi chậm nộp bhxh theo quy định mới nhất.

1. Mức phạt đóng chậm bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào: Nghị định 28/2020/NĐ-CP và nghị định 176/2013/NĐ-CP có các quy định cụ thể như sau:

  • Phạt người sử dụng lao động (NSDLĐ) từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa không quá 75 triệu đồng) với một trong các hành vi sau:
    • Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN;
    • Đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
    • Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng.
  • Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (tối đa không quá 75 triệu đồng) nếu doanh nghiệp không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với NSDLĐ có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.Ngoài ra, NSDLĐ cũng bị phạt hành chính với các hành vi như:
    • Không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của NLĐ
    • Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho NLĐ
    • Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của NLĐ khi được yêu cầu bởi NLĐ, công đoàn hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền

hạch toán lãi chậm nộp bhxh

Đồng thời, NSDLĐ cũng bị truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng và đóng tiền lãi chậm nộp các khoản bảo hiểm. Như vậy nếu NSDLĐ phải đóng lãi chậm nộp các khoản bảo hiểm thì kế toán công ty đó sẽ phải thực hiện hạch toán lãi chậm nộp bhxh.

>>> Xem thêm:

  • Hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp
  • Hạch toán tiền chậm nộp thuế theo đúng quy định
  • Kế toán tiền lương và những kiến thức quan trọng cần ghi nhớ

banner

2. Cách tính số tiền lãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN

2.1. Cách tính lãi chậm đóng, phạt chậm đóng các khoản bảo hiểm:

Căn cứ vào quy định tại Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp chưa đóng từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền chưa đóng.

Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.

Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:

Lcđi = Pcđi x k (đồng)

Trong đó:

  • Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).
  • Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcđi = Plki – Spsi (đồng)

Trong đó:

    • Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
    • Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

  • k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:
    • Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.
    • Đối với BHYT, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

Ví dụ: Tính lãi chậm đóng đối với đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng hàng tháng:

  • Công ty A đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng hàng tháng.
  • Tính đến hết tháng 04/2020 Công ty nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 300.000.000 đồng, nợ tiền đóng BHYT là 40.000.000 đồng; trong đó:
    • Số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 04/2020 là 170.000.000 đồng
    • Số tiền phải đóng BHYT phát sinh của tháng 04/2020 là 20.000.000 đồng.

Giả sử:

  • Mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN bình quân năm 2020 là 6,65%/năm
  • Mức lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 6,96%/năm

=> Hỏi: lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ, BNN là bao nhiêu

  • Lãi suất chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN:

kbhxh = 2 x 5,65%/12= 1,108%

Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT:

kbhyt = 2 x 6,96%/12= 1,16%

Áp dụng công thức trên để tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với công ty B tại thời điểm ngày 01/05/2020 như sau:

  • Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là:

[(300.000.000 đồng – 170.000.000 đồng) x 1,108%] = 1.404.000

  • Tiền lãi chậm đóng BHYT là:

[(40.000.000 đồng – 20.000.000 đồng) x 1,16%] = 232.000

Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu đối với doanh nghiệp M tại thời điểm tháng 3/2016 là:

1.404.000 + 232.000 = 1.636.000

hạch toán lãi chậm nộp bhxh

2.2 Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu trong tháng

Bao gồm:

  • Số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang
  • Số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định như trên.

Ví dụ: Cũng Công ty B nêu tại ví dụ trên, giả sử đến hết tháng 5/2020 vẫn không nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (số tiền chuyển đóng là 0 đồng).

Sang tháng 6/2020, ngoài việc phải nộp tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đến hết tháng 04/2016 nêu trên là 340.000.000 đồng thì tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 5/2020 và tháng 6/2020 là 380.000.000 đồng, tiền lãi chậm đóng tính tại tháng 5/2016 là 2.845.300 đồng, Doanh nghiệp B còn phải nộp tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền nợ lũy kế đến hết tháng 04/2020:

  • Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là:

300.000.000 * 1,108% = 3.240.000

  • Tiền lãi chậm đóng BHYT là:

40.000.000 * 1,16% = 464.000

  • Tổng tiền lãi chậm đóng là:

3.240.000 + 464.000 = 3.704.000

=> Tổng số tiền phải nộp trong tháng 06/2016 (tiền nợ và tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh, tiền lãi chậm đóng còn nợ và tiền lãi phát sinh) là:

340.000.000 + 380.000.000 + 1.636.000 + 3.704.000 = 725.340.000

2.3 Lãi suất bình quân theo tháng lãi chậm nộp BHXH

Hằng năm, trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01, BHXH Việt Nam thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại Điểm a và b Khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg cho BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện.

>> Xem thêm: Mức xử phạt với hành vi khai sai thuế GTGT

>> Xem thêm các quy định mới nhất được cập nhật tại các bài viết:

  • Hiểu đúng về quy định tạm nộp thuế TNDN tối thiểu 75% 3 quý đầu năm 2021 theo nghị định 126
  • CHÍNH THỨC MIỄN GIẢM THUẾ TNDN 30%, THUẾ GTGT 30% VÀ MIỄN TOÀN BỘ TIỀN CHẬM NỘP NĂM 2020 VÀ NĂM 2021
  • Cập nhật những điểm mới của thông tư số 88/2021/TT-BTC – Chế độ kế toán mới cho các hộ kinh doanh

3. Hạch toán lãi chậm nộp bhxh

Lãi chậm nộp bảo hiểm xã hội là một khoản chi của doanh nghiệp nhưng không liên quan đến mục đích sản xuất, bán hàng, quản lý DN… Hạch toán lãi chậm nộp bhxh vào tài khoản 811 (chi phí khác) để theo dõi và tính đúng lợi nhuận của DN.

Tuy nhiên Căn cứ vào Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) khoản phạt chậm đóng BHXH không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Khi nhận được quyết định xử phạt của BHXH, ghi:

Nợ TK 811

Có TK 3388

Khi nộp tiền phạt, tiền lãi chậm nộp BHXH, ghi:

Nợ TK 3388

Có TK 111, 112

Lưu ý:

Khi làm quyết toán thuế TNDN bạn loại chi phí này ra khỏi chi phí được trừ trước khi tính thuế TNDN (Ghi chi phí này vào chỉ tiêu B4 tại Tờ khai Quyết toán thuế TNDN Mẫu 03/TNDN)

Kết

Phần mềm kế toán online AMIS hiện là giải pháp Đơn giản, chính xác và hiệu quả trong nghiệp vụ kế toán. Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ thuế, nghiệp vụ bán hàng, mua hàng và rất nhiều nghiệp vụ khác.

Ngoài ra, với phần mềm AMIS Kế Toán, kế toán viên có tính năng quản lý thông tin bảo hiểm và đặc biệt là:

  • Điện tử hóa hoàn toàn 19 thủ tục kê khai, điều chỉnh BHXH:
    • Tiết kiệm thời gian nhập liệu và tính toán số tiền đóng BHXH
    • Không còn sai sót khi tính số tiền đóng/ chi trả chế độ BHXH
    • Dễ dàng phát hiện sai lệch với số liệu của cơ quan BHXH
    • Sử dụng phần mềm bảo hiểm xã hội AMIS nộp hồ sơ, đóng BHXH ngay tại nhà/cơ quan
  • Kết nối trực tiếp với cơ quan BHXH:
    • Tự động cập nhật thông tin hồ sơ BHXH giúp tiết kiệm 50% thời gian nhập hồ sơ cho lao động mới
    • Tự động đối chiếu và phát hiện sai lệch khi có chênh lệch với cơ quan BHXH
  • Tự động tính số tiền nộp, chi trả chế độ BHXH:
    • Tự động tổng hợp danh sách nộp BHXH, chi trả chế độ BHXH
    • Tiết kiệm 80% thời gian tính toán và đối chiếu số liệu với cơ quan BHXH
  • Hệ sinh thái quản trị toàn diện và hiệu quả:
    • Tự động kế thừa các thông tin từ AMIS Nhân sự để lập hồ sơ BHXH
    • Tức thời cập nhật thông tin hồ sơ BHXH của lao động lên AMIS Nhân sự
    • Tiết kiệm 50% thời gian nhập liệu trên cả hai phần mềm

Để biết thêm thông tin về tính năng, cách thức thực hiện trên phần mềm và trải nghiệm miễn phí, anh chị có thể đăng ký dùng thử tại đây!

28,174