Thai nhi 40 tuần nặng bao nhiêu kg? Mẹ cần chú ý gì?

1. Thai nhi 40 tuần nặng bao nhiêu kg? Thai bị nhẹ cân có sao không?

Cân nặng thai nhi vào tuần 40 sẽ giúp mẹ biết tình trạng sức khỏe hiện tại của bé yêu và dự đoán thể chất của bé khi chào đời. Ở tuần này, bé có cân nặng khoảng 3,3 – 3,5kg và chiều dài khoảng 51,2 cm, tương đương với một quả bí ngô.

Dù vậy, kích thước và cân nặng của mỗi em bé sẽ khác nhau tùy vào chế độ dinh dưỡng và khả năng hấp thu. Vì vậy, trong trường hợp thai nhi nhẹ cân hơn so với chuẩn, nhưng không có bất kỳ vấn đề gì bất thường được phát hiện trong quá trình khám thai, mẹ không cần quá lo lắng.

2. Trong lúc chờ sinh, mẹ nên làm gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu về cân nặng của thai nhi khi đạt 40 tuần tuổi, mẹ cũng nên chuẩn bị một nền tảng sức khỏe tốt và duy trì tinh thần thoải mái để chuẩn bị cho ngày sinh con sắp tới. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần làm trong giai đoạn này:

2.1. Vận động để chuyển dạ nhanh hơn

Tháng cuối của thai kỳ là thời điểm mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn vì thai nhi đang ngày càng phát triển trong bụng. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng vận động để giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng và sinh nở dễ dàng hơn. Một số hoạt động đơn giản như đi bộ, lắc lư, xoay hông, ngồi xổm trên bóng bật hoặc quỳ hai tay chống xuống đất như tư thế bò có thể giúp thai nhi dần dần di chuyển xuống thấp trong đường âm đạo (ống sinh).

khi thai nhi 40 tuần nặng bao nhiêu kg

2.2. Tắm bằng nước ấm để giúp giảm đau

Để giảm cảm giác đau nhức cơ, mỏi lưng và xoa dịu cơn đau gò chuyển dạ, mẹ bầu có thể thực hiện tắm bằng nước để mang lại cảm giác dễ chịu và thư giãn hơn. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ không tắm ngay sau khi ăn, hạn chế thời gian ngâm mình trong bồn nước ấm và đảm bảo nhiệt độ nước không quá 36 độ C để tránh làm bỏng da và gây hại cho thai nhi.

2.3. Kiểm tra một lần nữa giỏ đồ đi sinh

Để mẹ yên tâm hơn trong quá trình chuẩn bị cho sinh con, hãy đảm bảo rằng mọi thứ cần thiết đã được chuẩn bị đầy đủ. Hãy kiểm tra lại giỏ đồ đi sinh một lần nữa để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ đồ dùng quan trọng nào như giấy tờ, quần áo, vật dụng vệ sinh như tã dán, miếng lót, khăn, sữa tắm và đặc biệt là hãy đừng quên mang theo “người bạn đồng hành” Frisomum Gold.

Frisomum Gold với sự bổ sung Magie và các vitamin nhóm B giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi cho mẹ, đồng thời cung cấp năng lượng để mẹ luôn sẵn sàng chào đón “thiên thần nhỏ” ra đời. Việc sử dụng sữa đều đặn 2 – 3 ly/ngày cũng hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng và hiệu quả hạn chế táo bón, mang lại sự nhẹ nhàng và thoải mái trong việc ăn uống.

thai nhi 40 tuần nặng bao nhiêu kg

Frisomum Gold không chỉ có lợi cho sức khỏe của mẹ mà còn cung cấp đầy đủ hệ dưỡng chất cho thai nhi phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ như Canxi, DHA, Axit Folic… Sản phẩm cũng có công thức chứa chỉ số đường huyết thấp (GI=25), vị thanh nhạt dễ uống, giúp mẹ kiểm soát tốt cân nặng và tránh béo phì hay tiểu đường thai kỳ.

2.4. Chú ý đến các dấu hiệu báo sinh

Có thể xuất hiện các dấu hiệu báo sinh không đều như ra nhớt hồng, nước ối, đau bụng, đau lưng từng cơn hoặc cảm giác mắc rặn. Vì vậy, để đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng chào đón bé yêu, mẹ bầu cần chú ý những dấu hiệu này và đi gặp bác sĩ kịp thời để được hỗ trợ sinh đẻ.

3. Một số câu hỏi thường gặp về tuần 40 của thai kỳ

Trong giai đoạn thai kỳ cuối cùng, khi thai nhi được 40 tuần tuổi, nhiều phụ nữ mang bầu cũng đặt ra những câu hỏi như:

3.1. Thai đủ ký, đủ tháng nhưng vẫn chưa sinh có sao không?

Hầu hết khi thai nhi đạt đủ ký và đủ tháng, mẹ bầu sẽ chuyển dạ trong vòng 1 tuần sau khi bước sang tuần 40. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù thai nhi đã đạt đủ kích thước về cân nặng và chiều dài ở tuần 40, mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Khi đó, cần đến gặp bác sĩ để áp dụng các phương pháp kích sinh hỗ trợ giúp mẹ sinh con thuận lợi hơn.

3.2. Mang thai được 40 tuần có cần tiếp tục khám thai không?

Cần đáp án. Để đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ và an toàn, từ tuần 39 trở đi, bác sĩ thường chỉ định mẹ bầu khám thai mỗi 3 ngày một lần.

thai nhi 40 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn

3.3. Đến ngày dự sinh nhưng chưa chuyển dạ phải làm sao?

Khi đã đến ngày dự sinh nhưng chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, ngôi thai, sự chuyển động và nhịp tim của em bé, cũng như đánh giá nước ối.

Nếu kết quả kiểm tra bình thường, mẹ bầu có thể chọn chờ đợi cho đến khi quá trình chuyển dạ diễn ra tự nhiên. Tuy nhiên, nếu kết quả siêu âm cho thấy nhau thai không đủ oxy và dưỡng chất cho em bé, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện sinh mổ hoặc kích thích chuyển dạ.

Việc đánh giá sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 40 dựa vào cân nặng là rất quan trọng. Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển tốt cho em bé trước khi sinh, mẹ cần thường xuyên đi khám thai, chú ý đến lối sống, tập thể dục và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời gian mang bầu. Điều này sẽ giúp em bé phát triển một cách khỏe mạnh và an toàn khi chào đời.

  • Sinh thường hay sinh mổ – Lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bạn và bé yêu
  • Mẹ bầu nên lựa chọn sinh mổ vào tuần thứ mấy?
  • Những điều quan trọng mẹ cần lưu ý trong Tam cá nguyệt thứ 3.