Cách dạy học Địa lý cực hiệu quả với phương pháp sơ đồ hóa | Báo Giáo dục và Thời đại Online

Phương pháp sơ đồ hoá kiến thức là một phương pháp dạy học trong đó người giáo viên sử dụng sơ đồ như một phương tiện giảng dạy trong các tiến trình lên lớp.

Yêu cầu của việc xây dựng sơ đồ

Khi xây dựng sơ đồ, cần lưu ý những yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm, tư tưởng, tính mĩ thuật.

Về tính khoa học: Nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt. Tuy nhiên hình thức chủ quan của sơ đồ phụ thuộc vào người lập sơ đồ. Cùng một khối lượng kiến thức, có nhiều cách xây dựng sơ đồ khác nhau.

Sơ đồ phải sử dụng phù hợp với nội dung, kiểu bài và đối tượng cần nghiên cứu ; phải đảm bảo tính lôgic, chính xác khoa học.

Tính sư phạm, tư tưởng: Sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng. Điều này đòi hỏi người xây dựng sơ đồ phải vận dụng nhiều thao tác tư duy khác nhau như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, bổ sung, mở rộng…, phải chọn lựa kiến thức cơ bản tối thiểu và vừa đủ, mã hoá kiến thức một cách cô đọng, súc tích.

Tính mĩ thuật: – Bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức. Có thể sử dụng rộng rãi các phương tiện mã hoá (các loại kí hiệu, ô khung, mũi tên, màu sắc…).

Cách xây dựng sơ đồ

Để xây dựng sơ đồ, trước hết người dạy phải chọn lựa bài dạy phù hợp ; xác định được trọng tâm của bài; xác định được khái niệm cơ bản và những khái niệm (nội dung) phát triển, mở rộng và mối liên hệ giữa các kiến thức.

Dựng sơ đồ có thể qua các bước :

Bước 1: Xác định tên sơ đồ (tên phải phù hợp với nội dung sơ đồ sẽ xây dựng).

Bước 2: Lựa chọn các thành phần có quan hệ cần phải đưa lên sơ đồ (lựa chọn phải theo các tiêu chí nhất định, không để sót các thành phần).

Bước 3: Đặt các thành phần lựa chọn vào đúng các khung dự kiến dựa trên vai trò tác động của chúng đối với các thành phần khác.

Bước 3: Vẽ các mũi tên hoặc các đoạn thẳng nối các ô, khung lại với nhau thể hiện các mối quan hệ giữa các thành phần (tác động trực tiếp hay gián tiếp, tác động một chiều hay qua lại). Đối với sơ đồ dạng bảng, không cần sử dụng bước này.

Sử dụng sơ đồ

Sử dụng sơ đồ để chứng minh hay giải thích dùng để phản ánh nội dung bài học một cách trực quan

Ví dụ: Khi dạy nội dung 2a của bài “Vị trí địa lí Việt Nam”, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ sau.

Với vai trò là giải thích mối liên hệ giữa hai đối tượng địa lí, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ theo các bước sau:

Khi dạy đến mục 2a, giáo viên có thể dựng ngay sơ đồ và cùng học sinh hoàn thiện dần sơ đồ kết hợp phương pháp đàm thoại – gợi mở, nội dung SGK.

Các câu hỏi của giáo viên cơ thể sử dụng: Nhắc lại cho cô các đặc điểm chính về mặt tự nhiên của vị trí địa lí Việt Nam? Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến có ý nghĩa gì? Vị trí nằm giáp biển Đông có ý nghĩa gì? Vị trí nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á có nghĩa gì?

Đối với đối tượng là học sinh khá, giỏi, giáo viên cơ thể sử dụng sơ đồ dưới đây để giải thích cho học sinh về mối liên hệ giữa vị trí địa lí với các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Tuy nhiên với sơ đồ này, giáo viên phải mở rộng cho học sinh nhều kiến thức nên phương pháp đi kèm là giảng giải, tức là giáo viên đưa sơ đồ ra trước và giải giải cho học sinh.

Các sơ đồ dạng này phù hợp nhất trong việc phản ánh các mối liên hệ nhân quả trong Địa lí tự nhiên 12, chỉ rõ đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả và giải thích cho nhiều hiện tượng trong địa lí.

Tuy nhiên đây là dạng sơ đồ đòi hỏi người giáo viên phải nắm chắc, đào sâu kiến thức, tìm được nguyên do, lí giải được nhiều hiện tượng trong địa lí. Học sinh được làm quen nhiều với các sơ đồ này, các em sẽ hình thành được tư duy logic, hiểu rõ bản chất của các hiện tượng cũng như hứng thú tìm tòi lí giải các hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh mình.

Sử dụng sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập tổng kết hay hệ thống hoá kiến thức của một chương, một phần của bài học

Ví dụ: Khi dạy nội dung mục 1 bài 11, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ sau

Đặc điểm

Phần lãnh thổ phía Bắc (từdãy Bạch Mã trở ra Bắc)

Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)

Khí hậu

Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh

Cận xích đạo gió mùa

Nhiệt độ trung bình năm

> 200C

>250C

Số tháng lạnh (to<18oC)

3 tháng

Không có

Biên độ nhiệt năm

Cao

Thấp

Phân mùa

2 mùa nóng lạnh

2 mùa mưa khô

Cảnh quan

Đới rừng nhiệt đới gió mùa

Đới rừng cận xích đạo gió mùa

Thành phần loài

+ loài nhiệt đới chiếm ưu thế ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt, ôn đới, các loài thú có lông dày

+ loài thuộc vùng nhiệt đới và xích đạo. Có một số loài cây rụng lá vào mùa khô. Động vật chủ đạo là các loài thú lớn: voi, hổ, báo

Với sơ đồ này giáo viên có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Giáo viên chia lớp thành các nhóm và phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1: Đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc:

Đặc điểm

Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc)

Khí hậu

Nhiệt độ trung bình năm

Số tháng lạnh (to<18oC)

Biên độ nhiệt năm

Phân mùa

Cảnh quan

Thành phần loài

Phiếu học tập số 2: Đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam:

Đặc điểm

Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)

Khí hậu

Nhiệt độ trung bình năm

Số tháng lạnh (to<18oC)

Biên độ nhiệt năm

Phân mùa

Cảnh quan

Thành phần loài

Sơ đồ trên sẽ là thông tin phản hồi phiếu học tập. Sau khi các nhóm hoàn thiện nội dung phiếu của mình, giáo viên sẽ đưa sơ đồ ra đối chiếu và chuẩn kiến thức

Với những bài học trong nội dung địa lí tự nhiên lớp 12, các sơ đồ dạng bảng này khá phù hợp. Nó vừa là các bảng tổng hợp kiến thức ngắn gọn, dễ học, dễ nhớ, đồng thời là một nguồn thông tin rất phong phú (vì giáo viên có thể đưa ra kiến thức đa chiều về đối tượng trên cơ sở đưa ra nhiều tiêu chí).

Các bảng kiến thức này còn giúp học sinh hình thành kĩ năng so sánh vì luôn luôn có các tiêu chí tương đồng giữa các đối tượng. Như vậy, học sinh sẽ nắm chắc kiến thức hơn so với cách ghi chép truyền thống.

Sơ đồ kiểm tra dùng để đánh giá năng lực tiếp thu hiểu biết của học sinh, đồng thời giúp giáo viên điều chỉnh nội dung dạy học

– Thực ra đây có thể hiểu là các sơ đồ trống hoặc khuyết nội dung. Giáo viên đưa ra các sơ đồ trống trong các bài tập, bài kiểm tra, yêu cầu học sinh hoàn thiện

Ví dụ 3: Trong bài kiểm tra 8 tuần học kì I, giáo viên có thể sử dụng bài tập sau:

Em hãy hoàn thành sơ đồ sau để thấy rõ sự khác biệt cơ bản về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

Hình thức đánh giá kiểm tra bằng các sơ đồ trống phản ánh khá chính xác năng lực nhận thức của học sinh, hạn chế được tình trạng quay cóp, chép bài và là những câu có tính phân hoá khá cao.

Giáo viên hướng dẫn học sinh tự dựng sơ đồ

Khi học sinh tự dựng được sơ đồ, hiệu quả của phương pháp sơ đồ hoá sẽ là cao nhất. Vì muốn xây dựng sơ đồ, ngoài việc có kỹ năng đọc sách giáo khoa học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa,… để cùng một lúc vừa phân tích đối tượng nhận thức thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành lại vừa phải tổng hợp chúng lại, thiết lập các mối quan hệ qua lại giữa chúng.

Cách 1: Giáo viên có thể tổ chức bài học để học sinh rèn luyện kĩ năng sơ đồ hoá theo các bước sau:

Bước 1: Nêu nhiệm vụ học tập (ghi các nội dung chính của bài học lên bảng và yêu cầu học sinh làm rõ các nội dung bằng phương pháp sơ đồ hoá);

Bước 2: Chia lớp thành các nhóm ( phương pháp thảo luận nhóm sẽ tạo ra tinh thần học tập sôi nổi, có sự cạnh tranh cao);

Bước 3: Yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK, chọn lựa dạng sơ đồ phù hợp;

Bước 4: Các nhóm đưa ra các sơ đồ của mình, giáo viên đánh giá, tổng kết;

Cách 2: Giáo viên khuyến khích học sinh ôn tập kiến thức bằng cách sơ đồ hoá trong quá trình tự học ở nhà và chuẩn hoá kiến thức giúp các em có các sơ đồ hoàn thiện nhất.