[Mới nhất] Thẻ nhớ là gì? Tất tần tật về thẻ nhớ bạn nên biết

Thẻ nhớ không còn quá xa lạ với người dùng các thiết bị kỹ thuật số hiện đại. Đây là một thiết bị lưu trữ rời và cần thiết để mở rộng không gian lưu trữ. Cùng Nhà An Toàn tìm hiểu một số thông tin về thẻ nhớ, thẻ nhớ là gì? Các loại thẻ nhớ phổ biến trên thị trường? Mua thẻ nhớ ở đâu uy tín? Tất tần tật sẽ được bật mí qua bài viết sau đây!

1. Thẻ nhớ là gì? Thẻ nhớ có tác dụng gì?

Thẻ nhớ hay còn gọi là Memory card, đây là một loại thiết bị có tác dụng lưu trữ video, ảnh và các tệp dữ liệu khác. Thẻ nhớ thường được lắp cho các thiết bị số như: điện thoại di động, máy ảnh, camera,… Và được ưu tiên sử dụng khi bộ nhớ trong của các thiết bị đã đầy không còn khả năng lưu trữ. Vì vậy, người dùng cần sử dụng thẻ SD để chuyển đổi dữ liệu từ thiết bị sang thẻ.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều dòng thẻ SD khác nhau và được chia thành 3 loại chính: SD, MiniSD và MicroSD. Các dòng này có dung lượng từ 2 đến 512GB với các thương hiệu nổi tiếng như: Sandisk, Teamgroup, Samsung,…

Một vài thông tin trên đã trả lời cho câu hỏi tác dụng của thẻ nhớ hay thẻ nhớ dùng để làm gì? Hãy theo dõi phần tiếp theo để biết thêm lịch sử hình thành của thẻ nhớ nhé!

Các loại thẻ nhớ trên thị trường

Xem ngay: Thẻ nhớ camera – Các loại thẻ nhớ camera thông dụng nhất 2022

2. Lịch sử phát triển của thẻ nhớ

Nhắc đến quá trình hình thành và phát triển, thẻ SD đã xuất hiện trên thị trường từ những năm 1980 với tiền đề là bộ nhớ Flash được phát minh bởi Fujio Masuoka tại Toshiba.

Khi công nghệ máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động bắt đầu phát triển và trở nên phức tạp hơn. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng cao, dung lượng lưu trữ nội bộ của thiết bị thấp, không đáp ứng được số lượng dữ liệu cần lưu trữ, thẻ nhớ ra đời như một vị “cứu tinh” cho người dùng.

Định dạng thẻ nhớ thương mại đầu tiên là thẻ PC thường được sử dụng trong các thiết bị như Modem và các ứng dụng công nghệ khác. Cùng với sự sáng tạo và không ngừng nâng cao, từ năm 1994, nhiều định dạng thẻ nhớ với kích thước nhỏ đã được ra mắt. Từ thẻ đầu tiên CompactFlash sau đó là SmartMedia và Miniature Card.

Các định dạng thẻ SDcard được giới thiệu đầu tiên, sau đó là các MiniSD, MicroSD, MS Micro2 và Micro SDHC. SanDisk là một trong những nhà sản xuất đầu tiên nhảy vào thị trường thẻ nhớ và là bước đệm lớn để thương hiệu này trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu trong ngành thẻ nhớ.

Ưu nhược điểm của thẻ SD

Thời kỳ phát triển vượt bậc của các loại thẻ nhớ?

Từ năm 1995 đến năm 2016 là giai đoạn phát triển đỉnh cao của thẻ nhớ khi nhiều định dạng mới được ra đời, hiện đại hơn, nhỏ gọn hơn và khả năng tương thích cao hơn.

Năm 1995, thẻ SmartMedia được Toshiba cho ra mắt như một sự kế thừa cho đĩa mềm máy tính. Đây là tiêu chuẩn thẻ nhớ Flash dựa trên NAND với dung lượng lưu trữ từ 2MB đến 128MB.

Năm 2001, CF phát triển thị trường máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc độ phân giải tăng lên, các thẻ nhớ đời trước dần không còn thích hợp. Chính vì vậy, Toshiba đã tiếp tục cho ra mắt thẻ SD dung lượng cao hơn.

Năm 2003, phiên bản nhỏ hơn của thẻ SD được gọi là dạng thẻ miniSD được phát hành. Đặc biệt, dòng thẻ này được thiết kế cho điện thoại di động cùng khe cắm thẻ nhớ SD tiêu chuẩn.

Năm 2010, thẻ nhớ SDXC ra mắt với dung lượng lưu trữ vượt bậc mở rộng lên đến 2TB. Cùng với đó là tính năng chống nước, chống bụi và khả năng chịu áp lực lên tới 16kg.

Tham khảo ngay: Cách chọn mua thẻ nhớ tốt, phù hợp cho máy ảnh

3. Các loại thẻ nhớ tốt nhất, phổ biến nhất trên thị trường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thẻ nhớ đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Sau đây là một số loại thẻ nhớ thông dụng nhất:

3.1. Thẻ SD

Đây là một trong những dòng thẻ nhớ thông dụng nhất được thiết kế với bộ nhớ dung lượng cao và kích thước nhỏ. Thẻ SD thường được sử dụng trong các thiết bị di động, máy tính, máy quay, camera, máy ảnh… Thẻ SD có kích thước 32x24x3,1 mm và chỉ nặng khoảng 2g. Cho đến thời điểm hiện tại, kích thước của thẻ SD được coi là tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp sản xuất thẻ nhớ.

3.2. Thẻ MicroSD

MicroSD là một dạng thẻ nhớ Flash rời hay còn được gọi là T-Flash hay TransFlash. SanDisk là thương hiệu đầu tiên phát triển thẻ microSD và được công nhận là tiêu chuẩn vào năm 2005. Thẻ MicroSD thường được sử dụng với các thiết bị điện thoại có kích thước từ 128MB đến 4GB.

Các loại thẻ SD phổ biến

3.3. Thẻ SmartMedia

Đây là một loại bộ nhớ tích hợp chip Flash-Memory để lưu trữ dữ liệu có dung lượng nhỏ từ 2MB đến 128MB. Đây là dòng thẻ nhớ nhỏ nhất, chỉ dày 0,76mm được nhúng trong một thẻ nhựa mỏng.

3.4. Sony Memory Stick

Đây là bộ nhớ Flash được Sony phát hành năm 1998 được sử dụng với máy ảnh kỹ thuật số và các thiết bị điện tử khác của Sony. Dòng sản phẩm độc quyền này của Sony có thiết kế dung lượng lưu trữ từ 4MB đến 256GB, dung lượng tối đa lên tới 2TB.

Xem ngay: Top 5 thẻ nhớ máy ảnh SanDisk cháy hàng tại thị trường Việt Nam

3.5. CompactFlash

Đây là một định dạng lưu trữ khối rất nhỏ, có thể tháo rời và thường được tìm thấy ở PDA, máy ảnh kỹ thuật số và các thiết bị di động. Thẻ nhớ CompactFlash được thiết kế 50 chân hỗ trợ hoạt động 3.3V và 5V với dung lượng từ 2MB đến 1128GB.

3.6. xD-Picture Card

Đây là dòng thẻ nhớ Flash được thiết kế tương thích với nhiều dòng máy ảnh kỹ thuật số. Kích thước của thẻ xD là 20x25x1,7mm và dung lượng lên đến 512MB.

3.7. Thẻ SDHC

SDHC tên đầy đủ là Secure Digital High Capacity và là phiên bản mở rộng của thẻ SD tiêu chuẩn có dung lượng lưu trữ lên tới 32GB. SDHC sử dụng công nghệ mới nên có phương thức hoạt động tiên tiến hơn thẻ SD tiêu chuẩn.

3.8. MMC (MultiMediaCard)

Dòng thẻ nhớ này nhỏ như bộ nhớ Flash và được phát triển bởi SanDisk. Thẻ MMC được sử dụng để lưu trữ di động giữa các thiết bị như: đài ô tô, điện thoại, máy ảnh, hệ thống định vị,… MMC tưng tự như thẻ SD và nhỏ hơn so với các định dạng trước đó.

Các loại SD

4. Ưu, nhược điểm của thẻ nhớ

Mặc dù ở thời điểm hiện tại, nhiều thiết bị điện tử có bộ nhớ lưu trữ trong, nhưng nhiều người dùng vẫn sử dụng thẻ SD để gia tăng không gian lưu trữ. Vì vậy, có thể thấy tầm quan trọng của thẻ SD. Sau đây là một số ưu điểm, nhược điểm của việc sử dụng thẻ SD trong thiết bị điện tử.

4.1. Ưu điểm của thẻ SD

Tăng dung lượng lưu trữ: Một trong những lợi thế quan trọng của thẻ SD là khả năng tăng không gian lưu trữ một cách đáng kể. Thay vì lưu trữ tại bộ nhớ trong của thiết bị, giờ đây bạn có thể mở mộng lưu trữ di động qua các thiết bị khác nhau.

Tiết kiệm chi phí: Thông thường các thiết bị có bộ nhớ trong cao sẽ đắt hơn với các thiết bị có bộ nhớ trong nhỏ. Thay vào đó, một thẻ SD có dung lượng lưu trữ lớn có chi phí thấp hơn nhiều so với việc mua một thiết bị có dung lượng lưu trữ cao.

Giảm mức tiêu thụ bộ nhớ điện thoại: Giờ đây bạn sẽ không còn phải lo lắng về khả năng lưu trữ các tệp lớn như: phim, video, file nhạc,… Như vậy, người dùng có thể tiết kiệm và giảm tiêu thụ bộ nhớ trong cho thiết bị.

Khả năng linh hoạt: Thẻ nhớ SD có thể tháo rời bởi kích thước nhỏ, dễ dàng lắp đặt, tháo rời và di động đi bất cứ đâu.

Bộ nhớ không bay hơi: Mọi dữ liệu sẽ được lưu trữ vĩnh viễn trên thẻ nhớ và không bị xóa nếu bị gián đoạn như tắt máy, sập nguồn,…

Dễ dàng truy cập trên máy tính: Thẻ nhớ khá linh hoạt khi dễ dàng sử dụng cùng máy tính. Người dùng chỉ cần chuẩn bị một đầu đọc thẻ, lắp thẻ SD vào đầu đọc và cắm vào cổng USB trên PC để sử dụng.

ưu nhược điểm của SD

4.2. Nhược điểm của thẻ SD

Dù mang lại nhiều lợi ích, song thẻ SD vẫn còn một số nhược điểm cần được khắc phục.

Dễ vỡ: Đây là bất lợi lớn nhất của thẻ nhớ bởi nó bao gồm một phần kim loại khá nhạy cảm và dễ dàng bị hư hỏng. Một khi phần kim loại này bị hỏng, mọi dữ liệu của thẻ cũng sẽ bị mất. Vì vậy, đây có thể là cản trở lớn nhất nếu người dùng lưu trữ nhiều dữ liệu quan trọng trong thẻ.

Có khả năng làm giảm hiệu suất của thiết bị: Một số loại thẻ SD cấp thấp có thể làm chậm hiệu suất hoạt động của điện thoại. Ví dụ, các ứng dụng có thể bị ảnh hưởng và chạy không còn năng suất.

Chậm hơn bộ nhớ chính: Dù thẻ SD cung cấp một không gian lưu trữ lớn song về tốc độ lưu trữ không thể ngang bằng bộ nhớ chính về tốc độ.

Ứng dụng sẽ biến mất sau khi tháo thẻ: Nếu bạn lưu trữ hình ảnh, ứng dụng,… vào thẻ nhớ, thì một khi bạn xóa thẻ khỏi điện thoại, mọi ứng dụng sẽ biến mất. Sau đó nếu bạn lắp lại thẻ vào thiết bị sẽ có ít khả năng lấy lại các ứng dụng đã bị mất.

5. Một số thương hiệu thẻ nhớ hàng đầu

5.1. Thẻ nhớ TeamGroup

TeamGroup là một thương hiệu nổi tiếng trong ngành sản xuất và phát triển các thiết bị bộ nhớ NAND cho máy tính. Các sản phẩm nổi bật của TeamGroup như RAM, thẻ nhớ, USB luôn được hoàn thiện và không ngừng đổi mới về cả mẫu mã và các tính năng chuyên biệt. Trong những năm gần đây, TeamGroup ngày một lớn mạnh và trở thành nhà sản xuất ổ cứng USB toàn cầu đứng thứ năm và sản xuất thẻ Flash lớn thứ 6 toàn cầu.

Xem ngay một số dòng thẻ SD nổi bật của TeamGroup TẠI ĐÂY

SD TeamGroup chính hãng

5.2. Thẻ nhớ SanDisk

SanDisk là một thương hiệu chuyên về các thiết bị lưu trữ và phổ biến ngay cả với những người dùng phổ thông. Thẻ SD của SanDisk được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, thông minh và an toàn. Cùng với đó là giá thành hợp lý, độ bền khủng với khả năng chống nước, chống nhiệt, chống sốc hiệu quả.

Xem ngay một số dòng thẻ SD nổi bật của SanDisk TẠI ĐÂY

Nhà An Toàn hiện đang là đơn vị phân phối các sản phẩm thẻ chính hãng đến từ TeamGroup và SanDisk tại Việt Nam. Với hơn 22 năm phát triển và dày dặn kinh nghiệm trong ngành, Nhà An Toàn luôn đảm bảo các sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp với giá thành ưu đãi, cạnh tranh trên thị trường.

Những chia sẻ của Nhà An Toàn về thẻ SD, các loại thẻ nhớ phổ biến, hy vọng sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên chia sẻ với chúng tôi những vấn đề hoặc thắc mắc của bạn về các dòng thẻ nhớ nhé!