Trong thời đại 4.0 ngày nay, nếu kiến thức đóng vai trò là điều kiện cần thì kỹ năng chính là điều kiện đủ. Vì vậy, bố mẹ hiện đại luôn mong muốn rèn luyện cho bé những kỹ năng xã hội ngay từ sớm. Trẻ có kỹ năng tốt sẽ tự tin hơn và có nhiều cơ hội rộng mở trong tương lai. Cùng iSchool tìm hiểu về tầm quan trọng và cách phát triển kỹ năng xã hội cho bé trong bài viết dưới đây.
>> Xem thêm:
- Kỹ năng sống cho trẻ
- Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
1. Kỹ năng xã hội là gì?
Kỹ năng xã hội là khả năng giao tiếp, tương tác với người xung quanh bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ một cách có hiệu quả. Đây là kỹ năng vô cùng cần thiết với tất cả mọi người, ảnh hưởng đến sự thành công trong cuộc sống. Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi mầm non cần trau dồi và rèn luyện kỹ năng xã hội từ sớm để có thể nhận lấy nhiều cơ hội hơn trong tương lai.
Có 4 loại kỹ năng xã hội phổ biến là: Kỹ năng giao tiếp giữa cá nhân, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giải quyết xung đột.
2. Tầm quan trọng của phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ
Theo nghiên cứu của các Đại học hàng đầu trên thế giới, phát triển kỹ năng xã hội ngay từ sớm cho trẻ đem đến rất nhiều lợi ích vượt trội:
- Giúp tạo lập các mối quan hệ bạn bè vững chắc và tốt đẹp hơn cho trẻ;
- Bé tự tin trong giao tiếp, có thái độ và cách ứng xử đúng mực, tạo thiện cảm với người xung quanh;
- Con dễ thích nghi hơn khi tiếp xúc với môi trường mới lạ;
- Mở ra một tương lai tương sáng cho trẻ, giúp con có nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống, đặc biệt là về triển vọng nghề nghiệp;
- Giảm cảm xúc tiêu cực, giúp bé hạnh phúc hơn khi hoà đồng và thấu hiểu người khác.
>> Có thể bố mẹ quan tâm:
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi
3. Các kỹ năng xã hội cần thiết nhất bé nên có
Có rất nhiều các kỹ năng xã hội khác nhau, tuy nhiên với lứa tuổi mầm non, bố mẹ chỉ nên chuẩn bị cho bé các kỹ năng cơ bản nhất. Dưới đây là một số kỹ năng xã hội bé nên có để phát triển toàn diện hơn.
3.1. Biết chia sẻ
Theo nghiên cứu được công bố của tạp chí Khoa học Tâm lý vào năm 2010, bé từ 2 tuổi đã có mong muốn được bày tỏ sự sẻ chia với người khác. Tuy nhiên, vào thời điểm từ 3 đến 6 tuổi, bé lại thường không muốn nhường nhịn và tỏ ra ích kỷ và đến giai đoạn 7 đến 8 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu có nhận thức đúng đắn hơn nếu được giáo dục tốt và đần hướng đến sự công bằng.
Chính vì vậy, bố mẹ cần tận dụng thời điểm thích hợp để dạy bé về bài học biết chia sẻ. Chia sẻ là tiền đề cho mọi mối quan hệ bền vững và khăng khít. Nếu biết cho đi và nhận lại đúng cách, con không chỉ bồi dưỡng được phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho bản thân mà còn tạo niềm vui, niềm tin tưởng cho người xung quanh.
3.2. Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe vô cùng cần thiết trong “thời đại thông tin” ngày nay. Lắng nghe đúng cách không đơn thuần là việc giữ yên lặng mà còn đòi hỏi sự thấu hiểu những gì đối phương đang nói. Điều này chính là một trong những yếu tố quan trọng để tạo lập nên một cuộc giao tiếp lành mạnh.
Đặc biệt, nếu được rèn luyện kỹ năng nghe từ sớm sẽ rất có lợi cho trẻ khi con đến trường. Bé biết cách lắng nghe và tiếp thu tốt hơn những gì thầy cô giáo truyền đạt. Điều này sẽ giúp trẻ tiến bộ và phát huy được khả năng học tập của mình.
3.3. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp không chỉ đơn giản là việc nói chuyện bằng ngôn ngữ mà còn là cách sử dụng hình thể như ánh mắt, cử chỉ hay thái độ đúng cách. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo ra bầu không khí chuyện trò tự nhiên, khiến người xung quanh cảm thấy thoải mái và được tôn trọng. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp sẽ giúp trẻ tự tin và chủ động hơn, con biết cách làm quen với nhiều bạn mới, đồng thời thích nghi tốt với môi trường xung quanh. Giáo dục kỹ năng này ngay từ sớm cho bé là cách giúp bé không còn nhút nhát, sợ hãi hay lo lắng khi gặp người lạ.
>> Xem thêm:
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học
- Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép
3.4. Biết nghe lời người lớn
Với lứa tuổi mầm non, bé vẫn chưa thể nhận thức được nhiều vấn đề. Vì vậy, biết nghe lời người lớn là một trong những kỹ năng xã hội rất quan trọng, ảnh hưởng đến cách ứng xử và lối sống của trẻ sau này. Bố mẹ có thể giải thích và hướng dẫn cho con những điều đúng – sai, tốt – xấu cơ bản như: Cách sắp xếp đồ đạc đúng nơi, cách chào hỏi người lớn, tuân thủ luật lệ giao thông…
Phụ huynh không nên ra lệnh hay tạo áp lực cho trẻ, hãy đưa ra những lời khuyên và nhờ giúp đỡ một cách nhẹ nhàng. Nếu trẻ phân tâm, cư xử không đúng hoặc quên những gì cần làm thì đó là điều bình thường, bố mẹ nên bình tĩnh sửa lỗi và cùng con làm lại. Điều này giúp tạo thói quen tốt để bé mài giữa kỹ năng của mình.
3.5. Biết quản lý thời gian
Biết quản lý thời gian là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng. Bố mẹ có thể hướng dẫn có sắp xếp thời gian biểu cho những công việc đơn giản lặp đi lặp lại trong ngày như: giờ ăn, giờ chơi, giờ ngủ… Điều này sẽ dần tạo lập thói quen tuân thủ thời gian cho bé, giúp con thành công hơn trong tương lai.
>> Tham khảo thêm: Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
3.6. Hợp tác và giúp đỡ người khác
Hợp tác là cùng nhau làm việc để đạt một mục tiêu nhất định. Kỹ năng hợp tác và giúp đỡ người khác giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với cộng đồng hơn. Sức mạnh tập thể và sự phối hợp ăn ý là điều cần thiết trong nhiều tình huống.
Với các bé, phụ huynh có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách cho con tham gia hoạt động với các bạn cùng lứa tuổi như: cùng xây dựng tháp đồ chơi hay các trò chơi tập thể kéo co, đá bóng… Thông qua những hoạt động này, trẻ không chỉ có dịp phát triển kỹ năng bản thân mà còn có thể tạo lập nhiều mối quan hệ tốt đẹp.
3.7. Tôn trọng không gian riêng tư của người khác
Tôn trọng không gian riêng tư của người khác cũng là một trong những kỹ năng xã hội phụ huynh nên rèn luyện cho trẻ. Trong gia đình, bố mẹ có thể đặt ra một số nguyên tắc như: gõ cửa trước khi vào phòng, không chạm và lấy đồ vật của người khác khi chưa có sự đồng ý. Người lớn nên giải thích cho bé hiểu lý do tại sao cần làm như vậy. Phát triển kỹ năng này sẽ giúp bé trở thành một người lịch sự, hiểu biết trong tương lai.
4. Cách phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ
Để giúp bé phát triển các kỹ năng xã hội, bố mẹ cần lựa chọn phương pháp phù hợp với lứa tuổi của trẻ để con được giáo dục một cách hiệu quả nhất.
4.1. Đọc sách cùng bé
Sách chính là phương tiện hỗ trợ đắc lực dành cho bố mẹ. Những nội dung biên soạn từ sách đã được chọn lọc kỹ càng và truyền đạt theo hình thức dễ hiểu, cuốn hút để trẻ tiếp thu dễ dàng nhất có thể. Đọc sách cùng bé là phương pháp rèn luyện kỹ năng hữu hiệu, không chỉ cung cấp kiến thức cho con mà còn gắn kết tình cảm gia đình hơn.
> > Xem thêm:
- 9 cách đọc sách hiệu quả cho trẻ
- 10 lợi ích của việc đọc sách cho trẻ
4.2. Tạo thói quen tốt cho trẻ
Với trẻ nhỏ, giáo dục lặp đi lặp lại là cách tốt nhất để con ghi nhớ. Nếu chỉ giảng một lần rồi thôi, trẻ sẽ không thể nào hiểu và vận dụng được trong cuộc sống. Vì vậy, phụ huynh nên cố gắng tạo thói quen cho bé bằng cách thường xuyên thực hiện mỗi ngày. “Gieo thói quen – gặt tính cách, gieo tính cách – gặt tương lai”, những thói quen tốt từ bé sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn sau này.
4.3. Thường xuyên chia sẻ và giải thích về vai trò của kỹ năng
Bố mẹ nên chia sẻ và giải thích về vai trò của các kỹ năng xã hội để bé hiểu được vì sao mình cần rèn luyện những bài học này. Khi hiểu được lợi ích và tầm quan trọng, trẻ sẽ thực hiện một cách tự nguyện và vui vẻ hơn, đem đến hiệu quả tốt nhất. Lưu ý rằng phụ huynh chỉ nên lựa chọn những câu chuyện, cách nói đơn giản phù hợp với lứa tuổi để giải thích cho bé.
4.4. Khích lệ và dành lời khen cho trẻ
Lời khen và khích lệ là động lực để bé tiếp tục cố gắng. Bất kỳ ai cũng mong muốn nhận được sự công nhận khi làm một điều gì đó. Chính vì vậy, khi trẻ làm tốt, bố mẹ hãy dành cho con những “lời có cánh” một cách thật chân thành và nhẹ nhàng để bé được vui vẻ hơn.
4.5. Dạy bé qua các tình huống thực tế
“Học đi đôi với hành” luôn mang đến hiệu quả cao nhất cho trẻ. Qua các tình huống thực tế, những kiến thức sẽ khắc sâu trong tâm trí bé hơn. Trẻ sẽ hiểu được bản chất của vấn đề và biết vận dụng những gì được học vào trường hợp tương tự sau này.
Bài viết trên đã chia sẻ về tầm quan trọng của kỹ năng xã hội và cách rèn luyện kỹ năng này cho trẻ. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ, bố mẹ đã có thể hiểu rõ hơn và lựa chọn được phương pháp hữu ích nhất cho bé. Đặc biệt, tại Trường Hội nhập Quốc tế iSchool có các phương pháp giáo dục và các chương trình học giúp bé phát triển toàn diện từ kiến thức đến kỹ năng mà bố mẹ có thể tham khảo. Nếu cần giải đáp thêm bất kỳ thông tin nào khác, quý phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của iSchool thông qua:
- Số điện thoại: 0789.166.588
- Email: [email protected]
>> Bài viết liên quan:
- Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học
- Một số kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em
- Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường
- Dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!