Vitamin B3 tham gia vào hơn 150 quy trình trong cơ thể con người, quan trọng nhất là giải phóng năng lượng từ thực phẩm để sử dụng. Vì thế, thiếu vitamin B3 gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, cần được phát hiện sớm và bổ sung kịp thời.
17/11/2020 | Bác sĩ tư vấn: khi nào cần bổ sung vitamin B1 và liều dùng?17/11/2020 | Giải đáp: Công dụng của vitamin B3 với cơ thể là gì?17/11/2020 | Thắc mắc: Công dụng của vitamin B5 với cơ thể là gì?
1. Tại sao thiếu Vitamin B3?
Vitamin B3 có sẵn trong rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên mà con người sử dụng để ăn uống hàng ngày. Bình thường, cơ thể người đều nhận được đủ lượng vitamin B3 cần thiết từ những thực phẩm này, chỉ một số trường hợp đặc biệt như:
1.1. Người gặp phải vấn đề đường ruột
Thiếu vitamin B3 thường gây vấn đề về da
Một số rối loạn và bệnh lý đường ruột khiến cơ thể kém hoặc không thể hấp thu vitamin B3 từ thực phẩm, từ đó gây thiếu hụt, bao gồm: Viêm ruột, tiêu chảy mãn tính, hội chứng ruột kích thích,…
1.2. Bệnh nhân thiếu Tryptophan
Tryptophan là một acid amin quan trọng của cơ thể người cũng như nhiều cơ thể sống khác, là thành phần cấu tạo nên enzym, serotonin, protein cấu trúc, chất dẫn truyền thần kinh,… Giống như vitamin B3, dù quan trọng nhưng cơ thể phải hấp thu dưỡng chất này từ thực phẩm.
Việc thiếu hụt Tryptophan cũng làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B3 bởi B3 cung cấp cho cơ thể một phần xuất phát từ acid amin tryptophan chuyển đổi. TÌnh trạng này thường xảy ra ở những người có lượng protein nghèo.
1.3. Các vấn đề sức khỏe khác
Thiếu hụt vitamin B3 cũng được ghi nhận nhiều hơn ở những đối tượng bị chấn thương vật lý, tiêu thụ quá nhiều rượu, tinh thần căng thẳng kéo dài, bệnh lý nhiễm trùng và sốt cao kéo dài,…
Thực tế, thiếu hụt vitamin B3 thường đi kèm với thiếu các vitamin nhóm B khác bởi khi nạp vào cơ thể, chúng kết hợp tạo thành các coenzyme hoạt động. Vì thế bổ sung vitamin B3 có thể kèm theo những dinh dưỡng còn thiếu này. Hầu hết bệnh nhân thiếu vitamin B3 sẽ cần bổ sung lượng lớn hơn dưỡng chất này cho đến khi cơ thể đạt cân bằng và có thể hấp thu đủ từ thực phẩm.
2. Thiếu vitamin B3 gây ra bệnh gì?
Vitamin B3 tham gia vào rất nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể người, vì thế thiếu hụt dinh dưỡng này sẽ gây ảnh hưởng đến:
2.1. Quá trình chuyển hóa năng lượng
Vitamin B3 cũng như các vitamin nhóm B khác tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate và các dinh dưỡng thực phẩm khác, tạo NAD, NAD. Thiếu hụt vitamin B3 có thể gây rối loạn quá trình này, khiến tế bào khắp cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng hoạt động, dẫn tới cơ thể mệt mỏi, hoạt động kém. Chức năng các cơ quan suy giảm, lâu dần sẽ gây nhiều rối loạn bệnh lý.
Đặc biệt, thiếu hụt vitamin B3 thường gây ra rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu đầu tiên như: viêm niêm mạc miệng, viêm dạ dày, tiêu chảy, viêm niêm mạc đường tiêu hóa, chảy máu trực tràng,…
2.2. Quá trình tổng hợp ADN, ARN
Đây là những vật chất di truyền quan trọng trong tế bào, vitamin B3 cũng có vai trò trong quá trình tổng hợp những protein này. Thiếu hụt vitamin B3 ảnh hưởng đến tổng hợp vật chất di truyền và gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Vitamin B3 có vai trò nuôi dưỡng hệ thần kinh hoạt động tốt hơn
2.3. Tham gia vào tham gia vào hoạt động thần kinh thông qua làm tăng chuyển hóa của các neuron
Vitamin B3 được chứng minh có hiệu quả làm giảm lượng cholesterol xấu và mỡ máu nói chung, tăng hoạt động lưu thông máu trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng này, người bệnh có thể gặp phải rối loạn thần kinh với tình trạng ảo giác, mê sảng, trầm cảm, lú lẫn,… Nhẹ hơn người bệnh dễ lo lắng, tâm trạng bất ổn định, rối loạn giấc ngủ thường xuyên.
2.4. Kích thích tổng hợp Collagen nuôi dưỡng da và mái tóc
Việc tổng hợp Collagen có vai trò quan trọng giữ gìn vẻ đàn hồi, khỏe mạnh cho da và tóc. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B3, da và tóc không được nuôi dưỡng tốt. Da dễ bị thâm, khô, thô ráp, bóc vảy, dễ nhiễm phù và viêm da, đặc biệt những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh sáng và không khí. Tóc thì dễ bị gãy, rụng, tóc khô xơ cứng khó nuôi dưỡng.
Nhìn chung, dấu hiệu thiếu vitamin B3 chủ yếu gặp phải như: rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm thần và viêm da. Những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác, dẫn đến việc điều trị không đúng nguyên nhân, không đạt hiệu quả cao. Những người bệnh thiếu hụt vitamin B3 ở mức độ nặng tiến triển thành bệnh thường thiếu nhiều dưỡng chất khác, gây nhiều triệu chứng bệnh lý kết hợp khác.
Pellagra là bệnh nguy hiểm do thiếu hụt vitamin B3 gây ra
Một trong những bệnh lý nguy hiểm do thiếu vitamin B3 gây ra là Pellagra, khiến người bệnh bị tổn thương da nặng kết hợp với tổn thương hệ tiêu hóa, rối loạn tâm thần dẫn đến biến chứng nặng. Đặc biệt nếu không điều trị đúng nguyên nhân, biến chứng nặng như nhiễm khuẩn huyết do Pellagra gây ra có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Có thể nhận biết căn bệnh này bằng dấu hiệu điển hình của thiếu vitamin B3 là Viêm da (da thâm, nhiễm phù, khô ráp), rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy kết hợp viêm da dày, chảy máu trực tràng, viêm niêm mạc miệng và đường tiêu hóa,…), rối loạn tâm thần (trầm cảm, ảo giác, mê sảng,…).
3. Làm gì khi thiếu vitamin B3?
Khi có dấu hiệu nghi ngờ thiếu hụt vitamin B3, bạn cần kiểm tra lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình có cung cấp đủ lượng vitamin B3 cần thiết không. Nếu chế độ ăn có đủ vitamin B3 thì nguyên nhân có thể do cơ thể kém hấp thu hoặc tác dụng phụ của thuốc, ảnh hưởng bệnh mạn tính gây suy giảm vitamin B3.
Những thông tin này cần được cung cấp đầy đủ, chính xác tới bác sĩ chuyên khoa thăm khám bệnh. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung để xác định chính xác mức độ thiếu hụt vitamin B3, những ảnh hưởng sức khỏe cũng như biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bổ sung vitamin B3 dưới dạng chế phẩm liều cao
Với các trường hợp thiếu vitamin B3 mức độ nhẹ, đáp ứng được với vitamin B3 từ thực phẩm thì thường áp dụng chế độ ăn tăng cường dinh dưỡng này. Còn lại bác sĩ sẽ xem xét việc bổ sung vitamin B3 tăng cường từ chế phẩm dinh dưỡng theo liệu trình phù hợp giúp cơ thể đáp ứng và hấp thu vitamin B3 tốt nhất.
Cần lưu ý sử dụng vitamin B3 đúng theo chỉ dẫn bác sĩ, không tự ý tăng liều quá mức hoặc giảm liều uống, dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng thuốc. Thiếu vitamin B3 thường không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên cần phát hiện sớm và điều trị tích cực bằng thuốc kết hợp chế độ dinh dưỡng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!