Có kinh mà không đau bụng là tốt hay không tốt?

Nhắc đến “mùa Dây tây” hẳn rất nhiều chị em trong số chúng ta không thể quên được cảm giác đau bụng lâm râm, âm ỉ vài ngày mới hết. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường hợp chị em khi đến tháng vẫn rất “an lành”, ăn ngon ngủ yên như ngày thường. Vì sao lại có sự khác biệt này? Phụ nữ có kinh mà không đau bụng là tốt hay không tốt? Cùng chuyeneva.vn đi tìm hiểu nhé các nàng.

Cảm giác đau bụng kinh nguyệt như thế nào?

Cùng bị đau bụng kinh, nhưng ở mỗi người, mức độ đau bụng kinh lại khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Có người đến tháng chỉ bị đau bụng kinh nhẹ, có người bị đau bụng kinh dữ dội, người đau bụng kinh thất thường có tháng đau nhiều tháng đau ít và cũng có những người không bị đau bụng kinh đến tháng.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh khi đến tháng

Có nhiều nguyên nhân tác động gây ra cơn đau bụng kinh ở phụ nữ như:

Nguyên nhân gây đau bụng kinh khi đến tháng 1
Cấu trúc phân tử của prostaglandin (PG)
  • Do hormone prostaglandin (PG): hormone PG được cơ thể tiết ra trong kỳ kinh nhằm mục đích cảm nhận đau và quá trình viêm. Hàm lượng prostaglandin tiết ra càng nhiều thì người phụ nữ cảm nhận cơn đau bụng kinh càng rõ rệt, mức độ đau bụng càng nhiều.
  • Do tần suất các cơn co thắt tử cung: Đến kỳ kinh, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và hòa lẫn với máu. Các cơ tử cung có nhiệm vụ co thắt và tống máu kinh ra bên ngoài. Khi mức độ co thắt quá mạnh với tần suất dày sẽ khiên chị em bị đau bụng kinh nhiều hơn, thậm chí là đau bụng kinh dữ dội (nhưng không có bệnh lý). Ngoài ra, sự co thắt tử cung cũng tác động làm gia tăng sự tiết hormone PG của cơ thể.
  • Do cổ tử cung bị hẹp khiến máu khó thoát ra ngoài.
  • Tử cung bị tật bẩm sinh như: tử cung ngả ra phía sau hoặc ngả phía trước làm cản trở quá trình lưu thông kinh nguyệt, từ đó gây ra cơn đau bụng kinh.
  • Do chế độ ăn uống: Thói quen ăn đồ lạnh trong những ngày “Đèn đỏ” khiến cơn đau xuất hiện hoặc trầm trọng thêm.
  • Do bị mắc các bệnh lý thực thể như: bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, lạc tuyến nội mạc tử cung… (thường kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội, buồn nôn, tiêu chảy hoặc ngất xỉu…)

Chi tiết: Các nguyên nhân gây đau bụng kinh

Có kinh mà không đau bụng là tốt hay không tốt?

Như đã trình bày, mức độ đau bụng kinh ở mỗi người không giống nhau. Có người bị đau bụng kinh ít, có người bị đau bụng kinh dữ dội, nhưng cũng có rất nhiều người có kinh nhưng không bị đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Điều này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ bởi chu kỳ kinh vẫn xuất hiện đều.

Có kinh mà không đau bụng là tốt hay không tốt? 1

Hay nói theo một cách nhìn chủ quan, đây là may mắn của một số chị em khi đến “mùa Dâu tây” mà không bị đau bụng, không phải trải qua những cơn đau âm ỉ, khó chịu kéo dài vài ngày liền, không bị mệt mỏi hoặc “đổi tính”, công việc, sinh hoạt và cuộc sống không bị tác động trong những ngày đèn đỏ.

Theo nhiều tư liệu khảo sát cho thấy, số phụ nữ có kinh mà không đau bụng chiếm khoảng gần 40%. Cho đến hiện nay vẫn chưa có lời giải thích chính xác vì sao có gần non nửa phụ nữ có kinh mà không bị đau bụng kinh. Nhiều giả thuyết được đưa ra là do liên quan đến cơ chế tiết hormone Prostaglandin (PG) và do cơ địa của từng phụ nữ khác nhau.

Xem thêm: Cảm giác đau bụng kinh

Nếu bị đau bụng kinh nguyệt khi tới tháng phải làm sao?

Đau bụng kinh đa phần là các cơn đau có thể chịu đựng được và chị em có thể chấp nhận và “sống chung” cùng với nó (trừ các cơn đau bụng kinh do bệnh lý gây ra). Vì vậy, khi đến kỳ “đèn đỏ”, các chị em có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau giúp làm giảm cơn đau bụng kinh như:

Chế độ ăn uống

  • Dùng uống các thức uống từ cây thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt như: nước sắc ngải cứu, nước sắc ích mẫu, nước sắc cây cỏ gấu (hương phụ), nước nghệ đen… giúp làm nóng bụng và giảm đau bụng kinh từ bên trong.
  • Uống các loại trà có tính ấm nóng như: trà gừng, trà gừng mật ong, trà quế…
  • Uống nước lọc ấm, không nên uống nước lạnh.
  • Lựa chọn ăn các loại thức ăn có tính ấm, các đồ ăn nóng trong kỳ nguyệt san nhằm hạn chế cơn đau bụng kinh xuất hiện
  • Không dùng các loại đồ uống không có lợi như: cafe, nước uống có gas, rượu, bia…
Chế độ ăn uống 1
Bổ sung đầy đủ chất xơ và protein khi đến tháng

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi

  • Làm nóng bụng từ bên ngoài bằng cách chườm bình nước nóng vào bụng, chườm bụng bằng túi chườm, túi sưởi… giúp làm dịu cơn đau.
  • Massage vùng bụng dưới bằng các hỗn hợp có tác dụng làm giảm đau bụng kinh như: rượu gừng, dầu nóng… nhằm làm giảm các cơn co thắt tử cung đột ngột.
  • Luyện tập một số bài tập yoga tại nhà có tác dụng giảm đau bụng kinh.
  • Thiền định.
  • Tắm bằng nước ấm.
  • Ngâm bàn chân bằng nước ấm cũng giúp làm giảm cơn đau bụng kinh bởi bàn chân làm nơi chứa nhiều huyệt đạo liên quan đến vùng chậu.
  • Có thể tham khảo một số loại thuốc giảm đau bụng kinh nếu cơn đau bụng quá khó chịu (xin tư vấn và chỉ định dùng thuốc của bác sĩ).
  • Nếu xuất hiện cơn đau bụng kinh dữ dội kéo dài không khỏi, chị em cần sớm đến khám bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra sức khỏe sinh sản cũng như phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nếu có.

Có lẽ bạn sẽ cần:

  • Cách nhận biết dấu hiệu đau bụng kinh sinh lý và đau bụng kinh bệnh lý
  • Cách chữa đau bụng kinh nguyệt bằng thuốc