BÀI 9: Độ tan và tích số tan – tailieu

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 9: ĐỘ TAN VÀ TÍCH SỐ TAN

Ngày thực hành:

Họ và tên:

MSSV:

Điểm

Lời phê

1. Bản chất của tích số tan

Tích số tan của một chấy điện li ít tan được định nghĩa là tích số các nồng độ ion tự do của nó trong dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất định với các số tương ứng là các chỉ số của ion trong phân tử.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tích số tan

Tích số tan không phụ thuộc vào nồng độ ion chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất tan và nhiệt độ.

2. Quy luật của tích số tan

Với dung dịch chất điện li ít tan A­mBn ta có cân bằng sau:

AmBn (rắn) = mA+n(dung dịch) + nB-m(dung dịch)

Vì [AmBn] = 1 nên K = [A+n]m [B-m]n là một hằng số và được gọi là tích số tan T. Như vậy T cũng là một loại hằng số cân bằng do đó nó chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất tan và nhiệt độ.

[A+n]m [B-m]n = T: Ta có dung dịch bão hòa trong đó vận tốc hòa tan bằng vận tốc kết tủa. Kết tủa không tạo thành cũng không tan thêm vào dung dịch.

[A+n]m [B-m]n < T: Dung dịch này là dung dịch chưa bão hòa. Vận tốc hòa tan lớn hơn vận tốc kết tủa, nếu ta thêm chất rắn vào thì nó sẽ tan cho đến khi đạt trạng thái cân bằng.

[A+n]m [B-m]n > T: Dung dịch loại này quá bão hòa. Tích số nồng độ của các ion trong dung dịch lớn hơn tích số nồng độ bão hòa. Khi đó các ion này sẽ kết hợp với nhau tạo thành kết tủa tách ra khỏi dung dịch làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch cho đến khi đạt trạng thái bão hòa.

Ứng dụng của quy luật tích số tan trong sự hòa tan và tạo thành kết tủa của các chất điện li ít tan.

Dựa vào quy luật trên người ta có thể điều khiển được quá trình hòa tan hay kết tủa của các chất điện li ít tan như sau:

Muốn hòa tan một kết tủa phải thêm vào kết tủa đó các chất có tác dụng làm giảm nồng độ của các ion do kết tủa phân li ra; thường thì các chất này tạo phức bền với ion của kết tủa hoặc là tạo thành axit mạnh.

Muốn kết tủa một chất, ta phải thêm vào dung dịch một chấtcó chứa ion đồng loại với kết tủa để làm tăng nồng độ của ion kết tủa trong dung dịch.

3.Nồng độ ảnh hưởng đến sự hòa tan, kết tủa:

Nồng độ ảnh hưởng đến sự hòa tan hay là sự ảnh hưởng nồng độ của các ion trong dung dịch đến sự hòa tan, kết tủa.

Xét chất kết tủa hòa tan : AmBn

Vì [AmBn] = 1 nên Ksp = [A+n]m [B-m]n là một hằng số và được gọi là tích số tan T. Kí hiệu T hay Ksp. Ksp = tích các nồng độ. Tuy nhiên tích nồng độ các ion không bắt buộc phải bằng hằng số tích số tan mà còn tồn tại:

– Nếu tích nồng độ các ion < Ksp thì không có kết tủa tạo thành mặc dù muối tạo thành có thể là muối ít tan theo quy tắc hòa tan. Điều này là bởi vì nồng độ của các ion không đủ lớn để làm quá trình kết tinh hình thành kết tủa có thể xảy ra.

– Nếu tích nồng độ các ion > Ksp thì nồng độ của các ion đủ lớn cho sự kết tủa có thể xảy ra.

=> Tích nồng độ các ion trong dung dịch quyết định đến sự hòa tan, kết tủa.

4.Kết quả các thí nghiệm

a. Khỏa sát ảnh hưởng của ion đồng loại và các chất khác đến độ tan.

– Giải thích hiện tượng trong tường ống nghiệm

Các ống nghiệm đều chứa dung dịch là CH3COOAg bão hòa:

Ống nghiệm 1: khi cho thêm CH3COONa vào thì xuất hiện các hạt nhỏ hay tinh thể tách ra khỏi dung dịch trong ống nghiệm vì nồng độ của ion CH3COO- tăng lên thì tích số ion của dung dịch sẽ lớn hơn tích số tan, do đó tinh thể CH3COOAg sẽ tách ra khỏi dung dịch.

Ống nghiệm 2: Khi cho thêm HNO3 đặc vào có khí thoát mùi giấm ra khỏi ống nghiệm. Vì phản ứng tạo ra axit axetic có phương trình

CH3COOAg + HNO3 = CH3COOH + AgNO3

Ống nghiệm 3: Cho thêm NH4OH vào tạo ra kết tủa đen vì phản ứng xuất hiện Ag2O kết tủa đen.

2CH3COOAg +2NH4OH → 2CH3COONH4 + Ag2O + H2O

b. Xác định điều kiện để hình thành kết tủa.

Ống nghiệm 1: dung dịch không thấy hiện tượng.

Ống nghiệm 2: tạo kết trắng trong ống nghiệm.

Vì tích nồng độ các ion trong ống nghiệm 1 nhỏ hơn tích số tan nên không tạo kết tủa và ngược lại tích nồng độ các ion trong ống nghiệm 2 lớn hơn tích số tan nên phản ứng tạo kết tủa.

c. So sánh khả năng tạo cuae các ion trong cùng một dung dịch

Chưa li tâm: ống nghiệm cho kết tủa màu vàng là màu của AgI

Qua 5 lần li tâm thì:

Hai lần đầu tạo kết tủa vàng đục

Hai lần tiếp theo kết tủa trắng là màu của AgCl

Lần li tâm cuối không còn kết tủa dung dịch trong suốt.

Vì tích số tan T(AgI) = 1,1.10-16 nhỏ hơn tích số tan T(AgCl) = 1,8.10-10 nên AgI tạo kết tủa trước AgCl. Sau khi thêm dung dịch AgNO3 vào thì nồng độ ion Ag+ tăng tiếp tục tạo kết tủa với ion Cl- cho đến khi không tạo kết tủa được nữa.

As By Hưởng.