TOP 12 Thuốc chữa bệnh gút (Gout) nên dùng tốt nhất hiện nay

Hiện nay, có nhiều loại thuốc chữa bệnh gút được sử dụng giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng đau nhức và cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn được loại thuốc phù hợp và sử dụng thuốc đúng cách để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Tầm quan trọng của thuốc trong điều trị bệnh gout

Gout là một trong những bệnh viêm khớp thường gặp ở đàn ông tuổi trung niên. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Trong điều trị bệnh gút, thuốc là giải pháp đầu tiên được bác sĩ chỉ định giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc chữa gout bao gồm:

  • Thuốc điều trị triệu chứng: Giúp bệnh nhân giảm đau khi cơn gút cấp tấn công.
  • Thuốc điều trị dự phòng: Kéo dài khoảng cách giữa các đợt gút. Ngăn chặn các cơn tấn công khác, tránh sự hình thành của sạn thận và khối u dưới da.

Mặc dù chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi dứt điểm bệnh gout, nhưng việc sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh giảm thiểu cơn đau và ngăn ngừa sự tăng lên của axit uric trong máu.

2. Tổng hợp 12 thuốc chữa bệnh Gút tốt nhất hiện nay

Dưới đây là 12 loại thuốc được chỉ định cho người bệnh gout có tác dụng cải thiện tình trạng sưng đau và làm giảm lượng axit uric trong máu:

2.1. Thuốc chống viêm không sterroid NSAIDs

Loại thuốc này được sử dụng nhiều trong điều trị các cơn đau gút cấp tính, có tác dụng giảm đau và phòng ngừa một số phản ứng viêm. Một số loại thuốc nhóm này bạn có thể sử dụng như: inbuprofen, naproxen,…

>> Tìm hiểu nhanh: Tất tần tật về Bệnh gút cấp và mãn tính

2.2. Thuốc chữa bệnh gout Colchicine

Colchicine không thuộc nhóm thuốc giảm đau nhưng lại có hiệu quả cực tốt trong việc giảm sự sự tiếp xúc, va chạm của các tinh thế urat vào màng khớp. Chính vì vậy, khi sử dụng sẽ giúp người bệnh giảm các cơn đau Gout cấp tính đột ngột.

Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng bởi Colchicine có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy,…

2.3. Thuốc điều trị bệnh gút Allopurinol

Allopurinol là thuốc chữa gút mãn tính được sử dụng rộng rãi. Thuốc có khả năng ức chế sản xuất axit uric trong máu và nước tiểu. Từ đó, cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng Allopurinol trong một thời gian dài như một loại thuốc dự phòng để ổn định nồng độ axit uric, kéo dài khoảng các giữa các đợt tái phát bệnh. Thuốc được bào chế ở dạng viên hoặc thuốc tiêm. Khi sử dụng người bệnh cần thận trọng với một số tác dụng phụ như: sốt, đau đầu, phát ban,…

2.4. Uric Acid Complex – Tăng đào thải acid uric

Uric Acid Complex là sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ, có tác dụng hỗ trợ làm giảm các cơn đau nhức, cải thiện tình trạng sưng viêm, nóng đỏ tại khớp do gout gây ra. Sử dụng Uric Acid Complex cũng giúp ổn định nồng độ axit uric trong máu.

2.5. Hỗ trợ trị gout bằng Anserine Minamin

Anserine Minamin là sản phẩm hỗ trợ điều trị gút từ Nhật Bản với tác dụng:

  • Giảm đau nhức, sưng viêm do gout tấn công.
  • Tăng cường chức năng đào thải axit uric.
  • Duy trì khả năng vận động của khớp.
  • Giảm hấp thụ purine.

2.6. Thuốc trị bệnh gút Lesinurad

Lesinurad sử dụng hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ axit uric trong máu thông quá quá trình ức chế URAT1. Thuốc được chỉ định khi cơ thể không đáp ứng các loại thuốc hạ axit uric khác.

Loại thuốc này khi dùng ở liều cao có thể gây suy thận hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng: đau đầu, trào ngược axit dạ dày,…

2.7. Viên uống GoutClear

GoutClear là viên uống được sử dụng rộng rãi tại Mỹ với mục đích ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị gút. Với thành phần tự nhiên, GoutClear được đánh giá cao về tính an toàn cho sức khoẻ người sử dụng. Một số tác dụng của sản phẩm có thể kể đến như:

  • Giảm kết tủa axit uric.
  • Giảm đau nhức, cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Tăng cường chức năng thận giúp đào thải axit uric tốt hơn.

2.8. Thuốc chữa bệnh gút Pegloticase

Một trong những loại thuốc trị Gout được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện hiện nay là Pegloticase. Thuốc ở dạng tiêm tĩnh mạch có tác dụng: biến đổi axit uric thành allantoin và đào thải chúng ra ngoài. Từ đó, giảm các triệu chứng do gout cấp gây ra.

Mặc dù cho hiệu quả tốt, nhưng trong một số trường hợp Pegloticase có thể gây nên một số tác dụng phụ như: dị ứng, buồn nôn, đau họng, táo bón…

2.9. Hỗ trợ điều trị gút với Go Celery

Go Celery có nguồn gốc từ đất nước New Zealand. Với hiệu quả giảm đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị các đợt gout cấp tấn công, Go Celery đang được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn.

2.10. Thuốc chữa gout Febuxostat

Febuxostat là thuốc chữa bệnh gút của Mỹ có tác dụng tương tự Allopurinol. Thuốc được sử dụng với mực đích là giảm nồng độ axit uric trong huyết tương. Bên cạnh đó, Febuxostat cũng cải thiện tình trạng sưng viêm do gout gây ra.

Tương tự các loại thuốc tây trị bệnh gút khác, Febuxostat cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau tức ngực,…

2.11. Esteem Uric Acid Reducer

Đây tiếp tục là một sản phẩm đến từ Mỹ, có chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng bệnh một cách an toàn, không gây tác dụng phụ cho sức khoẻ. Một số tác dụng của Esteem Uric Acid Reducer có thể kể đến như:

  • Kháng viêm, giảm sưng đau.
  • Thúc đẩy tốc độ tái tạo các mô xương mới.
  • Ngăn ngừa tình trạng tăng axit uric.

2.12. Thuốc trị bệnh gút Probenecid

Probenecid thuộc nhóm thuốc kê đơn được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh gút. Thuốc giúp thận nâng cao khả năng đào thải axit uric qua đường nước tiểu. Bên cạnh đó, Probenecid cũng hỗ trợ giảm đau và hạn chế biến chứng của bệnh gout mãn tính.

Sử dụng Probenecid, người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ như: phát ban, táo bón, suy thận,…

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh Gout

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc điều trị gout, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

3.1. Không lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm

Các loại thuốc chống viêm không steroid như inbuprofen, diclofanac,… khi bị lạm dụng nhiều có thể bào mỏng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu dạ dày, tá tràng. Các trường hợp bị hen sử dụng có thể gây khởi phát cơn hen.

3.2. Không dùng liều cao để tránh ngộ độc

Nhiều loại thuốc tây trị gout khi dùng ở liều cao có thể gây chóng mặt, buồn nôn,… Nặng hơn là ngộ độc phải cấp cứu. Nhất là những loại thuốc dùng tiêm tĩnh mạch.

3.3. Thông báo với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường

Khi được chỉ định dùng thuốc, người bệnh nên thống báo với bác sĩ tình trạng cụ thể của mình, các tiền sử dị ứng thuốc hay những loại thuốc và vitamin đang sử dụng để được cân nhắc lợi ích điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên theo dõi nồng độ axit uric trong máu và axit uric niệu của mình để biết được hiệu quả điều trị của bản thân đến đâu cũng như duy trì nồng độ axit uric ở mức phù hợp.

4. Lối sống giúp cải thiện triệu chứng bệnh gút

Bệnh gout rất dễ tái phát và thường liên quan đến chế động ăn uống không hợp lý như ăn nhiều nội tạng, hải sản, thường xuyên sử dụng bia rượu,… Chính vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống lành mạnh chính là yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả điều trị, đồng thời giúp bạn ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

>> Xem thêm: Người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì để đẩy lùi bệnh?

Trên đây là toàn bộ các thông tin về thuốc và sử dụng thuốc trong điều trị bệnh gút. Để biết thêm các thông tin về về bệnh cũng như thuốc chữa bệnh, bạn có thể xem tại danh mục Bệnh gout trên website hoặc gọi đến hotline: 0865 344 349.