Khái niệm đo lường điện
Đo lường là khái niệm mang ý nghĩa rất rộng trong thực tế bởi mọi phương pháp nhằm nắm bắt đặc tính của đối tượng đều được xem là đo lường. Đo lường điện là một phần nhỏ trong khái niệm chung đó. Vậy đo lường điện là gì?
Đo lường điện được hiểu là phương pháp sử dụng các dụng cụ như Ampe kế, Ôm kế, Vôn kế, Tần số kế hay công tơ điện… để xác định các đại lượng vật lý của dòng điện.
Đo lường điện được ứng dụng trong lĩnh vực điều khiển, lĩnh vực này mang những đặc trưng riêng so với các lĩnh vực khác do đó đo lường điện cũng mang những đặc điểm riêng của nó. Để có được thông số của một đối tượng nào đó ta có thể tiến hành đo và đọc trực tiếp giá trị của thông số đo trên thiết bị đo, cách đo này được gọi là đo trực tiếp nhưng cũng có khi ta không thể đo trực tiếp đối tượng cần đo mà phải sử dụng cách đo gián tiếp thông qua các thông số trung gian sau đó mới dùng công thức hoặc biểu thức toán học để tính ra đại lượng cần tìm.
Vai trò của đo lường điện
Đo lường điện để làm gì hay vai trò của đo lường điện là gì? Đo lường điện đóng vai trò rất quan trọng đối với nghề điện dân dụng bởi vì những lý do sau:
- Phát hiện hư hỏng sự cố trong mạch điện và các thiết bị vi mạch
- Xác định các giá trị cần đo
- Đánh giá chất lượng của các thiết bị sau sản xuất
- Xác định thông số kỹ thuật của thiết bị
Cấu tạo dụng cụ đo lường điện
Cơ cấu đo
Gồm 2 phần: Phần tĩnh và phần quay tạo nên momen quay làm cho phần quay di chuyển với góc quay tỉ lệ với đại lượng cần đo
Mạch đo
- Là bộ phận nối giữa cơ cấu đo và đại lượng cần đo
- Mạch đo được tính toán để phù hợp với đại lượng cần đo và thang đo của dụng cụ
Ngoài ra, mạch đo còn có các cơ cấu khác như:
- Bộ phận cản dịu có tác dụng giúp cho kim nhanh chóng ổn định
- Kim chỉ thị, mặt số…
- Lò xo phản để tạo momen hãm.
Phân loại dụng cụ đo lường điện
Dụng cụ đo lường điện có thể phân loại theo 2 phương pháp sau:
Theo nguyên lý làm việc:
- Dụng cụ đo kiểu điện từ
- Dụng cụ đo kiểu điện động
- Dụng cụ đo kiểu cảm ứng
- Dụng cụ đo kiểu từ điện
Theo đại lượng, giá trị cần đo:
- Đo điện năng: Ví dụ công tơ điện
- Đo điện áp: Ví dụ: Vôn kế
- Đo dòng điện: Ví dụ: Ampe kế
- Đo công suất: Ví dụ: Oát kế
- Đo điện trở: Ví dụ: Ôm kế
Thiết bị đo lường điện là gì?
Thiết bị đo lường điện là dụng cụ dùng để đo đạc các đặc tính của điện như dòng điện, điện áp, điện trở hoặc một dạng tín hiệu khắc nhằm có thể tìm ra những nơi hoạt động không chính xác trong hệ thống cũng như thiết bị. Từ kết quả trả về, thợ sửa điện hoặc kỹ thuật viên có thể dễ dàng phát hiện ra những sự cố và khắc phục một cách kịp thời.
Thiết bị đo lường điện được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau từ cửa tiệm sửa chữa bình thường cho đến môi trường công nghiệp, phòng thí nghiệm điện, điện tử…
Các loại thiết bị đo lường điện được sử dụng phổ biến hiện nay như: Đồng hồ vạn năng, đồng hồ ampe kìm, máy hiện sóng… Ngoài các thiết bị trên, dụng cụ đo lường điện còn bao gồm các sản phẩm khác như: thiết bị đo điện trở, thiết bị kiểm tra an toàn điện, máy đo LCR…
Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về đo lường điện cũng như vai trò, cấu tạo của các dụng cụ đo lường điện. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích về ngành điện cũng như những vật dụng liên quan đến đo lường điện xung quanh cuộc sống của chúng ta. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 0976.389.199 hoặc truy cập vào website isocert.org.vn để được giải đáp kịp thời cũng như biết thêm các thông tin chi tiết khác.
Ngày cập nhật: 18-11-2021
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!