Dấu hiệu rối loạn nội tiết nữ đặc trưng thường là:
- Khó tiêu
- Tăng cân
- Vô sinh
- Khô âm đạo
- Ngực căng, sưng
- Tóc dễ gãy rụng
- Giọng nói trầm hơn
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Kinh nguyệt không đều
- Xương trở nên yếu, giòn
- Bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều về đêm
- Xuất huyết âm đạo không phải do hành kinh
- Mụn trứng cá nhiều trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt
- Lông mọc bất thường trên mặt, cổ, ngực hoặc lưng
2. Rối loạn nội tiết tố nam
Nam giới cũng trải qua giai đoạn mất cân bằng nội tiết tố tự nhiên trong suốt cuộc đời như khi bước vào độ tuổi dậy thì hoặc trong suốt quá trình trưởng thành.
Đàn ông có các cơ quan và chu kỳ nội tiết khác với phụ nữ nên sự rối loạn nội tiết tố nam cũng khác biệt. Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết ở nam giới thường là do ung thư tuyến tiền liệt hoặc suy chức năng tuyến sinh dục nam do hormone testosterone thấp.
Các dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nam thường là:
- Căng ngực
- Loãng xương
- Rối loạn cương dương
- Mô vú phát triển quá mức
- Giảm ham muốn tình dục
- Giảm số lượng tinh trùng
- Giảm khối lượng cơ bắp
- Giảm sự phát triển của lông trên cơ thể
Cách điều trị rối loạn nội tiết
Bạn có thể dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng các liệu pháp tự nhiên để kiểm soát tình trạng rối loạn nội tiết tố.
Thuốc điều trị rối loạn nội tiết
Cách điều trị mất cân bằng nội tiết tố bằng thuốc sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
1. Đối với nữ giới
- Kiểm soát nội tiết tố hoặc kiểm soát sinh sản: Đối với những ai chưa có ý định mang thai, các loại thuốc tránh thai có chứa các dạng estrogen và progesterone giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bạn có thể dùng thuốc tránh thai dưới dạng thuốc viên, thuốc tiêm, miếng dán tránh thai hay vòng tránh thai… để điều trị rối loạn nội tiết tố.
- Sử dụng estrogen đường âm đạo: Những trường hợp khô âm đạo do thay đổi nồng độ estrogen có thể bôi kem chứa estrogen trực tiếp lên các mô âm đạo để giảm triệu chứng. Viên estrogen hay vòng để giảm khô âm đạo cũng có thể được cân nhắc.
- Thuốc thay thế hormone: Thuốc sẽ được sử dụng để giảm tạm thời các triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến mãn kinh như bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi về đêm.
- Eflornithine (Vaniqa): Loại kem bôi theo toa này có thể làm chậm sự phát triển quá mức của lông, tóc trên mặt ở nữ giới.
- Thuốc kháng androgen: Thuốc ngăn chặn nội tiết tố nam giới androgen chủ yếu giúp hạn chế mụn trứng cá nghiêm trọng, ngăn ngừa tóc mọc hoặc tóc rụng quá mức.
- Clomiphene (Clomid) và letrozole (Femara): Các loại thuốc này giúp kích thích rụng trứng ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang muốn có con. Những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang hay vô sinh cũng có thể được tiêm gonadotropin để tăng cơ hội thụ thai.
- Công nghệ hỗ trợ sinh sản: Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể được sử dụng để giúp mang thai ở những người mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang.
2. Đối với nam giới
- Thuốc testosterone: Gel và miếng dán có chứa testosterone có thể giúp giảm các triệu chứng của suy tuyến sinh dục nam như nồng độ testosterone thấp do dậy thì muộn.
3. Đối với cả nam giới và nữ giới
- Metformin: Đây là loại thuốc dành cho người bệnh tiểu đường tuýp 2, có thể giúp kiểm soát hoặc hạ thấp lượng đường trong máu.
- Levothyroxin: Các loại thuốc có chứa Levothyroxin như Synthroid và Levothroid có thể giúp cải thiện các triệu chứng suy giáp.
Giải pháp tự nhiên điều trị rối loạn hormone
Các chất bổ sung tự nhiên có thể được sử dụng để điều trị rối loạn hormone như:
- Nhân sâm dùng để giảm khó chịu, lo lắng và rối loạn giấc ngủ do mãn kinh.
- Thiên ma, đương quy, cỏ ba lá đỏ, dầu hoa anh thảo để điều trị bốc hỏa do mãn kinh.
- Nhân sâm và củ maca cũng có công dụng nhất định trong điều trị rối loạn cương dương.
Bênh cạnh việc tuân thủ trong điều trị rối loạn nội tiết tốthì việc thay đổi lối sống sinh hoạt cũng có thể có tác dụng làm giảm triệu chứng rối loạn hormone:
- Ăn uống khoa học: Bạn cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng để duy trì cân nặng ổn định hợp lý. Đồng thời cũng cần tránh các món ăn có tính cay nóng quá mức do có thể dẫn đến tình trạng bốc hỏa. Đường, carbohydrate tinh chế và các thực phẩm đóng gói cũng có thể gây rối loạn nội tiết tố nên bạn cần hạn chế.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng chính là một trong những yếu tố tác động khiến bạn dễ bị rối loạn nội tiết tố và nổi mụn. Bạn nên sắp xếp lại lịch làm việc và dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi năng lượng.
- Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập yoga hoặc thiền nhẹ nhàng sẽ giúp bạn không chỉ khỏe khoắn mà còn giúp da và tóc khỏe đẹp hơn.
- Vệ sinh cá nhân tốt: Vệ sinh sạch sẽ là điều vô cùng cần thiết, nhất là ở những khu vực có nhiều dầu tự nhiên như mặt, cổ, lưng và ngực. Bạn cũng có thể sử dụng sữa rửa mặt, kem hoặc gel bôi trị mụn trứng cá để giảm tình trạng mụn tiến triển nặng.
- Chế biến, lưu trữ thực phẩm an toàn: Bạn hãy thay thế chảo chống dính cũ thường xuyên, sử dụng hộp thủy tinh để lưu trữ hay hâm nóng thức ăn và đồ uống. Hãy nhớ là tuyệt đối không sử dụng hộp nhựa trong lò vi sóng để chế biến thực phẩm.
Rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là ở nữ giới, luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Nếu biết cách điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt kết hợp một số biện pháp điều trị, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại sự cân bằng cho cơ thể.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!