Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài là thuật ngữ xác định giá trị thu nhập quốc gia. Với tính chất phản ánh giá trị chênh lệch giữa các khoản thu nhập có yếu tố nước ngoài. Nó có ý nghĩa đối với một quốc gia khi tham gia vào các thị trường khác ngoài thị trường trong nước. Cũng phản ánh xu hướng hội nhập quốc tế. Để xác định giá trị khoản thu nhập này, cần phụ thuộc vào các kế toán. Với tính chất các khoản thu nhập được thực hiện trên các thị trường khác mà không phải thị trường nội địa.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài là gì?
Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài trong tiếng Anh là Net Foreign Factor Income – NFFI.
Khái niệm.
Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài (NFFI) phản ánh tính chất thu nhập có yếu tố nước ngoài. Khác biệt với thu nhập từ tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia. Các giá trị ròng luôn phản ánh giá trị nhận được thực tế sau khi khấu trừ các giá trị chênh lệch. NFFI được xác định là một giá trị thu nhập. Trên thực tế, đây là đại lượng phản ánh giá trị chênh lệch của các khoản thu nhập theo tiêu chí.
Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài (NFFI) là chênh lệch giữa tổng số tiền công dân và các công ty của một quốc gia kiếm được ở nước ngoài và tổng số tiền mà công dân nước ngoài và các công ty nước ngoài kiếm được ở quốc gia đó. Được hiểu đơn giản là chênh lệch giữa thu nhập kiếm được ở nước ngoài và thu nhập phải trả cho công dân nước ngoài. Trên thực tế, giá trị phản ánh này được thể hiện và tính toán thông qua GDP và GNP. Trong khi GDP có tính toán cả các thu nhập của người nước ngoài kiếm được ở thị trường nội địa. Và GNP phản ánh giá trị công dân nước đó kiếm được trên tất cả các thị trường. Tính bù trừ hoàn toàn có thể được thực hiện.
Nếu nói đây là thu nhập có yếu tố nước ngoài thì chưa đủ. Bởi chúng ta có thể hiểu yếu tố nước ngoài theo hai khía cạnh tham gia vào thị trường như sau:
– Thu nhập có được từ tổng số tiền công dân và các công ty của một quốc gia kiếm được ở nước ngoài. Như vậy thu nhập này mang đến giá trị cho công dân. Ngoài thị trường nội địa, công dân còn thực hiện các hoạt động đầu tư và kinh doanh ở nước ngoài. Giá trị này đóng góp cho thu nhập chung của GNP. Do đó có thể nhận diện ngắn gọn là thu nhập thêm vào.
– Thu nhập của công dân nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia đó. Là tổng số tiền mà công dân nước ngoài và các công ty nước ngoài kiếm được ở quốc gia đó. Như vậy thị trường trong nước đang được các công dân nước ngoài khai thác. Các lợi nhuận thu được mang đến giá trị cho họ. Họ tìm kiếm thu nhập từ nước này để mang về cho GNP nước họ. Do đó, có thể nhận diện ngắn gọn là thu nhập chi ra.
Ý nghĩa phản ánh thông qua chênh lệch.
Để xác định thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài. Phải xác định được giá trị chênh lệch giữa hai khoản thu nhập trên. Có thể hiểu là các khoản thu nhập có tính chất bù trừ lẫn nhau. Cho nên trong thực tế, giá trị chênh lệch không đáng kể. Cũng như thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài không phản ánh giá trị lớn.
Giá trị thu được lớn hơn 0. Chứng tỏ các giá trị công dân thu được ở nước ngoài lớn hơn giá trị công dân nước ngoài kiếm được ở nước đó. Thể hiện qua giá trị GNP lớn hơn GDP. Chênh lệch này càng lớn càng phản ánh yếu tố tích cực trong hoạt động đầu tư ở các thị trường ngoại quốc. Nói cách khác, các thị trường nước ngoài đang có tiềm năng khai thác. Việc thúc đẩy đầu tư vào thị trường nước ngoài mang đến các lợi nhuận lớn. Cũng như có thể đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân (GNP).
Ngược lại. nếu những khoản lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài lớn hơn nhiều so với thu nhập từ hoạt động và tài sản của công dân một quốc gia ở nước ngoài. Thì quốc gia này có giá trị NFFI âm. Khi chênh lệch càng lớn chứng tỏ giá trị GNP thấp hơn rất nhiều so với GDP. Hoạt động tìm kiếm lợi nhuận ở thị trường nước ngoài có thể tốt. Nhưng cách thức mà công dân nước ngoài khai thác thị trường trong nước còn tốt hơn. Trong khi công dân của nước nội địa có tiềm năng và ưu thế hơn lại không thực hiện được.
Xem thêm: Giá trị tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và cách tính giá trị tài sản ròng?
Ví dụ:
Nếu một công dân có quốc tịch Hoa Kỳ sống tại Nhật Bản. Thực hiện hoạt động đầu tư, là việc ở thị trường Nhật Bản. Như vậy các thu nhập được tạo ra ở Nhật Bản cũng như thể hiện các phát triển, lợi ích kinh tế cho Nhật Bản. Do đó, bạn đang đóng góp vào GDP của Nhật Bản. Với GDP phản ánh tổng sản phẩm quốc nội. Ngoài ra, thu nhập này được xác định tạo ra cho công dân Hoa kỳ. Cho nên được xác định vào GNP của Hoa Kỳ. GNP phản ánh tổng sản phẩm quốc dân. Tức là thu nhập đó mang đến các ý nghĩa khác nhau cho phản ánh kinh tế mỗi quốc gia. Nên được xác định ở cả hai quốc gia với các tiêu chí khác nhau.
2. Đặc điểm:
Chỉ phản ánh chênh lệch thu nhập có yếu tố nước ngoài.
Giá trị NFFI thường không lớn ở phần lớn các quốc gia. Giá tri chênh lệch cũng không phản ánh được ý nghĩa phát triển hay thúc đẩy thị trường đầu tư. Đối với hai quốc gia cùng thực hiện hoạt động tính toán NFFI có thể mang đến giá trị phản ánh bằng nhau. Tuy nhiên, nước A là nước phát triển và các giá trị thu nhập bình quân đầu người cao. Trong khi nước B có thể chỉ là nước đang phát triển và thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình. Một đại lượng phản ánh thu nhập nhưng không thể cho ta biết chất lượng cuộc sống có được cải thiện hay không.
Bởi vì bên cạnh việc các công dân và công ty của một quốc gia tham gia đầu tư, tìm kiếm thu nhập trên thị trường nước ngoài. Thì thu nhập từ hoạt động của người nước ngoài và công ty nước ngoài tại quốc gia này ít nhiều bù trừ cho nhau. Các bên tìm kiếm thu nhập tại thị trường của quốc gia khác. Giá trị chênh lệch cho biết hoạt động của quốc gia nào diễn ra mạnh hơn. Thu nhập tại nước ngoài của quốc gia nào có tiềm lực và tiềm năng hơn.
Ý nghĩa đối với thị trường và xu hướng toàn cầu hóa.
Tác động của NFFI thường có ý nghĩa hơn đối với các quốc gia nhỏ. Hay các khoản đầu tư nước ngoài lớn và ít tài sản ở nước ngoài trong nền kinh tế. Việc mở rộng thị trường đánh dấu các ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của họ. Tiếp cận được nhiều thị trường. Cùng với đó thị trường trong nước cũng cố gắng chào mời nhà đầu tư nước ngoài. Vừa nhằm mục đích tìm kiếm nhiều giá trị hơn về cho công dân. Vừa học hỏi, vận dụng các ứng dụng công nghệ hay khoa học hiện đại. Đặc biệt là giải quyết việc làm cho nguồn lao động trình độ thấp. Vì vậy phần lớn các quốc gia này có GDP khá cao so với GNP.
Thu nhập ròng có yếu tố nước ngoài là GNP trừ đi GDP. Cũng phản ánh yếu tố chuyển dịch trong khả năng và nhu cầu việc làm. Khi ngày càng có nhiều người di chuyển, thu nhập ròng từ yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng hơn. Các doanh nghiệp mở rộng và tìm kiếm thị trường mới. NFFI thể hiện tầm quan trọng và xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế ngày càng tăng trên thế giới. Các thị trường có yếu tố hòa nhập. Do khả năng cư dân và các công ty di chuyển hay kinh doanh quốc tế dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây.
3. Công thức tính:
NFFI = GNP – GDP .
– Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài: NFFI. Phản ánh chênh lệch trong yếu tố thu nhập công dân ở nước ngoài với công dân nước ngoài ở thị trường trong nước.
– Tổng sản phẩm quốc nội: GDP. Là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một nền kinh tế. Được xem xét ở thị trường trong nước. Bao gồm tất cả các thu nhập được thực hiện bởi công dân nước đó và công dân nước ngoài làm việc tại nước đó. Các chủ thể bao gồm chủ thể quốc nội và chủ thể nước ngoài trong phạm vi ranh giới của quốc gia. Tổng sản phẩm quốc nội là cách tốt nhất để đo lường nền kinh tế của một quốc gia. Không quan trọng thu nhập được tạo ra bởi công dân hay công ty nước ngoài. Nếu họ nằm trong ranh giới của đất nước, chính phủ sẽ tính sản lượng của họ là GDP.
Xem thêm: Xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán
– Tổng sản phẩm quốc dân: GNP. Phản ánh tất cả các thu nhập được tạo ra bởi các công dân của một nước. Bao gồm cả các thu nhập trong nước và thu nhập của công dân nước đó tại nước ngoài. Nói cách khác, GNP đóng vai trò như một tập hợp lớn của GDP. Vì nó phụ thuộc vào thu nhập ròng từ nước ngoài chưa được xác định trong GDP.
Kết luận.
Như vậy, thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài là giá trị phản ánh chênh lệch thu nhập có yếu tố nước ngoài được thực hiện bởi công dân các nước. Được xác định bằng thu nhập của công dân tại thị trường nước ngoài trừ đi thu nhập của công dân nước ngoài tại thị trường nước đó. Yếu tố thu nhập thể hiện các tiềm năng lớn hơn dành cho phát triển hay yếu tố việc làm của các thị trường. Ngoài ra cũng giúp cho các đất nước xác định mục tiêu. Ví dụ như thúc đẩy mở rộng thị trường ra nước ngoài. Hay tạo thuận lợi để doanh nghiệp nước ngoài khai thác tiềm năng trong nước.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!