Sông trường giang chảy qua đồng bằng nào

Sông Trường Giang chảy trên đồng bằng Hoa Trung. Sông Hoàng Hà chảy qua đồng bằng Hoa Bắc. Hoàng Hà và Trường Giang là hai sông lớn của Đông Á nằm gọn trong lãnh thổ Trung Quốc. Cùng với Hoàng Hà, Trường Giang là sông quan trọng nhất trong lịch sử, văn hóa, và kinh tế của Trung Quốc.

1. Sông Trường Giang chảy trên đồng bằng nào?

Sông Trường Giang chảy trên đồng bằng Hoa Trung. Sông Trường Giang là một con sông dài nhất Châu Á và cũng đứng thứ ba trên thế giới đứng sau sông Nin ở Châu Phi, sông Amazon ở Nam Mỹ.

Sông Trường Giang bắt nguồn với độ cao là 5600m, dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc (Thanh Hải) và chảy về phía đông đổ ra Biển Hoa Đông, Trung Quốc, vượt qua rất nhiều gềnh thác, núi non nhấp nhô trùng trùng điệp điệp, chảy qua rất nhiều vùng đất, làng xóm để tạo ra Đồng bằng châu thổ Trường Giang màu mỡ. Chính vì thế hai con sông này có vai trò và ý nghĩa rất lớn.

2. Khái quát về Sông Trường Giang:

Trường Giang có thế tương đối điều hòa. Nguyên nhân là do phần trung và hạ lưu sông chảy qua phần phía nam Trung Quốc với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. về mùa hạ có mưa nhiều, nhưng về mùa đông ở đây vẫn có mưa do hoạt động của khí xoáy. Lưu lượng nước thời kì lũ lớn nhất so với thời kì cạn nhất chỉ chênh lệch nhau chưa đến 3 lần. Bởi vậy, về chế độ nước, có người đã so sánh: “Trường Giang tựa như một cô gái dịu hiền, còn Hoàng Hà như một bà già cay nghiệt”.

Theo sử sách ghi chép, người Trung Quốc sử dụng chữ Giang sớm nhất vào thời nhà Sở. Người xưa nhìn thấy loài chim khổng tước (chim công) với sắc đẹp lộng lẫy như vậy thì tự nhiên nghĩ rằng đó là chim thần hoặc những sinh vật cao quý được trời gửi xuống.

Hệ sinh thái hai bên bờ sông Trường Giang quả thực rất phong phú, nên mọi người cho rằng nơi đây là đất lành chim đậu, được Thượng đế ban phúc. Vì vậy, người nước Sở gọi vùng có nước này là Giang, hài âm với tiếng kêu của chim công. Vào thời xa xưa, nước Sở tọa lạc ở phía Nam, nên cách gọi Giang xuất hiện sớm nhất ở miền Nam.

3. Vẻ đẹp ở sông Trường Giang:

Đến sông Trường Giang “hiền dịu” du khách có thể khám phá nhiều địa điểm vô cùng thú vị.

3.1. Cầu Vu Sơn:

– Cầu Vu Sơn là cây cầu được bắt qua con sông Trường Giang và cũng chính là một cây cầu lớn nhất trên thế giới mang chiều cao là 180m. Cây cầu này cũng chính là dòng nôi, là cầu nối liên lạc cho các các con phố quan yếu của thành thị, là nơi nền tảng vững chắc cho người dân Trung Quốc sở hữu thể giao thương vận động vẩn chuyển giao thông một cách thức thuận lợi nhất

– Chưa hết ở vai trò ấy, cây cầu cũng là nơi tiêu khiển, là nơi mà khách du lịch với thể ngừng chân ngắm vẻ đẹp cây cầu từ trên cao xuống mặt nước sông có vẻ đẹp hùng vĩ, gợn sóng ấy

– Cầu Vu Sơn là cây cầu to nhất trên toàn cầu

3.2. Hồ Khiêu Hiệp:

– Hành trình bạn đi ngược về sông Trường Giang sẽ bắt gặp cảnh Hồ Khiêu Hiệp (Tiger Leaping Gorge) – một trong những hẻm núi sông sâu nhất thế giới. Hẻm núi gồm một con đường chính dài khoảng 22km với núi và thác nước hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Người dân nơi đây tương truyền rằng để trốn khỏi một tay thợ săn, một con hổ đã nhảy qua con sông tại điểm hẹp nhất (rộng 25 m), do đó nơi đây còn có tên gọi khác là hẻm núi Hổ Nhảy.

3.3. Thành cổ Kinh Châu:

Kinh Châu cổ trấn hay còn được biết là thành cổ Kinh Châu nổi tiếng được xây dựng từ thời Xuân Thu Chiến Quốc và gắn liền với cuộc tranh đấu của ba nước Ngụy – Thục – Ngô thời Tam Quốc. Đây cũng là thành phố trực thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc nằm bên sông Dương tử với diện tích 14.069 km2.

– Du lịch Kinh Châu cổ trấn, du khách choáng ngợp trước khung cảnh thành cổ cổ kính nhất ở Trung Quốc này, bức tường được gìn giữ và bảo tồn cho đến ngày nay vẫn còn nguyên vẹn mang đậm dấu ấn kiến trúc giai đoạn cuối nhà Minh đầu nhà Thanh với tổng chiều dài 10.5km, cao 8.83 met và có 6 cổng thành kiên cố như bàn thạch.

– Sau đó ngắm nhìn bức tượng Quan Công lớn nhất thế giới tại Kinh Châu cổ thành, bức tượng này cao 58 met, hình ảnh điêu khắc với ngụ ý Quan Công qua đời năm 58 tuổi nên được điêu khắc 58 met, nặng khoảng 1300 tấn, bên trong được dùng thép để cố định còn bên ngoài dát hơn 4000 miếng đồng. Đôi mắt Quan Công hơi ngà ngà say, không giận mà uy, tư thế uy nghiêm trong gió sẵn sàng đối đầu với sóng gữ, tay phải cầm đao dài 70m.

4. Sông Hoàng Hà chảy trên đồng bằng nào?

Sông Hoàng Hà chảy qua chín tỉnh của CHND Trung Hoa, từ độ cao 4.500 m trong vùng lòng chảo Yekuzonglie, Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ núi Bayan Har thuộc dãy núi Côn Lôn trên cao nguyên Thanh Tạng phía tây tỉnh Thanh Hải. Hoàng Hà đổ ra Bột Hải ở vị trí gần thành phố Đông Dinh thuộc tỉnh Sơn Đông.

Từ đầu nguồn của nó, con sông chảy theo hướng nam, sau đó tạo ra một chỗ uốn cong về hướng đông nam và sau đó lại chảy theo hướng nam một lần nữa cho đến khi tới thành phố Lan Châu, thủ phủ của tỉnh Cam Túc, là nơi mà điểm uốn cong lớn về phía bắc, bắt đầu. Con sông chảy về phía bắc qua Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ tới khu tự trị Nội Mông, đoạn cong này gọi là Hà Sáo.

Sau đó, con sông này lại đổi hướng, chảy gần như thẳng về phía nam, tạo ra ranh giới của hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Khoảng 130 km về phía đông bắc của thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Hoàng Hà lại đổi hướng để chảy về phía đông. Nó chảy tới những vùng đất trũng ven biển ở miền đông Trung Quốc gần thành phố Khai Phong. Sau đó chảy qua Tế Nam, thủ phủ của tỉnh Sơn Đông và đổ ra biển Bột Hải (vịnh Bột Hải).

5. Ảnh hưởng của Sông Hoàng Hà tới đời sống dân sinh:

Hoàng Hà là con sông dài thứ hai ở Trung Quốc (5.654 km), đứng sau sông Trường Giang và đứng hàng thứ sáu trên thế giới.

Hoàng Hà (tiếng Hán: 黃河; pinyin: Huáng Hé; Wade-Giles: Hwang-ho, ” hoàng nghĩa là màu vàng của mặt trời, hà nghĩa là mặt bằng, ghép lại hoàn chỉnh Hoàng Hà có nghĩa là mặt nước sông màu vàng. Còn có thông tin âm đọc chữ Hà gần giống với tiếng hú của dã thú, bởi vì chúng ta đều biết rằng Hoàng Hà được mệnh danh là “con sông giận dữ” với dòng nước chảy mạnh cuồn cuộn.

Hoàng Hà có chế độ nước thất thường vì nó chảy qua các vùng khí hậu khác nhau: thượng nguồn thuộc khí hậu núi cao, trung lưu chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ thuộc khí hậu cận nhiệt gió mùa. Về mùa đông, lưu lượng nước rất nhỏ, nhưng đến mùa hạ do tuyết và băng tan ở thượng nguồn và mưa gió mùa ở hạ lưu nên lưu lượng nước rất lớn. Lưu lượng nước chênh lệch giữa thời kì lũ lớn nhất với thời kì cạn nhất có thề gấp 88 lần, vì thế ở ha lưu thường xảy ra lũ lớn, sông đổi dòng gây tai họa khủng khiếp cho con người.

Trong suốt thế kỷ 20, Hoàng Hà mang ra biển khoảng 0,9×10⁹ tấn trầm tích/năm. Màu nước vàng của con sông là do phù sa mà nó mang theo, do lượng phù sa và trầm tích trong dòng nước có thể lên đến 34 kg/1 mét khối nước – cao gấp 34 lần so với sông Nile ở châu Phi. Hàng thế kỷ của việc bồi đắp và sự bao bọc của các con đê đã làm con sông này chảy ở độ cao lớn hơn so với đất nông nghiệp hai bên bờ, làm cho việc ngập lụt trở nên nguy hiểm hơn.

Ngập lụt của Hoàng Hà đã gây ra sự chết chóc khủng khiếp trong lịch sử như năm 1887 Hoàng Hà đã giết chết khoảng 900.000-2.000.000 người và năm 1931 nó đã giết chết khoảng 1.000.000-3.700.000 người. Trận lũ năm 1931 được ghi nhận là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất lịch sử thế giới, ước tính cướp đi sinh mạng của khoảng 3,7 triệu người.

Năm 1938, trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, quân đội của Tưởng Giới Thạch đã phá đê bao bọc Hoàng Hà để ngăn cản bước tiến của quân Nhật và làm ngập lụt một vùng rộng lớn làm chết khoảng 500.000-900.000 người.

Hoàng Hà được xem là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc. Những triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc (Hạ, Thương, Chu) đều hình thành ở lưu vực Hoàng Hà. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, các nước chư hầu xuất hiện và tranh giành bá vị với nhau, chủ yếu cũng đều tại lưu vực Hoàng Hà. Về sau, người Trung Quốc mới tiến dần về phía Nam ở lưu vực sông Trường Giang.

6. Du lịch trên Sông Hoàng Hà:

Thành phố Trịnh Châu – thủ phủ tỉnh Hà Nam của Trung Quốc nằm sát bờ Nam sông Hoàng Hà. Tại đây, ngành du lịch Trung Quốc quy hoạch một khu vực cho du khách tham quan có tên là “Trịnh Châu Hoàng Hà phong cảnh danh thắng khu”. Chuyến tham quan bao gồm đi du thuyền trên sông, ghé thăm những thắng cảnh và di tích lịch sử hai bên bờ, qua đó có thể hiểu được một phần đặc điểm của con sông và một phần lịch sử cổ xưa của Trung Quốc.

Hoàng Hà phát nguyên từ tỉnh Thanh Hải, chảy về Tây qua tỉnh Tứ Xuyên, rồi rẽ lên hướng Bắc, chảy qua tỉnh Cam Túc và Khu tự trị Hồi Ninh Hạ, tiến vào Khu tự trị Nội Mông đến trấn Hà Khẩu. Đó là thượng du Hoàng Hà, dài 3.472 km. Đoạn sông này chảy qua nhiều hang núi, ghềnh đá hiểm trở.

Từ Hà Khẩu, sông bẻ ngoặt xuống phía Nam, trở thành con sông giáp giới hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây, đến địa phận cuối tỉnh Sơn Tây thì ngoặt 90 độ sang phía Đông và chảy vào địa phận tỉnh Hà Nam, đến thành phố Trịnh Châu. Đoạn sông này là trung du Hoàng Hà, dài 1.122 km. Dòng sông chảy xiết, qua cao nguyên hoàng thổ, mang theo lượng đất bùn màu vàng rất lớn, khiến cho nước sông có một màu vàng đục, từ đó có tên sông là Hoàng Hà.

Từ Trịnh Châu, con sông chảy qua vùng đồng bằng hai tỉnh Hà Nam và Sơn Đông rồi đổ ra biển Bột Hải. Đoạn sông này là hạ du Hoàng Hà, dài 870 km. Hai bên bờ sông đều có đê lớn ngăn chặn nước lũ.

Hai bên bờ sông có nhiều thắng cảnh như núi Ngũ Long, đồi Lạc Đà, chùa Nhạc Sơn, hồ Tịnh Hải, đặc biệt là ba bức tượng lớn. Tượng thứ nhất là Bố Dục tượng, có nghĩa là tượng bà mẹ bú mớm cho con – một hình ảnh có tính chất ẩn dụ bà mẹ Hoàng Hà với dòng nước cuồn cuộn đã nuôi dưỡng người dân Trung Hoa. Tượng thứ hai là Đại Vũ tượng, tượng vua Vũ, còn gọi là Đại Vũ hoặc Hạ Vũ. Vua Vũ là thủy tổ nhà Hạ (triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc, giai đoạn 2205-1766 trước Công nguyên).

Con sông vĩ đại này là đề tài, là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều tác phẩm thơ ca, văn học nghệ thuật Trung Quốc qua nhiều thời đại. Hoàng Hà được mô tả như con sông mẹ đã nuôi dưỡng hàng trăm triệu đứa con, như nơi khai sinh ra nền văn minh Trung Quốc, như một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ biến hóa thiên hình vạn trạng.

7. Những điểm giống và khác nhau giữa sông Hoàng Hà và sông Trường Giang:

7.1. Giống nhau:

– Đều là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông theo phương vĩ tuyến và đổ ra các biển thuộc Thái Bình Dương.

– Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ.

– Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ.

– Hai sông đều có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.

7.2. Khác nhau:

– Sông Trường Giang: Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đổ nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung.

– Sông Hoàng Hà: Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và người dân xung quanh.

Như vậy có thể thấy gần như hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang không có nhiều điểm khác biệt với những con sông khác vì đặc tính của sông là sẽ có mùa nước lớn và mùa nước cạn, hơn nữa nơi bắt nguồn sẽ là vùng núi cao và khu vực hạ lưu là đồng bằng và đổ ra biển. Nhưng hai dòng sông này là lớn nhất khu vực Đông Á.

Hai con sông này đã tạo nên những nền văn minh của người dân Trung Quốc có được như ngày nay. Cung cấp nước cho người dân sinh hoạt, tưới tiêu, chăn nuôi và trồng trọt.

Nhờ có những dòng sông lớn nên những đời sống người dân khu vực quanh sông được phát triển. Ngoài ra cũng có một số con sông lớn ở nước ta được bắt nguồn từ Trung Quốc là Sông Hồng và sông Cửu Long trong đó sông Cửu Long chảy qua nhiều nước khác nhau và cuối cùng là Việt Nam.