I – Tiêm filler mũi có bị sưng không?
Nhìn chung, khi đưa bất kỳ chất lạ nào vào cơ thể thì mô mềm đều thương tổn dẫn tới sưng đau – Đây cũng là dấu hiệu thường thấy sau khi tiêm filler mũi. Trong đó, các nguyên nhân gây sưng bao gồm.
1. Do thể trạng, cơ địa
Cơ địa của mỗi người sẽ quy định người đó nhạy cảm hay không nhạy cảm với các thủ thuật thẩm mỹ. Điều này cũng tương tự với tiêm filler mũi.
Ở những người có nền tảng tốt, tiêm filler sẽ hết sưng ngay sau 2 tiếng thậm chí là không sưng, không đau. Ở những người nền tảng “kém” hơn, sưng đau sau tiêm có thể kéo dài 2 tuần, cơ thể dễ xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm.
Từ tầm quan trọng của cơ địa, khách hàng không nên bỏ qua bước thăm khám và xét nghiệm lâm sàng. Quá trình này sẽ là ‘tiền đề’ giúp bạn tiêm mũi an toàn và hiệu quả nhất.
👉👉👉 VIDEO Cách chăm sóc mũi sau khi nâng để có dáng mũi đẹp nhất
2. Dùng sai loại filler
Filler vốn là một axit được tinh lọc nên độ lành tính của nó rất cao. Nếu vô tình tiêm sai, dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc, axit sẽ bào mòn biểu mô khiến mũi vón cục, xiên vẹo và xuất huyết.
Do đó, khách hàng cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc filler trước khi tiêm mũi. Nên đầu tư vào các dòng filler chính hãng Hoa Kỳ, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Nói không với mọi filler gắn mác “nội địa” Thái Lan, Trung Quốc trôi nổi trên thị trường.
3. Tiêm quá nhiều filler mũi
Hàm lượng filler vượt mức cho phép sẽ làm “không gian” trong mũi trở nên chật chội, dồn nén dẫn tới sưng đau. Nguy hiểm hơn, người dùng còn bị “ngộ độc” filler và dị tật mũi.
Theo quy định chung, lượng filler cho mũi chỉ ở mức 0.9 – 1.7 cc (với người bình thường) và 0.6 – 0.8 cc (với người sức khỏe yếu). Hàm lượng filler sẽ được tính toán cẩn thận dựa trên tình trạng bệnh lý và hình thái mũi của bạn.
4. Bị nhiễm trùng
Sưng mũi sau tiêm filler cũng là dấu hiệu của việc nhiễm trùng. Vi khuẩn xâm lấn tạo thành các ổ viêm thượng bì và làm tầng da này căng trướng và sưng lên. Không chỉ phù nề, mũi còn nổi mụn diện rộng, nang lông nở to, phần da chỗ đỏ chỗ tím.
Nhiễm trùng mũi chủ yếu xuất là do quy trình thẩm mỹ mất vệ sinh, Vật liệu bơm và vật liệu tiêm không được làm sạch, khử trùng triệt để.
Thêm vào đó, khách hàng dễ nhiễm trùng mũi khi đi tới các nơi ô nhiễm, thường xuyên hít phải khói bụi hoặc vệ sinh mũi không sạch hậu bơm filler.
5. Bác sĩ tiêm sai kỹ thuật
Nguyên nhân “chủ chốt” khiến mũi sưng phồng sau bơm filler là bác sĩ tiêm sai kỹ thuật. Cụ thể, bác sĩ tiêm nhầm vào mạch máu, mô liên kết hoặc các sợi thần kinh. Sự nhầm lẫn này vô cùng nguy hiểm kéo theo hiện tượng tràn dịch, sưng nhức và liệt khứu giác. Với các khách hàng có bệnh lý nền còn dẫn đến tử vong.
Vì thế, khách hàng nên cẩn thận trong khâu chọn bác sĩ tiêm mũi. Ngoài trình độ học vấn, bạn hãy ưu tiên các bác sĩ đã có kinh nghiệm “lão luyện” trong bơm filler nhé.
👉👉👉 VIDEO Hướng dẫn chăm sóc sau nâng mũi tại nhà
II – Tiêm filler mũi bao lâu hết sưng?
Về cơ bản, tiêm filler mũi mất khoảng 2 – 3 ngày là hết sưng và mất 7 – 10 ngày để vào khuôn ổn định. Sở dĩ bơm filler đạt được tốc độ này là do thủ thuật không xâm lấn, không bóc tách, hoạt chất HA cũng dễ tương thích với cơ thể hơn các loại sụn độn.
- Trong 24 giờ đầu: Mũi sưng to, vết tiêm tấy đỏ, da mũi căng cứng. Khách hàng sẽ thấy đau, đỏ mắt và ù tai.
- 2 – 3 ngày: Phần mũi xẹp dần, vết tiêm hết tấy và đóng vảy, sống mũi dần được định hình nhưng vẫn còn hơi xơ cứng.
- 4 – 10 ngày: Mũi hết sưng hoàn toàn và lên form đẹp mắt. Phần da tại đây cũng trở lại tự nhiên, sờ vào sẽ thấy đàn hồi và săn chắc.
Với các khách hàng đã quá 3 ngày sau khi nâng mũi bằng filler mà mũi vẫn sưng thì cần tiếp tục theo dõi bởi có thể do vấn đề cơ địa. Nếu quá 10 ngày tiêm mà mũi không có chuyển biến, hãy tới ngay trung tâm thẩm mỹ đã làm mũi cho bạn nhé.
III – Những triệu chứng sưng bất thường cần chú ý
Như đã nói ở trên, tiêm filler bị sưng mũi là hiện tượng bình thường nhưng nó sẽ trở nên bất thường nếu thuộc một trong các tình huống sau:
- Khu vực tiêm sưng to, ửng đỏ quá 15 ngày mà không hề thuyên giảm
- Cơn đau từ mũi lan sang các bộ phận khác. Khách hàng thấy nhức đầu, ù tai, co thắt ngực và tụt huyết áp
- Da mặt tái đi, da mũi chuyển tím, vùng cánh mũi và chỗ tiêm bắt đầu có mụn mủ lở loét
- Mũi chảy dịch liên tục, sống mũi gồ lên biến dạng
Ngay khi thấy các triệu chứng này xảy ra, bạn cần tới thẳng bệnh viện để thực hiện hút filler và làm sạch toàn bộ mũi. Ở trường hợp nặng hơn, quý khách phải tái cấu trúc mũi và lắp sụn giả.
Sau khi tiêm tiêm xong, bạn nên theo dõi và cập nhật tình hình của mình với bác sĩ chủ trị. Tuyệt đối không để sưng quá 20 ngày, không tự ý uống thuốc hoặc dùng các sản phẩm bôi cho mũi.
IV – Cách giảm sưng sau khi tiêm filler mũi
Để giảm sưng mũi và tránh những biến chứng bất thường sau filler, khách hàng cần chú ý tới cách chăm sóc, giảm lượng vận động và ăn uống thật hợp lý. Cụ thể:
1. Chườm đá lạnh
Mẹo cứu cánh giúp mũi filler hết sưng đó là chườm đá lạnh. Trong y tế, đá lạnh giúp “đông cứng” cơ tạm thời, giảm biên độ mạch đập tại vùng thương và ngăn tụ máu. Bạn sẽ thấy mũi bớt sưng, ít bầm tím và không bị đau nhức quá mức.
- Cho 4 – 5 viên đá lạnh vào túi chườm nylon hoặc PVC
- Chườm đá lần lượt ở sống và hai bên cánh mũi.
- Mỗi vị trí giữ trong 2 phút và làm liên tục tới khi đá tan
Với cách giảm sưng này, bạn nên tiến hành 3 lần/ngày, trong 4 – 5 ngày đầu. Từ ngày thứ 6, khách hàng có thể chườm nước nóng hoặc chườm trứng, chườm khoai tây.
2. Kê cao đầu khi ngủ
Một tips hữu ích cho những ai tiêm filler mũi là kê cao đầu khi ngủ. Khoảng 3 ngày sau tiêm, dịch lỏng trong mũi vẫn còn chưa lưu thông, nếu bạn gối cao sẽ giúp các chất này thoát ra và giảm sưng đáng kể.
Mặt khác, kê cao đầu còn giúp khách hàng tránh việc nằm sấp, dễ phát hiện nếu lỡ thay đổi tư thế ngủ. Lưu ý chọn chăn mỏng nhẹ, ít sợi và không trùm kín mít khi ngủ nha.
3. Tránh ăn nhiều muối
Một lưu ý quan trọng sau tiêm mũi đó là không nên ăn nhiều muối. Gia vị này gây ra hiện tượng tích nước và thoát canxi tại các hệ cơ. Chiếc mũi của bạn sẽ nhanh chóng sưng nề, sống mũi cũng “giòn” đi và thời gian tương thích của filler kéo dài lâu hơn.
Bởi thế, khách hàng cần giảm lượng muối/mắm xuống ½ khi nấu nướng; không ăn các loại thịt muối/thịt khô, không uống chanh muối hay các loại điện giải có muối khác.
Với riêng các khách hàng có tiền sử sỏi thận/sỏi mật/viêm gan, lượng muối khi chế biến chỉ ở mức ¼ so với thông thường. Thay thế muối tinh bằng muối hồng (có độ mặn thấp) hoặc dùng dầu hào để tạo hương vị cho món ăn.
4. Hạn chế hoạt động thể chất nặng
Trong 3 tuần đầu hậu tiêm mũi, khách hàng cần hạn chế vận động nặng và nghỉ ngơi điều độ. Việc này giúp cho mũi giảm áp lực, tránh các chấn thương và không bị xô lệch mất form.
- Ngừng chơi thể thao, đặc biệt là chống đẩy, nhảy dây, cử tạ, cầu lông
- Không leo trèo, không mang vác nặng, không tới các khu vực khói bụi
- Đeo khẩu trang dày dặn khi ra đường và mỏng nhẹ khi ở nhà
- Không quan hệ tình dục, không đeo khuyên mũi
Đặc biệt, nghiêm cấm thực hiện các hình thức thẩm mỹ khác khi mũi chưa hết sưng. Theo các chuyên gia, bạn được phép tiếp tục chỉnh mũi khi tiêm filler tối thiểu 3 tháng.
5. Kiêng rượu bia, thuốc lá
Cuối cùng, dù tiêm filler hay thực hiện bất kỳ phẫu thuật nào tại mũi bạn đều phải kiêng thuốc lá và rượu bia tối thiểu 1 tháng. Về mặt vật lý, hút thuốc khiến cơ miệng, khoang họng và khoang mũi buộc phải vận động (thở ra hít vào). Điều này làm form mũi khó định hình, phần sống dễ bị xô lệch, hai cánh mũi có xu hướng nở rộng.
Về mặt hóa học, các chất độc trong thuốc là làm tốc lộ lành thương lâu hơn, filler lâu ổn định, các biểu mô cũng xơ cứng khiến khứu tướng trở nên không “thật”.
Rượu bia (đồ có cồn nói chung) sẽ làm các mao mạch vùng mũi sưng phồng và tốc độ lưu thông máu tăng lên đột ngột. Đây là nguyên nhân khiến mũi tiêm HA dễ bị phù nề và chảy máu cam.
Vì vậy, khách hàng nên chuyển qua uống nước lọc, nước ép, nước detox và ăn trái cây tươi. Không quên dùng thêm thực phẩm chức năng để bù vitamin và khoáng chất nhé.
👉👉👉 VIDEO Ăn gì sau khi nâng mũi để có kết quả tốt nhất?
V- Bao lâu cần tiêm lại filler nâng mũi?
Tiêm filler nâng mũi mặc dù là phương pháp nhanh chóng, an toàn và không xâm lấn, tuy nhiên lại không duy trì được hiệu quả vĩnh viễn. Bởi chất làm đầy filler qua thời gian sẽ tự tiêu đi, lúc này mũi sẽ về lại hình dáng ban đầu.
Nếu bạn muốn duy trì tính thẩm mỹ lâu dài sẽ phải tiêm định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này phụ thuộc vào cách chăm sóc, cơ địa và chất liệu filler sẻ dụng của mỗi người.
1. Tiêm filler mũi 1 cách mũi 2 bao lâu
Thông thường, mọi người sẽ thực hiện tiêm filler định kỳ để giúp duy trì được hiệu quả lâu dài và ổn định hơn. Bởi sau một thời gian, chất làm đầy sẽ tự tiêu và dáng mũi có thể quay lại form ban đầu.
Tiêm filler mũi 2 cách mũi 1 khoảng 6 tháng đến 1 năm tùy theo cơ địa mỗi người . Vì thông thường, đây là thời điểm filler đã bắt đầu tự tan, tuy nhiên, nếu bạn biết chăm sóc đúng cách và có cơ địa tốt sẽ giữ được lâu hơn.
2. Tiêm filler mũi 2 cách mũi 3 bao lâu
Vậy tiêm filler mũi 3 cách mũi 2 bao lâu? Lúc này, dáng mũi đã ổn định hơn nhờ 2 lần tiêm trước đó, đồng thời có khả năng duy trì được lâu hơn. Vậy nên cũng tùy theo cách chăm sóc và loại filler mà bạn sử dụng, từ 6 1-2 năm bạn có thể tiêm lại để duy trì hiệu quả làm đẹp theo thời gian.
Tiêm filler mũi bao lâu hết sưng được quyết định bởi chính cách chăm sóc và sự lựa chọn của bạn trong việc tìm kiếm cơ sở thẩm mỹ. Điền ngay vào form đăng ký làm mũi tại website của Kangnam hoặc gọi số hotline, các chuyên gia từ Kangnam sẽ giúp bạn có một dáng mũi thời thượng nhất châu Á.
👉👉👉 VIDEO Tiêm filler mũi – Nâng mũi không cần phẫu thuật tại Kangnam
VI- Khách hàng nâng mũi thành công tại Kangnam
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!