Sinh mổ lần 2 bao nhiêu tuần thì mổ là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu, nhất là những mẹ đã từng sinh mổ một lần trước đó. Cùng đọc bài viết của chúng tôi bên dưới đây để tìm được lời giải đáp nhé!
1. Sinh mổ lần 2 bao nhiêu tuần thì mổ là an toàn nhất?
Trên thực tế, thời điểm sinh mổ ở lần mang thai thứ 2 sẽ tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của em bé trong bụng. Theo đó, thời điểm sinh mổ lần thứ 2 của mẹ sẽ được bác sĩ tiên lượng dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dựa vào hành trình mang thai của mẹ và thông tin về lần sinh mổ trước mà bác sĩ sẽ xác định được thời gian sinh mổ phù hợp nhất. Với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ thời điểm sinh mổ lần thứ 2 khác nhau, sao cho vừa đảm bảo an toàn vừa tốt nhất cho mẹ và thai nhi.
Bình thường, những mẹ có sức khỏe tốt, và thai nhi phát triển ổn định thì bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên sinh mổ từ tuần 39 trở đi, trước khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ. Bởi lẽ những cơn co thắt chuyển dạ có thể làm ảnh hưởng tới vết sẹo ở lần sinh đầu. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để thai nhi phát triển tối đa và cơ thể của người mẹ vẫn có thể đáp ứng được.
Từ tuần 37 trở đi, em bé có thể tự thở và sống ở môi trường bên ngoài, tuy nhiên mẹ bầu nên sinh con sau tuần thai 39, vì lúc này, các cơ quan quan trọng của thai nhi mới phát triển đầy đủ. Thông thường, những em bé sinh ở tuần thai thứ 39 trở đi thường ít gặp vấn đề về sức khỏe hơn so với những em bé sinh sớm. Bởi vì vào lúc này lớp mỡ dưới da của thai nhi mới hoàn thiện đầy đủ giúp con duy trì thân nhiệt ổn định.
Trong trường hợp sức khỏe của người mẹ không tốt, có tiền sử bị thai ngoài tử cung, thai lưu,… thì nên tới bệnh viện sớm để được bác sĩ theo dõi. Lúc này, mẹ nên sinh mổ lần 2 vào tuần thai thứ 38 là an toàn nhất.
Tốt nhất, mẹ nên đi khám thai định kỳ để được bác sĩ kiểm tra đầy đủ các chỉ số thai nhi, bao gồm nhịp tim thai, độ dày mỏng của thành tử cung, chiều dài thân, số đo cân nặng, cũng như hiện trạng vết mổ cũ của mẹ. Nếu sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi có bất thường gì đó, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ lần 2 ngay lập tức để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2. Mẹ bầu sinh mổ lần 2 có đau hay không?
Khi đã trải qua lần sinh mổ đầu tiên, các mẹ bầu đều đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm nhất định. Tuy nhiên, một số thông tin cho rằng sinh mổ lần thứ 2 đau hơn nhiều lần so với lần đầu tiên, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, thực tế sinh mổ lần thứ 2 có đau hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhất là cơ địa của mỗi một mẹ. Ngoài ra, khi sinh mổ lần 2, mẹ bầu sẽ được tiêm gây tê tủy sống và khi thuốc tê hết tác dụng, mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau.
3. Khi nào mẹ bầu cần nhập viện khi sinh mổ lần 2?
Khi sinh mổ lần thứ 2, mẹ bầu cần chú ý và nhập viện ngay khi xuất hiện những triệu chứng sau:
3.1. Ra máu âm đạo
Trong thời gian mang thai, bất kỳ lúc nào mẹ bầu gặp phải tình trạng chảy máu âm đạo đều cần tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu dọa sẩy thai hoặc chửa ngoài dạ con. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, ra máu âm đạo có thể là dấu hiệu cảnh báo rau thai bất thường hoặc sinh non. Lượng máu chảy ra càng nhiều thì mức độ nghiêm trọng càng tăng cao.
3.2. Rò rỉ nước ối
Do sự thay đổi của hormone nội tiết tố khi mang thai nên âm đạo của mẹ bầu luôn tiết ra chất nhầy màu trắng đục và không có mùi hôi. Trong trường hợp mẹ bầu thấy lượng dịch nhầy ra nhiều một cách bất thường, chảy ồ ạt hoặc rò rỉ liên tục kèm theo mùi tanh, nồng thì rất có thể ối bị rò rỉ hoặc vỡ ối sớm. Nếu tình trạng rỉ ối kéo dài, mẹ bầu có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và sinh non.
Vì vậy, ngay khi phát hiện tình trạng nước ối rò rỉ, mẹ bầu cần tới bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và làm xét nghiệm cơ bản. Từ đó, bác sĩ đưa ra những chỉ định chính xác nhất, phù hợp với từng mẹ bầu.
3.3. Tử cung và vùng bụng dưới đau bất thường
Thai nhi càng lớn, mẹ bầu sẽ cảm thấy vùng bụng dưới nặng nề, lưng đau mỏi hơn và những cơn gò bắt đầu xuất hiện, nhất là khi gần tới ngày dự sinh. Tuy nhiên, nếu thấy những cơn đau bụng dưới dữ dội đột ngột và liên tục, mẹ bầu nên tới bệnh viện thăm khám ngay.
3.4. Thai nhi cử động ít
Khi thai nhi bước vào tuần 16, các cử động của bé rõ rệt hơn, để báo hiệu với mẹ rằng con vẫn ổn. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai máy sẽ đều đặn hơn và “nghịch ngợm” vào những khoảng thời gian cố định trong ngày. Do đó, mẹ bầu nên lưu ý số lần thai cử động. Bởi lẽ nếu cử động của thai giảm đi thì có thể sức khỏe của bé đang gặp vấn đề nào đó.
3.5. Những dấu hiệu bất thường khác
Mẹ bầu nên chú ý các dấu hiệu bất thường xảy ra để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Chẳng hạn như chóng mặt, sốt cao, đau tức, nôn mửa, rối loạn thị giác, ngất xỉu đều cần tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc “Sinh mổ lần 2 bao nhiêu tuần thì mổ là an toàn nhất?. Để bảo vệ sức khỏe cho cả mình lẫn thai nhi, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để được chăm sóc và theo dõi sát sao nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!