Kỹ năng lắng nghe là gì? Nguyên tắc để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Biết lắng nghe là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng trong công việc và cuộc sống. Vậy kỹ năng lắng nghe là gì? Muốn lắng nghe tốt thì cần phải làm gì? Trong bài viết này TopCV sẽ hướng dẫn các bạn rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

Tại sao phải lắng nghe?

Chúng ta thường nói: “Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để lắng nghe”.

Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, chiếm đến 53% thời gian giao tiếp. Lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu mọi nội dung của người nói. Lắng nghe là một kỹ năng cần phải rèn luyện trong một thời gian dài mới có thể thành thạo.

Kỹ năng lắng nghe không chỉ tốt cho công việc mà còn rất tốt khi chúng ta áp dụng vào đời sống gia đình và bạn bè.

Đây là một kỹ năng mềmquan trọng mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu ở ứng viên của mình.

Kỹ năng lắng nghe quyết định 90% thành công trong mọi cuộc giao tiếp đi cùng với kỹ năng nói. Nếu có kỹ năng lắng nghe sẽ giúp ích rất nhiều trong sự nghiệp và cuộc sống gia đình.

ky nang lang nghe la gi
Kỹ năng lắng nghe có vai trò rất lớn trong công việc và cuộc sống

Vai trò của lắng nghe

“Nói ít đi, lắng nghe nhiều hơn” là chân lý sống của nhiều người. Khả năng lắng nghe ở mỗi người có thể khác nhau, thể hiện sự tập trung, hiểu biết và cách nhìn mọi thức ở đa khía cạnh. Kỹ năng này quan trọng trong cả công việc và cuộc sống hàng ngày. Cụ thể:

Trong công việc

Kỹ năng lắng nghe giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn đối với đồng nghiệp, cấp trên và đối tác. Có kỹ năng lắng nghe bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được vấn đề, thu thập được thông tin từ đó nâng cao khả năng tương tác giữa bạn và đồng nghiệp.

Dù là bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có kỹ năng lắng nghe. Nhân viên nếu có kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng, còn lãnh đạo biết lắng nghe sẽ thấu hiểu được nhân viên của mình, tạo được sự gắn kết và tăng hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp.

>> Có thể bạn quan tâm:Làm việc luôn hiệu quả với 8 kỹ năng làm việc nhóm sau đây

Trong cuộc sống

Lắng nghe cũng là một biện pháp quan trọng giúp bạn giải quyết được các xung đột trong cuộc sống một cách hiệu quả.

Thay vì ngồi im lặng bạn hãy thể hiện mình là người biết nói, biết lắng nghe. Ngay cả với trẻ em, việc lắng nghe cũng vô cùng quan trọng. Lắng nghe không chỉ để tiếp thu kiến thức mà còn để hiểu nhau hơn, nếu bạn biết cách lắng nghe, khích lệ và ủng hộ thì mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình sẽ trở nên gắn bó và tin tưởng nhau hơn.

Ngoài có vai trò trong công việc và cuộc sống, kỹ năng lắng nghe còn quan trọng trong công tác tuyển dụng, đăc biệt đối với nhà tuyển dụng và ứng viên.

Đối với nhà tuyển dụng

Để có thể lắng nghe ứng viên tốt, nhà tuyển dụng nên để ý thái độ của ứng viên, không nên ngắt lời hoặc chỉ tập trung nói mà hãy để cuộc nói chuyện diễn ra bình đẳng. Lắng nghe giúp nhà tuyển dụng kết nối được với ứng viên, từ đó sẽ hiều ứng viên đang muốn truyền tải thông tin gì và tận dụng để đặt câu hỏi hiệu quả.

Ngoài ra, tích cực lắng nghe sẽ giúp nhà tuyển dụng phát hiện những thách thức và khó khắn hoặc vấn đề ứng viên đang gặp phải. Nhà tuyển dụng cần nhìn thấy những vấn đề này càng sớm càng tốt để tìm ra giải pháp hoặc lên kế hoạch giải quyết hiệu quả.

Đối với ứng viên

Trong buổi phỏng vấn, ứng viên lắng nghe chân thành những gì nhà tuyển dụng nói rất dễ được lòng và tạo ấn tượng tốt. Khi thấy ứng viên lắng nghe, nhà tuyển dụng sẽ thoải mái chia sẻ thông tin, dễ dàng giao tiếp để cả 2 bên hiểu nhau, mở ra nhiều cơ hội cho ứng viên hơn.

ky nang lang nghe la gi
Kỹ năng lắng nghe được coi là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công

07 nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Tập trung vào cuộc giao tiếp

Tập trung vào cuộc giao tiếp chính là lắng nghe. Việc lắng nghe trong cuộc giao tiếp sẽ chứng tỏ bạn là người tôn trọng đối phương. Bởi, giao tiếp là tương tác hai chiều, nếu bạn không tập trung lắng nghe bạn sẽ không thể tiếp thu được những gì đối phương truyền đạt.

Ngoài ra, nếu trong cuộc trò chuyện mà bạn cứ để ý mọi thứ xung quanh và thiếu tập trung vào buổi nói chuyện sẽ gây mất thiện cảm với người đối diện, khiến họ cảm thấy khó chịu.

Trong cuộc nói chuyện bạn cũng hạn chế sử dụng điện thoại và nên tìm một không gian yên tĩnh để cuộc trò chuyện trở nên riêng tư hơn.

Không được ngắt lời

Một người biết lắng nghe tuyệt đối không bao giờ có thói quen ngắt lời người khác.

Trong một cuộc trò chuyện dù là hai hay nhiều người việc ngắt lời người khác là việc vô cùng bất lịch sự, vô duyên.

Khi đang nói chuyện, đối phương bị bạn bất ngờ ngắt lời sẽ vô cùng khó chịu và không còn muốn chia sẻ nữa. Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của người khác khi bị ngắt lời bạn sẽ hiểu cảm giác của họ. Do đó với kỹ năng lắng nghe tích cực bạn cần hạn chế làm điều này.

Thấu hiểu khi lắng nghe

Trong quá trình lắng nghe bạn cần phải sử dụng tư duy của mình để tìm ra ẩn ý mà đối phương truyền đạt, bởi vì không phải ai cũng có thể nói ra trực tiếp những điều ở trong lòng với bạn.

Trong hoàn cảnh này hãy thể hiện rằng mình là một người thấu hiểu và đồng cảm.

Bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy thiện cảm khi ngồi với một người biết thấu hiểu. Việc biết thấu hiểu sẽ khiến bạn tránh được những lời nói làm phật lòng hoặc gây tổn thương cho người đối diện.

Không phán xét và áp đặt đối phương

Hãy bắt đầu kỹ năng lắng nghe chuyên nghiệp của bạn bằng cách có một tư tưởng cởi mở. Làm sao để có thể làm được điều này? Rất đơn giản thôi, bạn hãy hạn chế cái tôi của mình khi giao tiếp với người khác bằng cách: không phán xét và áp đặt đối phương. Không ai muốn nói chuyện với một người bảo thủ, lấy tư tưởng của mình để áp đặt lên đối phương và yêu cầu họ phải chấp thuận nó.

Bạn hãy để đầu óc của mình thật trẻ thơ khi lắng nghe mọi người nói. Đôi khi chỉ một cái nhướn mày hay một câu phản đối của bạn cũng có thể khiến cuộc trò chuyện phải ngừng lại giữa chừng.

Biết cách đặt câu hỏi

Trong cuộc giao tiếp bạn đừng chỉ im lặng nghe người khác nói, bởi điều này thể hiện bạn không chú tâm trong cuộc trò chuyện. Hãy là người thông minh biết cách đặt câu hỏi và đặt câu hỏi đúng lúc.

Trong quá trình trò chuyện thi thoảng hãy thể hiện sự đồng tình hay ngạc nhiên của bạn thông qua những câu hỏi như: “Thật ư?”, “Thật vậy sao?”, “Đúng như vậy sao?”… để người đối diện biết rằng bạn vẫn đang đặt tâm trí lên câu chuyện của họ.

Biết cách đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng của kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp. Hãy biết cách đặt câu hỏi đúng lúc để tăng hiệu quả của cuộc nói chuyện.

Ngôn ngữ hình thể

Ngoài việc đặt câu hỏi thì bạn cũng cần biểu hiện mình vẫn đang lắng nghe cuộc trò chuyện bằng ngôn ngữ hình thể. Nếu như trong cuộc trò chuyện đối phương kể về một câu chuyện buồn và rơi nước mắt. Điều tốt nhất bạn làm lúc này là hãy có những cử chỉ thông cảm với đối phương như lau nước mắt hoặc xoa nhẹ lưng, một cái ôm ấm áp cũng sẽ phần nào xoa dịu nỗi buồn.

Đưa ra các ý kiến cá nhân

Đừng im lặng suốt trong quá trình trò chuyện. Hãy thể hiện mình là người có kỹ năng lắng nghe bằng việc đưa ra những quan điểm cá nhân.

Giao tiếp là tương tác hai chiều, bạn không thể chỉ tiếp thu những gì đối phương truyền đạt mà cũng cần phải đưa ra các quan điểm cá nhân của mình. Hãy diễn đạt các ý kiến của bạn một cách rõ ràng về câu chuyện của đối phương. Đây cũng chính là lời khẳng định bạn luôn lắng nghe câu chuyện của họ.

>> Tham khảo thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 cách để cải thiện khả năng giao tiếp hiệu quả

Trên đây là các kỹ năng lắng nghe mà TopCV đưa ra. TopCV hi vọng rằng với những kỹ năng trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng,… từ đó nâng cao giá trị bản thân trong mọi cuộc giao tiếp.

Bạn có thể tham khảo thêm một số những kỹ năng mềm rất hữu ích cho công việc như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lập kế hoạch,… tại TopCV.

Nguồn ảnh: Sưu tầm