Tự sự là một thể văn cơ bản được sử dụng phổ biến và là phương thức đầu tiên mà học sinh được học. Vậy văn tự sự là gì? Các phương thức biểu đạt cũng như cách làm văn tự sự là gì? Bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng Hiểu Luật giải đáp những câu hỏi này nhé!
Tự sự là gì? Văn tự sự là gì?
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự kiện, sự việc cho người nghe hoặc người đọc và dẫn đến một kết thúc, thể hiện ý nghĩa. Thông qua một chuỗi câu viết, nói hoặc hình ảnh để người nghe, đọc dễ dàng nắm bắt.
Văn tự sự hay còn gọi văn kể chuyện, có cốt truyện được khắc họa nhờ hệ thống chi tiết bao gồm sự kiện, ngoại hình của nhân vật, không gian thời gian. Ngoài ra, còn bao gồm hệ thống diễn tả nội tâm, tính cách, phong tục, văn hóa,… xoay quanh cốt truyện có bố cục rõ ràng mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Tự sự là trình bày một chuỗi sự kiện, sự việc theo trình tự có ý nghĩa
Cấu trúc bài văn tự sự là gì?
Bài văn tự sự có cấu trúc gồm ba phần chính:
-
Mở bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh, sự việc xảy ra câu chuyện. Nâng cao hơn, bạn có thể mở bài bằng cách nêu những suy nghĩ, cảm xúc, ấn tượng về cốt truyện định kể.
-
Thân bài: Kể chi tiết về những đặc điểm của nhân vật chính như tên gọi, ngoại hình, lai lịch,… Đồng thời trình bày câu chuyện theo một trình tự, bố cục rõ ràng, mạch lạc để làm rõ được sự vận động logic, kết nối giữa các chi tiết theo thời gian, không gian, hoặc theo diễn biến tâm lí nhân vật.
-
Kết bài: Nêu kết thúc câu chuyện, nêu lên thái độ, ấn tượng và bài học của người kể rút ra từ câu chuyện.
Yêu cầu đối với văn tự sự là gì?
-
Nhân vật: Trong văn tự sự, nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa câu truyện, nhân vật phụ tham gia vào cốt truyện giúp làm nổi bật tính cách, lai lịch,… của nhân vật chính. Nhân vật được thể hiện qua: tên, lai lịch, tính cách, hình dáng, hành động,…
-
Sự việc: Sự việc trong văn tự sự được trình bày theo trình tự thời gian, không gian cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, diễn biến, nguyên nhân, kết quả,… để thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
-
Chủ đề: Mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa nhất định toát lên từ những sự việc, cốt truyện.
Nhân vật, sự việc, chủ để câu chuyện được kể cần rõ ràng
-
Lời văn tự sự : Khi kể người, lời văn giới thiệu tên, lai lịch, tính cách, tài năng của nhân vật. Khi kể việc, lời tự sự kể các hành động, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
-
Thứ tự kể: Các sự việc được kể theo thứ tự thời gian theo diễn biến câu chuyện cho đến hết. Ngoài ra, người viết có thể gây bất ngờ, hoặc thể hiện tình cảm nhân vật, bằng cách đem kết quả hoặc sự việc ở hiện tại kể trước, sau đó mới để nhân vật của mình hồi tưởng lại để kể tiếp những sự việc xảy ra trước đó.
-
Ngôi kể: Việc lựa chọn ngôi kể cũng rất quan trọng trong văn tự sự, người kể có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, ngôi kể khác nhau. Ngôi kể thứ nhất giúp bộc lộ được những suy nghĩ trực tiếp của nhân vật. Trong khi ngôi thứ ba sẽ thể hiện được sự khách quan với câu chuyện, không gian kể lớn hơn và có thể kể nhiều sự việc xảy ra cùng lúc.
-
Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc theo mạch truyện từ giới thiệu nhân vật, tình huống, đưa ra các nhận xét, đánh giá hoặc có thể bộc lộ thái độ, cảm xúc trước những sự vật, sự việc được kể.
Mỗi ngôi kể đều có những điểm mạnh và hạn chế nhất định, nên người viết cần lựa chọn ngôi kể cho phù hợp.
Các phương thức biểu đạt kết hợp trong văn tự sự
Văn tự sự nếu chỉ dùng câu kể để diễn đạt lại sự việc sẽ khô khan và không hấp dẫn, chính vì thế, nên có sự kết hợp với các yếu tố của các phương thức biểu đạt khác.
-
Phương thức miêu tả được sử dụng văn tự sự:
Miêu tả bên ngoài bao gồm: Miêu tả ngoại hình nhân vật bằng những từ ngữ làm nổi bật, diễn tả hình dáng của các nhân vật; miêu tả cảnh vật với các chi tiết sinh động, chân thực, giúp người đọc dễ tưởng tượng ra không gian trong truyện.
Miêu tả nội tâm nhân vật: Là diễn tả tâm tư tình cảm, những trạng thái cảm xúc của nhân vật. Đây là biện pháp quan trọng để xây dựng hình tượng nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật, qua đó thể hiện được tư tưởng của người viết về cuộc đời, nhân vật, đem đến sức hấp dẫn và ấn tượng đối với người đọc.
Miêu tả nội tâm trực tiếp là sử dụng những từ diễn đạt những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, hành động, cử chỉ, biểu cảm nét mặt, trang phục của nhân vật đó.
Miêu tả nhân vật, khung cảnh, nội tâm nhân vật
-
Phương thức biểu cảm được sử dụng trong văn tự sự:
Biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp đều được dùng để giúp cho nhân vật thể hiện được thế giới nội tâm của mình, qua đó thể hiện cảm xúc chân thực. Ngoài ra, phương thức này còn dùng để diễn đạt cảm xúc của chính tác giả trong quá trình kể chuyện.
-
Phương thức lập luận được sử dụng trong văn tự sự:
Lập luận là phương thức được thể hiện qua đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại với chính mình. Trong đó người kể hoặc nhân vật sẽ nêu lên những nhận xét, phán đoán, suy luận, lí lẽ, dẫn chứng,…nhằm trình bày quan điểm, thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó một cách logic, triết lý sâu sắc.
Hướng dẫn cách làm bài văn tự sự lớp 6 chi tiết
Cách viết văn tự sự kể chuyện đời thường
-
Biết sắp xếp thứ tự sự việc theo một trình tự thời gian, không gian nhất định, có ý nghĩa.
-
Trình bày bài văn theo bố cục 3 phần mở – thân- kết mạch lạc.
-
Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống, ngôi kể.
Gợi ý các xây dựng dàn bài kể chuyện đời thường:
-
Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện sắp kể như kể về đối tượng nào, nhân vật nào, không gian câu chuyện ở đâu, lúc nào,…)
-
Thân bài: Giới thiệu chi tiết hơn về nhân vật, thời gian diễn ra câu chuyện, bối cảnh cụ thể. Sau đó kể những diễn biến theo trình tự thời gian, không gian rõ ràng và bài học rút từ câu chuyện. Kết bài: Cảm xúc của người viết đối với câu chuyện.
Cách viết văn tự sự kể chuyện tưởng tượng
Cốt truyện theo tưởng tượng trong không gian, thời gian hợp lý
-
Biết xây dựng cốt truyện tượng tượng có tình huống không gian thời gian hợp lý.
-
Kể theo trình tự thời gian, không gian rõ ràng.
-
Xác định được đối tượng được kể là sự việc hay con người.
-
Từ đó, xây dựng tình huống xuất hiện, diễn biến của sự việc hay nhân vật đó.
-
Bố cục bài viết theo 3 phần rõ ràng mở – thân – kết
Gợi ý một số cách làm bài văn tưởng tượng:
-
Thay đổi có chủ đích cốt truyện hoặc thêm phần kết có ý nghĩa khác cho một câu chuyện cổ tích, dân gian.
-
Tưởng tượng, hình dung khung cảnh gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian, từ đó kể lại câu chuyện hoặc xây dựng một cốt truyện với nhân vật đó.
-
Kể về một cuộc gặp gỡ của em với những người thân trong giấc mơ rồi diễn đạt theo trình tự thời gian, không gian dễ hiểu, không làm rối trí người đọc.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc và giải đáp những thắc mắc về tự sự là gì và các phương thức biểu đạt trong văn tự sự. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi gì về pháp luật cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với Hiểu Luật để được hỗ trợ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!