Sản phẩm Bài tiết của Thận là gì? Quá trình bài tiết tại Thận – Vật lý trị liệu

Sản phẩm bài tiết của thận là gì chắc hẳn ai cũng biết được câu trả lời chính xác rồi. Nhưng bạn có biết quá trình bài tiết của nó ra sao, thành phần trong đó như thế nào? Hãy đi tìm câu trả lời và những kiến thức hữu ích trong bài viết dưới đây:

Sản phẩm bài tiết của thận là gì?

Thận là một cơ quan vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người bởi nó gánh vác nhiều chức năng khác nhau. Có thể kể đến các chức năng đó là:

  • Lọc máu và chất thải
  • Chức năng nội tiết
  • Chức năng bài tiết nước tiểu
  • Điều hoà thể tích máu

Trong đó chức năng đang được quan tâm nhất của chúng ta ở đây đó chính là bài tiết nước tiểu. Vì vậy trả lời cho câu hỏi sản phẩm bài tiết của thận là gì chính là nước tiểu. Mục đích của việc bài tiết này đó là làm cho môi trường trong cơ thể ổn đinh, thanh lọc cơ thể,loại bỏ các chất dinh dưỡng hay chất độc hại, sản phẩm có hại sau chuyển hoá ra khỏi cơ thể. Ngoài ra nó còn giúp đảm bảo các chất dinh dưỡng trong cơ thể luôn được đổi mới.

Thành phần của nước tiểu sẽ gồm có:

  • Nước chiếm 93 – 95%.
  • Vật chất khô chiếm 5%.
  • Các chất vô cơ có các ion Ca+2, NH4+, Mg+2, Na+, Cl-, (PO4)3-, (SO4)2-… Nồng độ này thay đổi liên tục nên không có quá nhiều ý nghĩa lâm sàng.
  • Các chất hữu cơ bao gồm ure, creatinine, acid uric, acid amin… Và một số thành phần khác là enzym như enzym amylase, vitamin B1, PP, C; các hormon sinh dục nam, nữ, hormon, vitamin, hormon vỏ thượng thận.
Thận và các cơ quan của hệ tiết niệu
Thận và các cơ quan của hệ tiết niệu

Quá trình sinh lý bài tiết nước tiểu của Thận

Sản phẩm bài tiết của thận chính là nước tiểu như chúng ta đã rõ ở phần trên. Vậy các bạn có biết thận bài tiết nước tiểu như thể nào? Quy trình ra sao? Thì quá trình tạo và bài tiết nước tiểu của thận theo sinh lý sẽ gồm 3 giai đoạn đó là quá trình lọc ở cầu thận, quá trình tái hấp thu ở ống thận và quá trình bài tiết một số chất thải từ máu vào lại ống thận. Kết quả của 3 giai đoạn trên chính là nước tiểu được tạo ra.

Giai đoạn lọc máu tại cầu thận

Trung bình ở người bình thường mỗi phút sẽ có 1 lít máu qua thận được lọc. Như vậy trong vòng 1h sẽ có 60 lít máu được lọc và tạo ra khoảng 7,5 lít dịch lọc. Có thể nhẩm tính ra được cơ thể con người có 5 lít máu, sau 24h thì sẽ đi qua thận khoảng 288 lần, ước tính mỗi 5 phút sẽ qua một lần. Lọc máu được diễn ra tại cầu thận. Cấu tạo của cầu thận bao gồm một mạng lưới các mao mạch xếp song song được bao quanh bởi bao Bowman. Dich từ máu vào Bowman gọi là dịch lọc cầu thận. Nó sẽ đi qua 3 lớp màng lọc là:

  • Lớp tế bào nội mô mao mạch với nhiều lỗ nhỏ li ti chỉ có kích thước 160A0.
  • Màng đáy là các khe hở, kích thước 110A0.
  • Tế bào biểu mô Bowman cũng có các khe hở kích thước nhỏ hơn, là 70A0.

Thành phần của dịch lọc cầu thận tương tự huyết tương nhưng không có một số thành phần như tế bào máu, hàm lượng protein rất thấp chỉ khoảng 1/200 so với trong huyết tương. Cơ chế lọc ở đây sẽ phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất trong mao mạch cầu thận và Bowman. Cuối cùng tạo ra nước tiểu đầu tại đây.

Giai đoạn tái hấp thu tại ống thận

Thành phần dinh dưỡng có trong nước tiểu đầu còn khá nhiều vậy nên nó sẽ tiếp tục được tái hấp thu ở ống thận. Mỗi ngày trung bình có 170-180 lít nước tiểu đầu được tạo ra nhưng sau khi tái hấp thụ thì chỉ còn 1-2 lít nước tiểu thực sự được lọc ra. Từ cầu thận, nước tiểu đầu sẽ đi vào ống thận, qua các phần lần lượt là ống lượng gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp. Sau cùng sẽ tạo ra nước tiểu. Những chất được tái hấp thu tại đây gồm có Natri, kali, đường, nước và một số thành phần khác như protein, acid amin, clorua, ure, bicarbonat…

Giai đoạn bài tiết

Cuối cùng sau khi nước tiểu được tái hấp thu hết các thành phần cần thiết sẽ trở nên cô đặc còn khoảng 1,5 lít nước. Nó được đổ vào bể thận, rồi đi theo đường niệu quản xuống chứa tại bàng quang trước khi được bài tiết ra ngoài.

Quá trình bài tiết nước tiểu ở thận
Quá trình bài tiết nước tiểu ở thận

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bài tiết ở thận

Sự bài tiết của thận chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể, cụ thể như sau:

  • Ảnh hưởng của lưu lượng máu và huyết áp: Huyết áp cơ thể giảm khiến cho áp suất ở các mao mạch cầu thận cũng giảm dẫn đến lượng bài tiết nước tiểu cũng giảm. Có thể nhận thấy rõ bệnh nhân huyết áp thấp thường thì tiểu ít hoặc thậm chí là vô niệu. Khi lưu lượng máu qua thận tăng thì thể tích nước tiểu bài tiết cũng sẽ tăng theo do mức lọc tăng.
  • Ảnh hưởng bởi các thành phần trong máu Ví dụ như việc bạn uống nhiều nước thì nước tiểu thường sẽ nhiều và loãng. Còn bạn ăn nhiều NaCl thì đậm độ của nước tiểu sẽ tăng. Bởi vậy mà nước tiểu sẽ chịu ảnh hưởng của các thành phần hoá học có trong máu.
  • Chịu ảnh hưởng của các tuyến nội tiết: Thuỳ sau tuyến yên làm cho quá trình tái hấp thụ nước ở ống thận tăng, nếu thuỳ sau tuyến yên giảm chức năng thì sẽ gây ra tiểu đường. Với tuyến thượng thận thì tuỷ thượng thận tiết adrenalin gây giãn động mạch vào và co động mạch ra của thận làm tăng áp lực tại tiểu cầu thận và ảnh hưởng đến lưu lượng nước tiểu tại đây. Còn tuyến vỏ thượng thận tiết hormon giúp điều hoà tái hấp thu natri và kali.
  • Thuốc lợi tiểu chia ra làm hai nhóm: Nhóm tác dụng trên tim làm tăng co bóp tim, tăng lưu thông máu và tăng huyết áp làm thận sản xuất nhiều nước tiểu. Nhóm tác dụng trên thận làm giảm mao mạch thận, tăng mức lọc cầu thận, đưa nước từ các khe gian bào vào máu làm tăng lưu lượng máu.

Các xét nghiệm dùng để đánh giá chức năng bài tiết của Thận

Chắc hẳn chúng ta đã nắm rõ về chức năng bài tiết của Thận cũng như sản phẩm bài tiết của thận là gì. Các bệnh lý ở thận sẽ gây ảnh hưởng đến chức nặng thận. Để đánh giá được điều này phải thông qua các xét nghiệm chuyên ngành. Theo đó một số xét nghiệm được chỉ định trong trường hợp này đó là:

Xét nghiệm nước tiểu đánh giá chức năng bài tiết

Xét nghiệm đánh giá được trực tiếp nhất về chức năng bài tiết của thận có tốt hay không chính là xét nghiệm nước tiểu. theo đó các chỉ số chúng ta cần quan tâm đó là điện di nước tiểu. Chỉ số protein niệu sinh lý là dưới 30mg/24 giờ và microalbumin ( là protein niệu vi thể ) niệu từ 30-300mg/ 24 giờ. Khi chỉ số này trong nước tiểu quá cao có nghĩa là có thể thận đang bị tổn thương hoặc nồng độ immunoglobulin trong máu đang quá cao. Bằng cách phân loại protein có trong nước tiểu khi điện di bác sĩ sẽ chẩn đoán được đó là bệnh viêm cầu thận cấp hay protein niệu quản do ống thận bị tổn thương.

Xét nghiệm máu đánh giá chức năng bài tiết

Thận có chức năng lọc máu để bài tiết chất thải, ra ngoài theo đường tiểu. Một số thành phần trong máu điển hình như ure, creatinine.. sẽ được lọc qua cầu thận. Bởi vậy thông qua chỉ số của các thành phần này có thể gián tiếp đánh giá chức năng thận:

  • Xét nghiệm Ure máu: Khi cơ thể thu nạp protein từ nguồn thức ăn bên ngoài vào sau các chuyển hoá cần thiết thì nó sẽ phân huỷ thành ure. Ure sẽ được lọc qua cầu thận và đi ra ngoài theo đường nước tiểu. Chỉ số ure máu bình thường là 3,3 – 8,3 mmol/L. Mặc dù ure tương đối ít độc kể cả khi chí số trong máu cao nhưng nó được dùng để đánh giá mức lọc cầu thận có độ chính xác cao. Khi ure máu tăng càng cao hơn so với bình thường có nghĩa chuức năng thận càng kém.
  • Xét nghiệm creatinine máu: Creatinine là sản phẩm thoái biến của Creatin có trong các cơ. Thận có vai trò giữ nồng độ Creatinine trong máu ở chỉ số hằng định, nó được đào thải ra ngoài thông qua thận. Bởi vậy xét nghiệm creatinine máu có thể đánh giá được chức năng lọc cầu thận. Nếu suy giảm 50% hoạt động của các nephron thì chỉ số này chỉ có sự tăng nhẹ, nhưng suy giảm lên đến trên 50% thì sẽ có sự tăng mạnh. Chỉ số creatinine máu bình thường ở nữ giới là 44 – 97 umol/l hoặc 0.5 – 1.1 mg/dl, còn ở nam giới là 53-106 umol/l hoặc 0.6-1.2 mg/dl (đơn vị SI). Tuy nhiên nó còn chịu sự tác động của độ tuổi, cân nặng, giới tính…
Người ta sử dụng các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, hình ảnh... để đánh giá chức năng bài tiết của thận
Người ta sử dụng các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, hình ảnh… để đánh giá chức năng bài tiết của thận

Xét nghiệm hình ảnh đánh giá chức năng bài tiết

Đối với phương pháp chẩn đoán hình ảnh dùng đế đánh giá chức năng bài tiết của thận thì chúng ta có thể sử dụng là X quang thận có bơm thuốc tĩnh mạch. Nhưng nó chỉ thường được sử dụng trong phẫu thuật điều trị sỏi thận (chụp trước khi phẫu thuật). Khi đó sỏi gây tắc nghẽn và ứ đọng nước ở trong niệu quản, khiến tăng áp lực sau thận và ức chế chức năng bài tiết của bộ phận này. Ngoài ra chụp thận còn để phát hiện ra bệnh lao, khối u thận giai đoạn cuối, lúc này chức năng bài tiết sẽ bị suy giảm một phần hoặc hoàn toàn.

Các phương pháp đánh giá khác

Ngoài các phương pháp đặc hiệu trên thì còn một số phương pháp đánh giá khác cũng cho những kết quả có giá trị chẩn đoán và định hướng điều trị cao như:

  • Nghiệm pháp gây đái nhiều: Cách thực hiện: Người bệnh sẽ uống một lượng nước nhất định, khoảng 600ml trong vòng 4h. Ở người bình thường thì lượng nước uống vào luôn nhỏ hơn so với lượng được bài tiết ra đó là nước tiểu, tỷ trọng sẽ thay đổi tuỳ vào thời điểm. Cách này để phát hiện sớm suy thận. Khi lượng nước tiểu bài tiết ít hơn nước uống vào, tỷ trọng không đổi hoặc chỉ có sự thay đổi ít thì tức là chức năng thận đang bị suy giảm.
  • Nghiệm pháp pha loãng: Cách thực hiện: Người bệnh cần nhịn đói và thực hiện thông bàng quang. Họ sẽ được uống 1,5 lít nước trong vòng 30 phút. Tiếp theo cứ 30 phút sẽ lấy nước tiểu một lần và liên tục trong 4h. Kết quả bình thường nếu thể tích nước tiểu tổng sau 4 giờ lấy lớn hơn hoặc bằng so với lượng nước uống vào và tỷ trọng thấp nhất < 1,002. Khi nước tiểu nhỏ hơn nước uống và tỷ trọng thấp nhất > 1,002 thì chức năng thận suy giảm.
  • Và một số phương pháp khác như phương pháp cô đặc, phương pháp PSP, phương pháp Xanh Methylen…

>>>Xem thêm

  • Chạy thận là gì
  • Viêm cầu thận
  • Hội chứng thận hư

Các bệnh lý làm ảnh hưởng đến sự bài tiết ở thận

Một số các bệnh lý tại thận làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng bài tiết của nó là:

  • Viêm cầu thận cấp: Bệnh này thường do rối loạn phản ứng miễn dịch sinh ra, thường thì biểu hiện bệnh sẽ có từ 1- 3 tuần sau một nhiễm khuẩn. Người ta giải thích rằng đó là do phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra một phức hợp không tan lắng đọng tại màng đáy cầu thận khiến cho tính thấm chọn lọc tại đây thay đổi dẫn tới các thành phần như protein, hồng cầu, bạch cầu vốn không qua được đây thì lại bị thất thoát ra ngoài theo đường tiểu.
  • Viêm cầu thận mạn: Viêm mạn này cũng có tổn thương tương tự viêm cấp. Nhưng nguyên nhân thì do sự xấm lấn màng lọc của các tổ chức xơ sợi làm giảm chức năng lọc gây rối loạn điện giải và ứ đọng các sản phẩm chuyển hoá.
  • Hội chứng thận hư: Bệnh này đặc trưng bởi tình trạng protein niệu, thường gặp ở trẻ em hay những người trẻ tuổi. Cơ chế là do sự giảm hoặc mất điện tích âm của màng lọc cầu thận dẫn tới Albumin bị thoát ra một cách dễ dàng.

Sản phẩm bài tiết của thận là gì đã được chúng tôi cung cấp kiến thức một cách rất chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng những điều trên hữu ích đối với quý bạn đọc.