Trẻ hay lắc đầu có sao không? Có nguy hiểm không?
Trải qua năm đầu tiên các bé yêu đã có những cột mốc phát triển liên quan đến các kỹ năng phản xạ và vận động: từ nụ cười đầu tiên, lần đầu bé mút tay, lần đầu trẻ có thể nhấc được chân và cả những âm thanh bập bẹ đáng yêu nữa.
Rồi đến khi nhìn thấy trẻ lắc đầu thường xuyên, điều đó làm mẹ hơi lo lắng. Trong hầu hết các trường hợp, đến thời điểm bé tròn một tháng tuổi, bé đã có khả năng tự mình quay đầu một chút. Khi bé lớn lên thêm nữa thì các kỹ năng cũng sẽ tăng lên tương ứng, các cơ xung quanh cổ cũng phát triển để hỗ trợ động tác quay đầu.
Vậy nếu mẹ thắc mắc trẻ hay lắc đầu có làm sao không? Có phải bệnh lý hay không? Câu trả lời là KHÔNG nếu như hàng ngày bé vẫn thoải mái sinh hoạt và vui chơi bình thường, mẹ nhé!
>> Mẹ có thể xem thêm: Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu – Có nguy hiểm không?
Tại sao trẻ sơ sinh hay lắc đầu?
Dưới đây là những lý do phổ biến mà trẻ hay lắc đầu, mẹ có thể tham khảo để yên tâm hơn.
1. Trẻ lắc đầu là cách để kiểm soát cơ thể mình
Hầu hết trẻ sơ sinh có động tác hay lắc đầu như là một phần của việc kiểm soát cơ thể. Các cơ của bé đang phát triển và con muốn khám phá để hiểu thêm về cơ thể mình bằng việc bắt chước hành động của mọi người. Vì thế, mẹ đừng quá băn khoăn nếu nhìn thấy con yêu của mình đang cố gắng lắc đầu, chỉ là bé đang học và kiểm tra xem cơ thể mình hoạt động thế nào thôi.
2. Trẻ hay lắc đầu liên tục cũng có thể là dấu hiệu mệt mỏi và muốn đi ngủ
Trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu có sao không? Hiện tượng trẻ ngủ hay lắc đầu là cách mà bé tự ru ngủ khi con cảm thấy mệt mỏi. Hành động này như một cơ chế gây chóng mặt, buồn ngủ và khiến chúng ngủ dễ hơn.
Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu liên tục thì mẹ không cần lo lắng nhiều, đó chỉ là mẹo riêng giúp con đi nhanh vào giấc ngủ hơn mà thôi.
>> Mẹ có thể xem thêm: Tổng hợp mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon bạn biết chưa?
3. Trẻ hay lắc đầu như một cách bé muốn nói chuyện với mẹ
Em bé có thể sử dụng hành động lắc đầu như một phương thức giao tiếp không lời. Khi trẻ lớn hơn, chúng có thể lắc đầu cùng với việc phát ra âm thanh, cử chỉ thích thú để thể hiện cảm xúc hoặc yêu cầu mong muốn mẹ cho ăn hoặc bế bé đi chơi.
4. Trẻ lắc đầu khi chơi đùa
Nếu quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy em bé lắc đầu liên tục khi nằm sấp hoặc ngửa và đôi khi hành động này cũng là cách bé tương tác với mọi người. Trong khoảng thời gian trẻ từ 6 đến 8 tháng, mẹ có thể sẽ bắt gặp trẻ bắt chước hành động của mọi người trong nhà.
5. Trẻ sơ sinh hay lắc đầu trong quá trình ăn
Trong khi bú mẹ, trẻ có thể lắc đầu để ngậm ti. Đây có thể là một trong những cử động đầu đầu tiên mà con có thể thực hiện nhằm bấu víu vào bầu ngực của mẹ.
Mặc dù em bé của mẹ có thể di chuyển đầu của chúng sang bên, mẹ vẫn nên đỡ đầu con trong khi bú cho đến khi trẻ được ba tháng tuổi để giúp bé kiểm soát phản xạ cơ bắp và học cách cầm bám dễ dàng hơn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!