Thời gian cai nghiện ma túy bao lâu

Tóm tắt câu hỏi:

Cho em hỏi.Người đi cai nghiện ma tuý đá thì bao lâu được về.và mình muốn bảo lãnh thi phải làm như thế nào.và nếu lâu thì tết có được về quê ăn tết rồi vào không vậy luật sư.?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định Điều 28 Luật phòng chống ma túy 2000 có quy định:

1. Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

3. Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Theo quy định trên thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm. Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Như vậy, xét theo tình trạng thực riêng của mỗi người tham gia cai nghiện mà thời hạn của mỗi người sẽ là khác nhau.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Như vậy, với hành vi nghiện ma túy đá, nếu như bị bắt lần đầu thì sẽ phải áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi có hộ khẩu thường trú. Nếu đã bị áp dụng biện pháp này rồi mà vẫn còn nghiện, thì sẽ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện.

Thoi-han-cai-nghien-ma-tuy-la-bao-lau

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài:1900.6568

Người cai nghiện có thể được bảo lãnh hồi gia nếu thuộc đối tượng: Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện mắc bệnh hiểm nghèo, nhiễm HIV chuyển sang AIDS giai đoạn cuối (theo quy định và tiêu chí của ngành Y tế) cần có sự chăm sóc thường xuyên của gia đình; Học viên cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện có tiến bộ trong thời gian chấp hành quản lý tập trung tại cơ sở chữa bệnh hoặc cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, được thân nhân bảo lãnh xuất cảnh định cư ở nước ngoài hoặc trường học, tổ chức ở nước ngoài có văn bản đồng ý tiếp nhận vào làm việc, học tập; Học viên cai nghiện ma túy khi vào cơ sở chữa bệnh chưa đủ 18 tuổi nhưng khi kết thúc thời gian cai nghiện tập trung đã đủ 18 tuổi, không tự nguyện áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện.

Các cơ sở quản lí, trung tâm cai nghiện phải căn cứ vào những điều kiện theo quy định của pháp luật để xét duyệt bảo lãnh cho người cai nghiện theo yêu cầu của gia đình.

Thủ tục bảo lãnh người cai nghiện được thực hiện theo các bước sau:

– Người có yêu cầu, nguyện vọng bảo lãnh cho người cai nghiện hồi gia nộp đơn xin bão lãnh, người bảo lãnh được xác định trong đơn tùy từng trường hợp phải đáp ứng các điều kiện:

– Người ký đơn bảo lãnh hồi gia là một trong những người sau: vợ, chồng, cha, mẹ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn xác nhận;

Người ký đơn bảo lãnh có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có cùng hộ khẩu với người được bảo lãnh tại nơi mà người được bảo lãnh có hộ khẩu trước khi vào cơ sở chữa bệnh…

– Kèm theo đó là các giấy tờ: giấy tiếp nhận người cai nghiện làm việc của một cơ sở giải quyết việc làm

+ Giấy xác nhận địa phương nơi gia đình người bảo lãnh không còn tệ nạn ma túy,

+ Giấy xác nhận những người cùng hộ khẩu với người cai nghiện không có tiền án tiền sự liên quan đến ma túy.

– Hồ sơ này được nộp tại các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố. Và tùy trường hợp có thể phải nộp ở Chi Cục Phòng chống tệ nạn xã hội.

– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, người bảo lãnh có thể nhận được thông báo từ nơi tiếp nhận hồ sơ về việc bổ sung hồ sơ hoặc từ chối bão lãnh.

1. Bắt đi cai nghiện khi không bị nghiện

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa quý công ty, em có người bạn quê Phú yên, làm việc ở Hồ Chí Minh, khi di chơi cùng bạn thì bị bắt do nhóm bạn sử dụng ma tuý đá, bạn em không sử dụng, kết quả test nhanh tại đồn công an âm tính, bạn em không bị nghiện, xin hỏi quí công ty, việc bạn em bị bắt di cai nghiện khi không bị nghiện có đúng pháp luật không, bạn em bi bắt vào trại đã 1 tháng mà chưa có quyết định của toà án, nếu làm đơn khiếu nại thì khiếu nại nộp cơ quan nào, xin cảm ơn!!!!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Mặt khác theo quy định tại Nghị định số 221/2013/NĐ-CP

Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Như vậy, trong trường hợp này người bạn của bạn không thuộc đối tượng bị áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện.

2. Thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, cho em hỏi là bạn em bị công an bắt đi cai nghiện theo diện quét tội phạm của địa phương. Vậy gia đình muốn chuyển bạn đó qua chế độ cai nghiện theo diện dịch vụ (đóng phí) có được không? Và thủ tục xin chuyển như thế nào? Em thấy theo luật thì cai từ 1 đến 2 năm. nhưng em thấy đa số ai bị công an bắt đi cai đều phải đi 2 năm? Có trường hợp nào 1 năm không?

Trân thành cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật phòng chống ma túy 2008 thì bổ sung thêm Điều 26a Luật phòng chống ma túy 2000 về các biện pháp và các hình thức cai nghiện như sau:

“1. Các biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm:

a. Cai nghiện ma túy tự nguyện;

b. Cai nghiện ma túy bắt buộc;

2. Các hình thức cai nghiện ma túy bao gồm:

a. Cai nghiện ma túy tại gia đình;

b. Cai nghiện ma túy tại cộng đồng;

c. Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện”

Theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 28 Luật phòng chống ma túy 2000 có quy định về việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

“1. Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

3. Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.”

Như vậy, trong trường hợp bạn của bạn bị đưa đi cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện thì gia đình không thể chuyển theo chế độ cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện được.

Điều 28 Luật phòng chống ma túy 2000 có quy định: “ Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm”. Pháp luật có đặt ra thời hạn cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc là từ một đến hai năm; như vậy, xét theo tình trạng thực hiện thì thời hạn của mỗi người sẽ là khác nhau.

3. Điều kiện bảo lãnh cho người đang đi cai nghiện ra ngoài

Tóm tắt câu hỏi:

Em gái tôi bị bắt vì sử dụng ma tuý đá. Đã được đưa vào trại cai nghiện gần 1 tháng. Nó còn có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Gia đình muốn bảo lãnh cho em gái tôi về nhà phải làm thủ tục thế nào? Việc bảo lãnh có được khả quan hay không? Sao gửi đơn rồi nhưng chưa thấy trả lời thế nào hết? Xin cám ơn luật sự!!!?

Luật sư tư vấn:

Theo Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có quy định:

“Điều 5. Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

1. Người theo quy định tại Khoản 2 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính.”

Theo Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

“1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a, Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b, Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c, Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”

Do đó, em gái bạn đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thuộc trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc .

Theo Điều 18 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong các trường hợp:

“1.Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

+ Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;

+ Gia đình có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận…

Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.

2. Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định theo một trong các trường hợp sau đây:

+ Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;

+ Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;…

+ Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.

3. Thủ tục đề nghị hoãn miễn chấp hành quyết định.”

Tuy nhiên, vì em bạn thuộc trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nên không cần phải làm hồ sơ đề nghị miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Trong trường hợp của em bạn chỉ cần xin xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi em bạn cư trú về tình trạng nuôi con dưới 36 tháng tuổi rồi nộp lên Tòa án nhân dân nơi đã ra quyết định. Nếu Tòa án không giải quyết thì bạn nên đến làm việc trực tiếp tại cơ sở cai nghiện, trình bày với Giám đốc trại giam về trường hợp của em bạn để xin cho em bạn ra khỏi cơ sở cai nghiện.

4. Thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Tóm tắt câu hỏi:

Em chào luật sư. Em muốn hỏi luật sư 1 số vấn đề: Chồng em năm nay 21 tuổi. Đêm ngày mùng 2 tháng 8 có đi chơi về khuya và bị công an bắt. Do không mang theo giấy tờ tùy thân nên bị bắt đi xét nghiệm máu và có kết qủa dương tính với ma túy. Bên công an bắt buộc anh ấy phải đi cai nghiện nhưng trong thời gian anh ấy ở với gia đình cho tới khi bị bắt thì anh ấy không có biểu hiện gì về chuyện lên cơn hay thèm thuốc. Khi bị bắt công an tạm giử anh ấy 1 ngày tại đồn công an và ngày hôm sau bắt buộc chuyển gấp lên trại cai nghiện mà không cho cai tại gia đình hay điạ phương gì hết. Bên công an cũng không cho gia đình em biết là đưa đi bao nhiêu ngày và khi nào mới về. Vậy luật sư cho em hỏi bên công an làm vậy là đúng hay sai? Mong luật sư cho em câu trả lời sớm nhất. Em cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp này, Điều 28 Luật phòng chống ma túy 2000 sửa đổi bổ sung 2008 quy định:

1. Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

3. Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Đối tượng áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc được quy định tại Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Cụ thể, Điều 8 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào sở cai nghiện bắt buộc như sau:

1. Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì báo cho cơ quan Công an cấp xã nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ:

a) Trường hợp người vi phạm cư trú tại xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm và đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này;

b) Trường hợp người vi phạm có nơi cư trú không thuộc xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm thì bàn giao người và biên bản vi phạm cho cơ quan Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú để tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Việc bàn giao phải được lập thành biên bản, mỗi bên giữ một bản;

c) Trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm, thì tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người đó. Trong thời gian 15 ngày làm việc, nếu xác định được nơi cư trú ổn định thì thực hiện theo Điểm a hoặc Điểm b Khoản 1 Điều này; nếu không xác định được nơi cư trú ổn định thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

Ở đây, trường hợp của chồng bạn trên 18 tuổi nhưng chưa được cai nghiện ở gia đình, cộng đồng cũng như chưa được giáo dục nhiều lần ở xã, phường, thị trấn. Do đó, nếu chồng bạn có nơi cư trú ổn định tại xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm thì chồng bạn không phải là đối tượng phải đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nên việc công an bắt buộc chồng bạn phải chuyển gấp lên trại cai nghiên là không đúng với quy định của pháp luật và chồng bạn vẫn được phép cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

Tuy nhiên, nếu chồng bạn không có nơi cư trú ổn định thì chồng bạn lại thuộc đối tượng phải đưa vào sở cai nghiên bắt buộc. Khi đó, công an sẽ tiến hành xác minh nơi cư trú trong thời hạn 15 ngày. Nếu xác định được nơi cư trú thì công an xã nơi chồng bạn bị bắt sẽ bàn giao người và biên bản vi phạm cho cơ quan Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú để tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Khi không xác định được nơi cư trú ổn định thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Như vậy, khi chồng bạn bị bắt, công an không tiến hành bàn giao người và biên bản vi phạm cũng như xác minh nơi cư trú ổn định mà lại nhanh chóng đưa vào trại cai nghiện bắt buộc là không đúng với quy định của pháp luật tại Điều 8 Nghị định 221/2013/NĐ-CP nêu trên.

5. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Tóm tắt câu hỏi:

Mình đang có một hồ sơ cai nghiện tại gia đình và cộng đồng của một đối tượng trong thời gian đang cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, đối tượng đó vẫn sử dụng ma túy xin hỏi có thể chấm dứt cai nghiện tại gia đình và cộng đồng để đề nghị lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc được không? (đối tượng này bị lập hồ sơ giáo dục xã phường song song với cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, hiện nay đã kết thúc thời gian 03 tháng giáo dục tại xã, phường, chỉ còn trong thời gian cai nghiện tại gia đình và cộng đồng). Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

“Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”

Theo thông tin bạn cung cấp, có đối tượng đang cai nghiện tại gia đình, nay đã kết thúc thời gian 03 tháng giáo dục tại xã nhưng vẫn còn nghiện. Theo quy định trên thì đối tượng này sẽ bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định 221/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 136/2016/NĐ-CP.

6. Điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Tóm tắt câu hỏi:

Cách đây 6 tháng tôi bị Công an phường bắt lên thử ma túy và kết quả là tôi có sử dụng ma túy tại thời điểm đó. Sau đấy tôi được bên Công an cho về nhà. Từ đấy trở đi cho đến nay tôi không còn sử dụng ma tuý nữa. Vậy Luật sư cho hỏi nếu tại thời điểm hiện tại khi tôi được Công an phường gọi lên thử ma túy, nếu kết quả là tôi không còn sử dụng bất kỳ một chất ma túy nào nữa, vậy tôi có bị đưa đi cai nghiện bắt buộc vì hồ sơ và kết quả xét nghiệm của lần thử trước nữa không? Và tôi có hồ sơ cư trú rõ ràng. Tôi đang rất lo lắng và bối rối. Mong Luật sư giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định với đối tượng đủ điều kiện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện hoặc người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phương, thị trấn do nghiện ma túy. Ngoài ra, đối tượng nghiện từ đủ 18 tuổi trở lên không có nơi cứ trú ổn định cũng là đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Mặt khác, theo quy định của Điểm d Khoản 2 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng kể từ ngày lần cuối hành vi vi phạm quy định về việc sử dụng trái phép chất ma túy.

Trường hợp bạn trước đó cách đây sáu tháng đã từng bị cơ quan công an xét nghiệm ma túy và có kết quả dương tính với ma túy, nhưng đã đã được cai nghiện tại gia đình trong 6 tháng, đến nay không còn nghiện thì bạn cũng không thuộc trường hợp được đưa vào cơ sở cai nghiện nữa.

tu-van-ve-doi-tuong-va-dieu-kien-ap-dung-bien-phap-dua-vao-co-so-cai-nghien-bat-buoc

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về biện pháp xử lý hành chính:1900.6568

Trường hợp nếu trước đó bạn đã từng bị cơ quan công an xét nghiệm ma túy, có kết quả dương tính với ma túy nhưng cơ quan công an không lập hồ sơ đề nghị tòa án ra quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong vòng 06 tháng kể từ ngày bị lập biên bản bạn không có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì nay cơ quan có thẩm quyền không được sử dụng kết quả xét nghiệm và biên bản trước đó để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.