Sông Hồng thuộc tỉnh nào? Đặc điểm nổi bật của đồng bằng sông Hồng?

Sông Hồng là 1 trong 2 dòng sông góp phần hình thành nên nền văn minh lúa nước của Việt Nam. Chạy qua rất nhiều tỉnh thành Việt Nam với chiều dài lên đến 510km rồi đổ ra Vịnh Bắc Bộ. Vậy sông Hồng thuộc tỉnh nào hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây?

sông hồng thuộc tỉnh nào

Sông Hồng nằm ở đâu?

Sông Hồng hay còn được gọi là sông Nhị Hà, Nhĩ Hà, sông Cái, sông Thao có tổng chiều dài 1.149m bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Theo Wikipedia:

Sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chi lưu phía đông bắt nguồn từ vùng núi huyện Tường Vân. Chủ yếu nó chảy theo hướng tây bắc-đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang, đến biên giới Việt – Trung, sông Hồng chạy dọc theo biên giới khoảng 80 km; bờ nam sông thuộc Việt Nam, bờ bắc vẫn là lãnh thổ Trung Quốc.

Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam là tại xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam. Đến phía đông thành phố Lào Cai, sông thành ranh giới giữa thành phố và huyện Bảo Thắng, đi qua Bảo Thắng và Bảo Yên, dọc theo ranh giới Bảo Yên và Văn Bàn.

sông hồng nằm ở đâu

Sông Hồng thuộc tỉnh nào (chảy qua các tỉnh nào)?

Sông Hồng chảy qua các tỉnh Việt Nam đó là:

  • Lào Cai.
  • Yên Bái.
  • Vĩnh Phúc.
  • Phú Thọ.
  • Hà Nội.
  • Hưng Yên.
  • Hà Nam.
  • Nam Định.
  • Thái Bình.
  • Hải Phòng.

Đặc điểm nổi bật của đồng bằng sông Hồng?

Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 – 15m xuống đến các bãi bồi 2 – 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.

Trong đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng tự nhiên, điển hình là ô trũng Hà Nam Ninh, ô trũng Hải Hưng và ô trũng Nho Quan. Ngoài ra còn có rất nhiều đầm lầy. Trầm tích và phù sa do các sông vận chuyển ra khỏi lòng sông mỗi mùa lũ đã không lấp được các ô trũng và đầm lầy này do chúng quá xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản. Việc các sông đổi dòng cũng tạo ra nhưng đầm lầy và ao hồ.

Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam (1.094 người/km², dân số là 23.080.689 người).

Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 100% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng.

Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa hè nóng ẩm nhưng mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô, làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng. Tài nguyên khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp cho các cây trồng ưa lạnh

Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.

Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông, du lịch)

Khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là trữ lượng than nâu trữ lượng dự tính là 8,8 tỉ tấn. Khí thiên nhiên được thăm dò và khai thác ở Tiền Hải – Thái Bình. Tuy nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn…

đặc điểm nổi bật của sông Hồng

Kết lại sông Hồng thuộc tỉnh nào?

Sông Hồng thuộc các tỉnh thành (chảy qua) sau: Lào cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định Thái Bình, Hải Phòng.