Giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận. Việc giao tiếp tốt sẽ giúp tạo lập mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn với mọi người xung quanh. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì?
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì?
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ.
Hoạt động giao tiếp nhằm thực hiện ba mục đích cơ bản: Nhận thức, tình cảm và hành động. Có hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đó là tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện), hai hoạt động này diễn ra trong quan hệ tương tác.
Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì?đã được giải thích ở trên, trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có sự tham gia và chi phối của các nhân tố giao tiếp bao gồm: Nhân vật giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
Hoạt động giao tiếp có sự tham gia của nhiều nhân tố. Các nhân tố đó là :
– Nhân vật giao tiếp : Ai nói, ai viết, nói với ai, viết cho ai?
– Hoàn cảnh giao tiếp : Nói, viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?
– Nội dung giao tiếp : Nói, viết cái gì, về cái gì ?
– Mục đích giao tiếp : Nói, viết để làm gì, nhằm mục đích gì ?
Ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp
Ngoài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? cần nắm được ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp.
– Giao tiếp là cách thức để cá nhân liên kết và hòa nhập với nhóm, với xã hội. Thông qua giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, con người trao đổi thông tin với nhau, hiểu được nhau, để hành động và ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và những chuẩn mực do xã hội quy định.
– Kỹ năng giao tiếp là một mắt xích quan trọng trong các kỹ năng cần học hỏi và hoàn thiện. Để đạt hiệu quả tương tác với các đối tác khác nhau, thúc đẩy kỹ năng làm việc nhóm – kỹ năng mà hầu hết các ngành nghề mà mọi doanh nghiệp đều cần.
– Giao tiếp là một kỹ năng cần thiết và đáng để chúng ta rèn luyện, khi có khả năng giao tiếp tốt sẽ chủ động hơn trong cuộc trò chuyện và giúp người đối diện cảm thấy được quan tâm, tôn trọng.
Điều này sẽ đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều mối quan hệ mới, vị thế của bạn trong mắt người khác cũng tăng lên và từ đó mang lại những kết quả tốt cho sự nghiệp.
– Trong cuộc sống hay công việc, nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt thì mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn. Cùng với đó thì cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với người có kỹ năng giao tiếp tốt. Đặc biệt đối với người làm kinh doanh luôn cần một kỹ năng này để mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác.
Phân loại các hoạt động giao tiếp
Ngoài nội dung Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì? thì sẽ phân loại hoạt động giao tiếp như sau:
Có nhiều cách phân loại giao tiếp. Tùy theo các tiêu chí phân loại chúng ta có các loại giao tiếp khác nhau.
– Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: Giao tiếp vật chất, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu.
+ Giao tiếp vật chất diễn ra khi người ta giao tiếp với nhau bằng hành động với vật thể. Giao tiếp vật chất bắt đầu có ở trẻ cuối một tuổi, đầy hai tuổi, khi mà trẻ cùng chơi với đồ chơi hay một vật thể nào đó với người lớn.
+ Giao tiếp ngôn ngữ xuất hiện như là một dạng hoạt động xác lập và vận hành quan hệ người – người bằng các tín hiệu từ ngữ. Các tín hiệu này chính là các tín hiệu chung cho một cộng đồng cùng nói một thứ tiếng mỗi tín hiệu (một từ chẳng hạn) gắn với vật thể hay một hiện tượng, phản ánh một nội dung nhất định, đây là nghĩa của từ.
+ Giao tiếp tín hiệu: Ngôn ngữ là một loại tín hiệu nên chính giao tiếp ngôn ngữ là một loại giao tiếp tín hiệu. Ngoài ra người ta còn dùng các loại tín hiệu khác để giao tiếp, như cách ăn mặc, cử chỉ, nét mặt… ở đây giao tiếp có một nội dung và hình thức khác phát triển, rất ăn ý với nhau theo những tín hiệu mà đã thống nhất ý và nghĩa của các tín hiệu đó.
– Căn cứ vào khoảng cách không gian của các cá nhân mà chúng ta có hai loại giao tiếp: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp.
+ Giao tiếp trực tiếp là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với nhau để trực tiếp truyền đạt và tiếp nhận tín hiệu của nhau.
+ Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp được thực hiện thông qua một người khác hoặc qua các phương tiện nào đó để truyền đạt và tiếp nhận tín hiệu của nhau như: thư từ, điện tín …
– Căn cứ vào quy cách giao tiếp, chúng ta có hai loại giao tiếp: giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức
+ Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp diễn ra khi cá nhân cùng thực hiện một nhiệm vụ chung theo quy định như: làm việc ở cơ quan, trường học… Giao tiếp chính thức là giao tiếp giữa hai người hay một số người đang thực hiện một chức trách nhất định.
+ Giao tiếp không chính thức là giao tiếp giữa những người đã có quen biết, không chú ý đến thể thức mà chủ yếu sử dụng ý riêng của những người tham gia giao tiếp. Đây còn gọi là giao tiếp ý.
Sự phân chia các loại giao tiếp để chúng ta có điều kiện hiểu rõ về giao tiếp. Trong thực tế, các loại giao tiếp nêu trên quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau làm cho mối quan hệ của con người với con người vô cùng đa dạng và phong phú.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!